Các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim mà bạn nên biết

Bích Ngọc

07-08-2024

goole news
16

Nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim mạch phổ biến gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Mỗi năm, nước ta có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện được những dấu hiệu cảnh báo sớm và đến bệnh viện sớm, chúng ta có thể tự cứu mình. Hàng năm, nước ta có tới hàng nghìn bệnh nhân được cứu sống bằng phương pháp tim mạch nhờ đến bệnh viện sớm. Vậy những dấu hiệu cảnh báo có thể nhận biết sớm bao gồm những gì? 

Nhồi máu cơ tim là gì?

Tim là một phần của hệ tuần hoàn trong cơ thể, chúng là một cơ quan quan trọng giúp lưu thông máu giàu oxy đưa tới khắp cơ thể. Tim được cung cấp oxy và các dưỡng chất từ hai nhánh mạch máu là động mạch vành trái và động mạch vành phải. 

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng xuất hiện một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu nuôi xung quanh tim). Điều này khiến máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần của cơ tim bị chết di. Nếu bị tắc những mạch máu lớn có thể làm trái tim ngừng đập hoặc gây ra rối loạn nhịp nặng, từ đó khiến người bệnh tử vong. 

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng xuất hiện cục huyết khối làm tắc động mạch vànhNhồi máu cơ tim là hiện tượng xuất hiện cục huyết khối làm tắc động mạch vành

Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

Chúng ta thường nghĩ nhồi máu cơ tim sẽ xuất hiện đột ngột và tử vong nhanh chóng. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy, nhiều trường hợp người bệnh chỉ xuất hiện những cơn đau ngực rất nhẹ hoặc cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức, thậm chí chỉ có dấu hiệu mệt mỏi. Các dấu hiệu này thường thoáng qua và quay trở lại bình thường ngay sau đó. Thậm chí, người bị nhồi máu cơ tim có thể không nhận thấy những triệu chứng này cho đến khi có những triệu chứng đau khác xảy ra. 

Các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim mà bạn có thể nhận biết: 

  • Xuất hiện cơn đau ngực: Cơn đau thường ở giữa xương ức và kéo dài trong vài phút, chúng sẽ lặp đi lặp lại. Cơn đau làm cho người bệnh có cảm giác như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. 
  • Cơn đau ở nhiều vị trí khác nhau: Chúng cũng có thể xuất hiện ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. 
  • Khó thở: Thường xuất hiện kèm với cơn đau ngực. 
  • Một số triệu chứng khác: Lạnh toát mồ hôi, nôn, đau đầu nhẹ…. 

Khi bạn xuất hiện những cơn đau ngực như vậy, hãy đến bệnh viện gần nhất hoặc bệnh viện có trung tâm tim mạch để được can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, khi có đau ngực, thậm chí không chắc chắn là cơn đau ngực do nhồi máu cơ tim, bạn cũng nên đến bệnh viện để kiểm tra. Hãy đến viện sớm nhất có thể khi xuất hiện những cơn đau ngực. 

Đau ngực là dấu hiệu cảnh báo đặc trưng của nhồi máu cơ timĐau ngực là dấu hiệu cảnh báo đặc trưng của nhồi máu cơ tim

Đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim

Có một số đối tượng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe và có lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe tim mạch do tỷ lệ mắc bệnh của họ cao hơn với người khác. Cụ thể như: 

  • Tuổi tác và giới tính: Nam giới >45 tuổi và nữ giới >50 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa vì các bệnh rối loạn chuyển hóa như béo phì, tăng huyết áp,... 
  • Người bệnh đã từng nhồi máu cơ tim thì rất dễ tái phát bệnh. 
  • Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.
  • Người có các yếu tố nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao như: Rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực,...

Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn so với bình thườngNgười lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn so với bình thường

Xem thêm: 

Phương pháp chẩn đoán khi nghi ngờ mắc bệnh

Đối với người xuất hiện những dấu hiệu ở trên, khi đến bệnh viện sẽ được bác sĩ hỏi thăm và tiến hành thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bệnh. 

Một số câu hỏi khi bạn đến phòng khám cấp cứu

Khi tới bệnh viện, các bác sĩ thường đặt một số câu hỏi như: 

  • Bạn đau ngực khi nào? Đau ngực ở vị trí nào?
  • Bạn đang làm gì khi đau ngực?
  • Cơn đau ngực ngay lập tức hay tăng dần lên?
  • Có xuất hiện các triệu chứng đi kèm đau ngực như buồn nôn, toát mồ hôi, khó thở,... hay không?

Tiến hành thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu

Sau khi hỏi về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm nếu nghi ngờ người bệnh bị nhồi máu cơ tim: 

  • Điện tâm đồ: Có thể giúp phát hiện được có nhồi máu hay không, có thể xác định vùng tổn thương, nhịp tim bất thường. 
  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu giúp chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim. Một số xét nghiệm giúp tiên lượng được nhồi máu cơ tim. 
  • Chụp động mạch vành: Giúp chẩn đoán chính xác nhồi máu cơ tim hay không. Chúng cũng giúp cho động mạch vành bằng các đặt stent vào vị trí động mạch vành bị tắc.

Điện tâm đồ giúp phát hiện và xác định vùng nhồi máu cơ timĐiện tâm đồ giúp phát hiện và xác định vùng nhồi máu cơ tim

Nhận biết và thăm khám sớm - cơ hội sống càng tăng

Hiện nay, các phương pháp tim mạch can thiệp có thể mở thông lại động mạch vành, từ đó lập lại dòng máu và cứu sống bệnh nhân. Các phương pháp này có thể giúp người bệnh giảm triệu chứng, bệnh nhẹ đi, dự phòng hoặc giảm tổn thương cơ tim tối đa. 

Khi nhồi máu cơ tim, việc tiến hành các phương pháp can thiệp nhanh nhất có thể sẽ có cơ hội cho người bệnh cải thiện được tiên lượng nhiều nhất có thể. Phương pháp này sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu thực hiện trong giờ đầu tiên sau khi có nhồi máu hoặc ít hơn 6 tiếng sau nhồi máu. Việc chậm trễ mỗi giờ sẽ làm tăng tỷ lệ tử vọng cho người bệnh. Do đó, khi có những dấu hiệu cảnh báo cần nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Việc nhận biết và can thiệp điều trị từ sớm giúp tăng cơ hội sống cho người bệnhViệc nhận biết và can thiệp điều trị từ sớm giúp tăng cơ hội sống cho người bệnh

Các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim thường xảy ra trước khi xuất hiện tình trạng nhồi máu đột ngột. Khi thấy có những dấu hiệu cảnh báo, người bệnh cần nhanh chóng đến các bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng bạn đọc đã nắm được những dấu hiệu cảnh báo của nhồi máu cơ tim. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào hoặc có những cơn đau ngực, hãy đến các bệnh viện gần nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

Quý khách hàng có thể đăng ký ngay tại Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 để nhận được ưu đãi khám sức khoẻ lên tới 40% ngay hôm nay, kiểm tra sức khoẻ tổng quát cũng như phòng ngừa nhồi máu cơ tim.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
313

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám