Điểm qua các mốc khám thai IVF quan trọng mẹ bầu cần biết

Thao Tran

04-07-2023

goole news
16

Cách tốt nhất để đảm bảo mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh chính là khám thai đầy đủ và đúng lịch, đặc biệt là đối với các mẹ bầu IVF. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông xin chia sẻ đến mẹ bầu các mốc khám thai IVF quan trọng nhất định phải nhớ để theo dõi sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn. 

Các mốc khám thai IVF

Nhiều người thường hay bị hiểu nhầm rằng thai IVF yếu hơn thai tự nhiên. Trên thực tế, chưa có một cứu nghiên cứu hay bằng chứng nào cho thấy thai IVF yếu hơn thai tự nhiên hay gặp phải các vấn đề sức khỏe. Cơ bản, cách quản lý thai kỳ IVF cũng tương tự như với thai tự nhiên, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Khám thai giai đoạn 1 (Từ trước 13 tuần 6 ngày)

Với các mốc khám thai IVF ở giai đoạn 1, thường sẽ gồm 4 lần khám: sau 14 ngày chuyển phôi, sau chuyển phôi 21 ngày, sau chuyển phôi 28 ngày và lúc thai 11 tuần - 13 tuần 6 ngày.

Sau chuyển phôi 14 ngày: 

Đây chính là một trong các mốc khám thai sau chuyển phôi vô cùng quan trọng. Trước khi bắt đầu thực hiện quá trình theo dõi thai IVF, người phụ nữ cần phải thực hiện xét nghiệm beta HCG sau 14 ngày chuyển phôi để xác định liệu chắc chắn có mang thai không.

  • Nếu nồng độ beta HCG <5 IU/L: Kết quả là không có thai.
  • Nếu nồng độ beta HCG trong khoảng 5 - 25 IU/L: Chưa kết luận được có thai hay không, cần theo dõi thêm.
  • Nếu nồng độ beta HCG > 25 IU/L: Kết quả là có thai.

xét nghiệm beta hCgXét nghiệm beta HCG sau 14 ngày chuyển phôi để kiểm tra kết quả có mang thai không

Sau chuyển phôi 21 ngày (thai khoảng 5 tuần): Việc thực hiện siêu thai nhằm xác định thai đã vào buồng tử cung chưa và số lượng thai là bao nhiêu.

Sau chuyển phôi 28 ngày (thai khoảng 6 tuần): Siêu âm để kiểm tra tim thai và số lượng thai vì trong giai đoạn này, thai cùng trứng có thể phân tách. Nếu số lượng thai lớn hơn 3 thì nên tiến hành giảm thai và thời gian tốt nhất là ở tuần thứ 7 của thai kỳ.

Thai 11 tuần - 13 tuần 6 ngày: Mẹ bầu được khám thai, tiến hành một số xét nghiệm cần thiết và làm sàng lọc trước sinh.

  • Khám thai: đo huyết áp, chiều cao, cân nặng,... 
  • Xét nghiệm máu (gồm nhóm máu, Rhesus, HBsAg (viêm gan B), HIV, giang mai, Rubella virus IgM, IgG,..) và xét nghiệm nước tiểu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể của thai phụ, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác.
  • Sàng lọc trước sinh 3 tháng đầu: Siêu âm đo độ mờ da gáy để đánh giá nguy cơ thai nhi bị Down và làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh như Double test (đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down, Patau, Edwards của thai nhi) hoặc NIPT thay cho xét nghiệm Double test với độ chính xác cao hơn.

Khám thai giai đoạn 2 (Khoảng từ tuần thứ 14 - 28 tuần 6 ngày)

Ở các mốc khám thai IVF trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, thông thường mẹ bầu sẽ có 3 lần khám quan trọng là tuần 16 - 20, tuần 20 - 24 và tuần 24 - 28. 

Thai tuần 16 - 20: Khám 1 lần. 

  • Khám thai: Đo huyết áp, đo vòng bụng, đo chiều cao tử cung và nghe tim thai.
  • Siêu âm thai đường bụng: Nhằm phát hiện những bất thường của thai kỳ như: nhau tiền đạo, đa thai, đa ối,....
  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo: Để đo chiều dài cổ tử cung và đánh giá nguy cơ sinh non.
  • Xét nghiệm: Triple test giúp sàng lọc trước sinh nếu chưa làm Double test hoặc NIPT ở 3 tháng đầu của thai kỳ; xét nghiệm nước tiểu để phát hiện và điều trị các bệnh lý như đái thai đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ,...
  • Tiêm phòng uốn ván (VAT): Mục đích tiêm phòng giúp phòng ngừa bệnh cho em bé sau sinh. Mẹ bầu mang thai lần đầu tiên thì tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, mũi thứ hai cách ngày sinh dự kiến tối thiểu 30 ngày. Mang thai lần 2 cách lần 1 dưới 5 tháng thì tiêm phòng 1 mũi trước khi sinh 1 tháng. Mang thai lần 2 sau lần 1 hơn 5 năm thì tiêm 2 mũi như lần 1.

Các mốc khám thai IVF quan trọngTrong các mốc khám thai IVF quan trọng mẹ bầu có thể nên đi cùng chồng hoặc người thân

Thai tuần 20 - 24: Khám 1 lần. 

  • Khám thai.
  • Siêu âm 3D/4D: Xác định nhau thai, lượng nước ối và khảo sát hình thái thai nhi. Tìm các bất thường ở chân tay, não, tim, thận, cột sống, xương,... Do giai đoạn này, các bộ phận của thai nhi đã có thể nhìn thấy khá rõ.
  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo: Nếu lần khám thai trước chưa thực hiện, nhằm mục đích đo chiều dài cổ tử cung người mẹ.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Thai tuần 24 - 28: Khám 1 lần.

  • Khám thai.
  • Siêu âm thai đường bụng.
  • Xét nghiệm gồm: xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm dung nạp đường huyết.

Khám thai giai đoạn 3 (Thai 3 tháng cuối)

Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ thường được tính từ tuần 29 đến tuần 40. Vào lúc này, mẹ bầu mang thai IVF cần thường xuyên đi khám thai và siêu âm theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Sản. Các mốc khám thai IVF giai đoạn 3 thường được chia ra làm 3 mốc gồm tuần 29 - 32, tuần 33 - 35 và tuần 36 - 40.

Thai nhi 29 - 32 tuần tuổi: Khám 1 lần.

  • Khám thai.
  • Siêu âm thai: Nhằm mục đích ước lượng cân nặng của thai nhi, xác định ngôi thai, xác định vị trí và độ trưởng thành của bánh nhau.
  • Siêu âm màu: Thông qua số Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Thai tuần 33 - 35: Khám 2 tuần 1 lần. 

  • Khám thai: Đo vòng bụng, đo chiều dài cao tử cung, nghe tim thai và khám trong, kiểm tra cổ tử cung cùng các dấu hiệu chuyển dạ sinh non.
  • Siêu âm thai.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Thai nhi 36 - 40 tuần tuổi: Khám thai mỗi tuần 1 lần.

  • Khám thai: Đo vòng bụng, đo chiều dài cao tử cung, nghe tim thai và khám trong, kiểm tra cổ tử cung, các dấu hiệu chuyển dạ.
  • Siêu âm thai.
  • Xét nghiệm: Nước tiểu, tầm soát Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS),...

mẹ bầu mang thai IVF

Mẹ bầu an tâm "vượt cạn" cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tại BVĐK Phương Đông

Lưu ý:

  • Các mốc khám thai IVF nêu trên áp dụng chăm sóc thường quy đối với các trường hợp thai đơn, không kèm yếu tố nguy cơ.
  • Tùy vào từng trường hợp cụ thể khi thai kỳ có kèm yếu tố nguy cơ hoặc các dấu hiệu bất thường (ra huyết, đau bụng,...) thì lịch khám thai sẽ có sự thay đổi nhất định. Mẹ bầu thuộc trường hợp nào thì cần tuân thủ đúng theo lịch khám của bác sĩ chỉ định.

Xem thêm: Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là gì? Quy trình thực hiện và những lưu ý

Quy trình khám thai IVF tại BVĐK Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có một hệ sinh thái khép kín bao gồm: Trung tâm Hiếm muộn và Nam học công nghệ cao Phương Đông, Khoa Phụ Sản, Khoa Nhi, Khoa Xét nghiệm,... vừa điều trị hiếm muộn cho các gia đình mong con, vừa khám và theo dõi thai kỳ cho mẹ bầu, vừa chăm sóc em bé sau sinh trong điều kiện tốt nhất. Khi lựa khám thai tại Phương Đông, mẹ bầu sẽ được trực tiếp khám bởi các chuyên gia, bác sĩ trên 30 năm kinh nghiệm, từng giữ vị trí quan tại các bệnh viện tuyến đầu như Sản HN, Sản TW,... Đặc biệt, hiện nay bệnh viện có chính sách khám ngoài giờ với chi phí không đổi (Phòng khám chuyên khoa Sản làm việc từ 7h00 - 20h00).

Các bước khám thai tại BVĐK Phương Đông bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký khám (mẹ bầu có thể thực hiện đặt lịch online trước tại nhà để tiết kiệm thời gian hoặc đăng ký trực tiếp tại quầy lễ tân).
  • Bước 2: Gặp bác sĩ Sản khoa và bác sĩ sẽ thăm hỏi các thông tin về sức khỏe thai phụ.
  • Bước 3: Khám toàn thân: kiểm tra cân nặng, chiều cao, đo huyết áp, nhịp tim,...
  • Bước 4: Khám sản khoa: nghe tim thai, đo chiều cao tử cung,…
  • Bước 5: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết, tùy vào từng tuần thai bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm thích hợp.
  • Bước 6: Bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu cách chăm sóc sức khỏe, nên bổ sung thêm các khoáng chất, thuốc bổ gì và hướng dẫn vệ sinh thai nghén.
  • Bước 7: Cập nhật đầy đủ thông tin vào hồ sơ quản lý thai kỳ.
  • Bước 8: Thông báo kết quả và hẹn lịch khám thai lần tiếp theo. 

mẹ bầu chuyển phôi IVF thành côngNiềm vui của gia đình và các bác sĩ Phương Đông chào đón những những thiên thần nhỏ nhờ sự hỗ trợ của phương pháp IVF

 

Khi đến các mốc khám thai IVF quan trọng, mẹ bầu có nhu cầu đặt lịch khám thai cùng chuyên gia Sản phụ khoa vui lòng để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc gọi đến Hotline 19001806 để được chuyên viên hỗ trợ.

Khi mang thai IVF mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu mang thai IVF có thể gặp phải các vấn đề như tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, xuất huyết,... Chính vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau để có một sức khỏe tốt, thuận lợi chào đón con yêu ra đời:

  • Khám thai đúng lịch hẹn của bác sĩ: Điều này giúp tầm soát và xử lý kịp thời với các vấn đề gặp phải. Đặc biệt là một số xét nghiệm phải thực hiện đúng tuần tuổi của thai nhi thì mới có ý nghĩa, nếu làm trước hoặc muộn hơn thì kết quả sẽ không được chính xác. Vậy nên các mẹ tuyệt đối đừng quên các mốc khám thai sau chuyển phôi quan trọng. 
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Thai nhi phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng từ người mẹ. Mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày và không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Với những mẹ bầu mang thai IVF, hành trình tìm con thường rất khó khăn, việc căng thẳng, stress kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, việc nghỉ ngơi và giữ tinh thần luôn vui vẻ là rất quan trọng. 
  • Vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu thường xuyên nằm nhiều, không vận động sẽ dẫn đến máu khó lưu thông, cơ thể dễ chuột rút, nhức mỏi,... Chính vì vậy, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,.. Vừa giúp mẹ bầu cảm thấy khỏe mạnh hơn, vừa giúp thuận lợi sinh thường hơn.  

các mốc khám thai quan trọngMẹ bầu nên ghi chú lại các mốc khám thai IVF quan trọng để tránh bị quên

Các thắc mắc liên quan đến các mốc khám thai IVF

Mang thai luôn là một hành trình vô cùng ý nghĩa, đếm ngược từng ngày gặp con yêu đối với mỗi người người mẹ, đặc biệt là những mẹ bầu thai IVF. Bời vì, hành trình tìm con của họ vô cùng gian nan nên không tránh khỏi nhiều câu hỏi băn khoăn về các mốc khám thai IVF như:

Sau chuyển phôi 14 ngày siêu âm được chưa?

Sau 14 ngày là một trong các mốc khám thai IVF vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện chuyển phôi thành công thì khi ngày thai đã di chuyển về tử cung để làm tổ và phát triển. Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận đến việc chăm sức khỏe của bản thân. Mẹ bầu nên đi siêu âm khi thai nhi được 5 - 6 tuần tuổi. 

Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì siêu âm thấy túi thai?

Thông thường thì tầm 16 - 21 ngày sau khi chuyển phôi là có thể siêu âm thấy túi thai. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, chỉ số beta HCG của mẹ bầu mà sẽ có sự khác nhau. Thay vì lo lắng, mẹ bầu nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tự tư vấn chi tiết.

21 ngày sau chuyển phôi đã có tim thai chưa?

Sau 21 ngày chuyển phôi thì thai nhi chỉ mới khoảng 5 tuần tuổi thì khi siêu âm chỉ nghe được âm vang của thai nhi. Tim thai thường sẽ xuất hiện ở tuần thứ 6 -7 của thai kỳ, một số trường hợp thì phải tuần thứ 8 - 10 của thai kỳ mới nghe được nhịp đập tim của thai nhi do sự phát triển của các phôi thai là không giống nhau.

Trên đây là những thông tin về các mốc khám thai IVF quan trọng cùng các lưu ý cho các mẹ bầu trong thai kỳ. Chúc mẹ bầu IVF có một thai kỳ khỏe mạnh, thuận lợi chào đón con yêu khỏe mạnh. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp hãy liên hệ đến Hotline 1900 1806, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
22,553

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Mang thai

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám