Cai sữa cho bé có thể là một việc làm khó khăn đối với nhiều mẹ bởi con không hợp tác. Hãy cùng tham khảo cách cai sữa cho bé đơn giản dưới đây, giúp con dễ dàng chấp nhận và không bị sốc nhé.
Cai sữa cho bé có thể là một việc làm khó khăn đối với nhiều mẹ bởi con không hợp tác. Hãy cùng tham khảo cách cai sữa cho bé đơn giản dưới đây, giúp con dễ dàng chấp nhận và không bị sốc nhé.
Cho con bú là một sợi dây kết nối bền chặt giữa mẹ và bé. Có mẹ nào lại không đau lòng khi đã lấy đi thứ mà bé yêu quý nhất. Hơn thế nữa, bé khóc lóc khi không bị cai sữa đột ngột sẽ khiến nhiều mẹ mềm lòng mà bỏ cuộc. Vậy thì trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chị em cách cai sữa cho bé hiệu quả và an toàn nhất.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu và tiếp tục cho con bú tới 2 tuổi hoặc lâu hơn nếu có thể. Lý do là trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất rất tốt cho sự phát triển đầu đời của bé. Trẻ được bú mẹ sẽ có sức đề kháng tốt hơn, ít bị cảm lạnh, hen suyễn.
Các mẹ nên cai sữa cho con khỉ bé được trên 1 tuổi
Tuy nhiên, có rất nhiều lý do để mẹ cai sữa cho bé, chẳng hạn mẹ chuẩn bị đi làm, mẹ không thể vắt được sữa, hay mẹ không còn tiết ra sữa… Các chuyên gia cho rằng, nếu có thể, mẹ nên cai sữa khi con được ít nhất 1 tuổi. Đồng thời, chúng ta hãy trang bị kiến thức thật tốt để chuẩn bị cai sữa cho bé. Hãy lựa chọn các thức phù hợp nhất với cả 2 mẹ con để bé không bị bỡ ngỡ.
Một đặc tính thường có ở đa số trẻ nhỏ là thích những thứ quen thuộc và rất khó chịu khi có gì đó thay đổi, đặc biệt là thói quen bú mẹ hàng ngày. Chính bởi vậy, quá trình cai sữa cho bé có thể khiến chị em gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, quá trình cai sữa thường chỉ kéo dài khoảng vài tuần đến vài tháng tùy vào sự thích nghi của mỗi bé. Các mẹ tuyệt đối không nên vội vã mà cho bé ngừng bú đột ngột. Điều này có thể khiến trẻ bị “sốc” về mặt tâm lý, biếng ăn quấy khóc dữ dội. Ngoài ra, mẹ cũng có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề như tắc tia sữa, viêm đầu vú, áp-xe vú…
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lưu ý, mẹ cũng cần phải quyết tâm cai sữa cho bé. Bởi trên thực tế khi thấy bé hờn dỗi, quấy khóc đòi sữa mẹ ai cũng sẽ xót xa, dễ mủi lòng, từ đó không kiên quyết cai sữa. Hậu quả của tình trạng trên là khiến trẻ khó thích nghi với việc ngừng bú mẹ.
Cách cai sữa cho bé an toàn, khoa học nhất dành cho các chị em bao gồm việc trì hoãn cho bú, rút ngắn thời gian bú và giảm cữ bú.
Trì hoãn việc cho trẻ bú là một chiến thuật đơn giản nhưng hiệu quả để cai sữa. Các mẹ chỉ cần kéo dài thời gian giữa các lần cho bú thêm 30 phút mỗi lần. Chúng ta sẽ không cho bé bú nếu như bé không có nhu cầu. Đây là một trong những cách cai sữa cho bé tự nhiên nhất.
Trì hoãn việc cho bú là mẹo cai sữa cho bé vô cùng hiệu quả
Nếu trong thời gian đó con bị đói, mẹ hãy cho con uống sữa công thức (nếu bé dưới 1 tuổi) hoặc thức ăn đặc/sữa công thức (nếu con trên 1 tuổi). Với những trẻ không chịu bú bình, chúng ta nên chịu khó đút cho con uống bằng thìa để đảm bảo dinh dưỡng.
Để cai sữa cho chọn, mẹ cũng nên bắt đầu giới hạn khoảng thời gian cho con bú. Nếu như thường cho con bú trong mười phút, chị em hãy thử rút ngắn xuống năm phút.
Thay vào đó, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà chúng ta hãy cho con ăn một bữa ăn nhẹ lành mạnh, chẳng hạn như nước sốt táo không chứa đường, một cốc sữa hoặc sữa công thức. Tuy nhiên cần lưu ý, một số trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể chưa sẵn sàng với những loại thức ăn đặc bởi chúng chỉ nên được bổ sung cho sữa mẹ cho đến khi bé được một tuổi. Ngoài ra, các cữ bú của bé trước khi đi ngủ có thể khó rút ngắn hơn bởi đây thường là cữ bú cuối cùng.
Để tránh gây sốc và khó chịu cho bé, mẹ hãy giảm bớt số cữ bú mẹ và thay thế bằng bú bình để bé làm quen dần với việc cai sữa. Đây là một trong những cách cai sữa cho bé an toàn và hiệu quả.
Với những trẻ chưa quen với sữa công thức, mẹ có thể vắt sữa mẹ cho bé bú bình, sau đó thay thế từ từ bằng sữa công thức. Điều này không chỉ giúp chị em giảm căng tức sữa mà còn để bé có thời gian thích nghi. Trong giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang bú bình, các mẹ bỉm có thể nhờ người thân gần gũi chăm sóc bé nhiều hơn. Bên cạnh đó, cũng cần âu yếm, chơi đùa với bé vào những lúc bé đã ăn no, không đòi bú. Hành động đơn giản này sẽ giúp duy trì mối liên hệ mật thiết giữa mẹ và trẻ. Từ đó tạo cho bé cảm giác dù không được bú sữa mẹ nhưng vẫn được mẹ yêu thương, gần gũi.
Khi muốn cai sữa cho con, các mẹ cần bổ sung thêm sữa công thức cho bé
Bên cạnh các cách cai sữa cho bé nêu trên, mẹ hãy áp dụng thêm một số mẹo sau đây, có thể sẽ khiến bé tự bỏ đi mẹ:
Ngậm ti giả là mẹo cai sữa cho bé được nhiều người áp dụng
Cai sữa cũng giống như việc ăn dặm và rất nhiều thứ khác trong cuộc đời bé, đều thời điểm là quan trọng nhất. Bởi vậy, khi con khó cai sữa, mẹ nên cố gắng kiên nhẫn. Em bé thực sự cần thời gian để chuẩn bị tâm lý cho việc này.
Theo kinh nghiệm của nhiều người, mẹ đừng nên cai sữa khi con đang bị ốm. Lúc này, hãy chiều chuộng bé thêm một chút để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này mà không bị sụt cân. Ngược lại, nếu bé đã không còn ốm, hãy tiếp tục thực hiện kế hoạch như đã dự tính trước đó.
Thông thường, hệ thống điều tiết hoocmon trong cơ thể mẹ bỉm sữa những ngày đầu cai sữa vẫn chưa điều hòa để giảm lượng sữa tiết ra được. Do đó chị em phải mất một thời gian để sữa có thể giảm từ từ rồi rồi mới hết hẳn.
Do trong những ngày đầu cai sữa, lượng sữa vẫn tiết ra nhiều mà không cho em bé bú nên chị em chắc chắn sẽ có cảm giác căng tức ngực. Vậy lúc này có nên vắt sữa không? Câu trả lời là có, chị em nên sử dụng dụng cụ hút sữa chuyên dụng để vắt sữa đều đặn từ 1-2 lần mỗi ngày. Thông thường, nếu áp dụng cách này sau khoảng vài tuần đến vài tháng thì sữa sẽ giảm dần rồi tự hết. Đây là biện pháp tốt nhất để giảm đau, căng sữa, hạn chế nguy cơ tắc tia sữa, hình thành ổ áp xe, nhiễm khuẩn,...
Nhiều chị em lo lắng rằng sau khi cai sữa, bầu ngực sẽ căng cứng, đau đớn, và phải vắt sữa. Thực tế là khi bạn cai sữa, lượng sữa mà cơ thể tạo ra sẽ giảm đi. Cơ thể chúng ta phản ứng và nhờ vào chu kỳ hormone, do đó, khi bé không bú nữa, cơ thể sẽ ngừng tiết sữa.
Căng sữa khi cai sữa là rắc rối mà khá nhiều mẹ bỉm gặp phải
Nếu mẹ bị căng tức bầu ngực sau khi cai sữa, có thể tham khảo một số mẹo sau:
Bên cạnh việc áp dụng những mẹo giảm căng tức sữa trên, chị em cũng nên tránh những việc làm sau đây:
Việc chăm sóc cho bé sau cai sữa cũng là mối lo của nhiều chị em. Bởi đây là giai đoạn mà em bé rất nhạy cảm, hay quấy khóc thậm chí bỏ ăn. Theo lời khuyên của các chuyên gia, lúc này các, mẹ nên chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng, tâm trạng của con đồng thời theo dõi cơ thể bé thường xuyên để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Trẻ sau cai sữa cần được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và bổ sung dưỡng chất đầy đủ
Bổ sung dinh dưỡng
Một việc rất quan trọng sau khi trẻ cai sữa là phải bổ sung sữa công thức phù hợp để kịp thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Trong trường hợp bé đang trong giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng đến 2 tuổi) thì mẹ cũng cần đa dạng thêm thực đơn hàng ngày cho con. Trong đó, hãy tập trung bổ sung các món ăn dễ tiêu hóa, giàu chất xơ, dễ hấp thu và giúp tăng cường hệ miễn dịch như: sữa, sữa chua, thịt, cá, trứng, rau củ quả (cà rốt, khoai lang, súp lơ, bí xanh…), trái cây (táo, chuối…)
Bố mẹ dành nhiều thời gian chơi đùa cùng con
Việc dành nhiều thời gian hơn để chơi đùa cùng con là cách tốt nhất để giúp bé vượt qua “cơn khủng hoảng” khi cai sữa. Nếu được bố mẹ cùng chơi những trò chơi, món đồ yêu thích chắc chắn bé sẽ cảm thấy mình vẫn được yêu thương, chiều chuộng. Bên cạnh đó, tâm lý bé cũng thoải mái hơn, kích thích cảm giác thèm ăn mỗi ngày.
Lưu tâm tới các dấu hiệu bất thường ở bé
Sau khi cai sữa, bé thưởng có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp và rối loạn hệ tiêu hóa. Bởi lúc này bé phải uống sữa công thức hoàn toàn nên hệ miễn dịch cũng kém đi. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ bị nhiễm khuẩn khả năng cao từ nguồn thức ăn, nước uống hay đồ chơi...
Những biểu hiện dễ thấy nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là tiêu chảy nặng hoặc táo bón, nôn trớ nhiều, óc ách, đầy bụng và khó tiêu...Khi phát hiện thấy những triệu chứng này, các phụ huynh cần cho bé đi khám ngay để kịp thời khắc phục.
Trẻ cần được đưa đi khám bác sĩ ngay nếu có biểu hiện bất thường
Ngoài ra, trên thực tế có rất nhiều trường hợp, sau khi cai sữa xong, bé trở nên biếng ăn do không kịp thích nghi được với chế độ ăn mới. Về lâu dài, điều này sẽ dẫn tới tình trạng chậm lớn, còi cọc, chậm phát triển cân nặng lẫn chiều cao…Bởi vậy, bố mẹ cũng cần chú ý theo dõi cân nặng và chế độ ăn uống của con mỗi ngày sau cai sữa.
Nhiều phụ nữ trải qua cảm giác buồn bã khi họ ngừng cho con bú — điều mà nhiều người mô tả là “chứng trầm cảm sau cai sữa”. Điều này rất thực tế, đặc biệt là đối với những bà mẹ phải ngừng cho con bú sớm hơn mức họ muốn vì một lý do nào đó (chẳng hạn phải đi làm xa con, mang thai).
Khi cai sữa cho con, người mẹ thường có cảm giác tội lỗi, thương con, và nhớ cảm giác được cho con bú. Thêm vào đó, rất nhiều hormone có liên quan đến việc sản xuất sữa và sự thay đổi trong những hormone đó có thể ảnh hưởng đến phụ nữ theo những cách khác nhau, bao gồm cả trầm cảm. Do đó, chị em nên chuẩn bị sẵn tâm lý này, và hãy chia sẻ cho người khác biết và giúp đỡ.
Hy vọng chị em có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả những cách cai sữa cho bé. Đây là một quá trình dài, cần có sự kiên trì, nhẫn nại của cả gia đình. Không chỉ là sự nỗ lực của mẹ, người bố cũng cần dành nhiều thời gian hơn bên hai mẹ con để việc cai sữa trở nên nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.