Những điều cần biết về viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không
Viêm phổi là bệnh do virus gây ra, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh thường do virus gây ra do xâm nhập qua đường phổi hoặc đường máu. Cha mẹ cần lưu ý các biểu hiện bất thường của con để kịp thời áp dụng cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà, tránh bệnh diễn biến nặng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:
- Viêm màng não, rối loạn thần kinh hoặc gây ra tổn thương não vĩnh viễn
- Nhiễm trùng máu, có thể gây sốc dẫn đến tử vong
- Tràn mủ màng phổi khiến hô hấp khó khăn, trẻ có phản ứng kháng thuốc
- Tràn dịch màng tim, truỵ tim
- Còi xương, kém phát triển,...
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có thể đối mục với những nguy cơ sức khỏe hết sức khôn lường
Tại sao trẻ lại bị viêm phổi?
Nhân tố tác động khiến trẻ em bị viêm phổi phần lớn là virus. Các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường và cư trú ở thuỳ phổi, phát triển và gây bệnh lý. Các trẻ bị mắc bệnh do virus sẽ tăng khả năng bội nhiễm vi khuẩn khiến bệnh diễn biến xấu nhanh hơn.
Tất nhiên, viêm phổi ở trẻ em và trẻ sơ sinh còn do ký sinh trùng, lao, nấm. Hoặc lây vi khuẩn, virus từ người thân trong gia đình, môi trường sống ô nhiễm, thuốc lá thụ động, dùng chung đồ dùng,...
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi sớm nhất
Trẻ em bị viêm phổi thường có các biểu hiện như:
- Ho nhiều
- Sốt cao, một số trường hợp bé bị viêm phổi sốt đi sốt lại
- Khó thở
- Ăn uống kém hoặc không ăn được gì
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi thường có biểu hiện bỏ bú
Trong khi đó, nếu trẻ sơ sinh bị viêm phổi thì do đường hô hấp chưa phát triển đầy đủ nên triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Cha mẹ nên chú ý để nhận ra các triệu chứng bất thường của con trẻ như:
- Bỏ bú, bú kém
- Sốt trên 37,5 độ C hoặc hạ thân nhiệt
- Thở nhanh trên 60 lần/ phút hoặc khó thở
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà
Trẻ bị viêm phổi xuất phát từ nhiều nguyên khiến bé mệt mỏi, không ăn uống được như bình thường. Hay bé bị viêm phổi sốt đi sốt lại. Do đó, gia đình cần hết sức chú ý chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà trên các khía cạnh:
- Giảm nhẹ các triệu chứng viêm phổi cho trẻ em và viêm phổi ở trẻ sơ sinh
- Dinh dưỡng cho trẻ viêm phổi
- Chế độ vệ sinh, sinh hoạt khi bé bị viêm phổi
Đồng thời, cha mẹ cũng nên chuẩn bị kế hoạch chăm sóc trẻ sau viêm phổi để tránh trường hợp trẻ em/ trẻ sơ sinh bị viêm phổi lặp lại nhiều lần.
Không ít mẹ lo lắng cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà như thế nào
Trên thực tế, không ít trẻ em bị viêm phổi mức độ nhẹ được bác sĩ cho phép điều trị viêm phổi cho bé tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà bắt buộc phải đưa trẻ đi thăm khám để bác sĩ xác nhận tình trạng bệnh. Đồng thời, dù trẻ có nằm viện hay điều trị tại nhà thì cha mẹ vẫn cần lưu ý những cách chữa viêm phổi cho bé tại nhà sau:
Hạ sốt cho trẻ
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà đầu tiên cha mẹ nên nằm lòng là hạ sốt. Trẻ bị viêm phổi thường sốt trên 37 °C nên việc hạ sốt cho bé là hết sức cần thiết.
Nếu trẻ sốt dưới 38.5 °C, mẹ có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
- Chườm ấm chủ yếu tại vùng nách
- Cởi bớt quần áo, chăn mền cho trẻ và thay bằng trang phục rộng rãi
- Cho bé uống đủ nước để hạn chế tình trạng cơ thể trẻ bị mất nước
Nếu trẻ sốt trên 38.5 °C thì chườm ấm sẽ không có tác dụng kịp thời bằng thuốc. Mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc hạ sốt hay được kê đơn cho trẻ nhiều thường là paracetamol dạng siro, gói hoặc viên nhét hậu môn.
Hạ sốt cho bé tại nhà bằng cách tắm nước ấm
Vỗ lưng giúp cho trẻ bài tiết đờm
Nếu đờm không được bài tiết ra ngoài thì bé các phế nang, đường dẫn khí của bé vẫn chứa đầy dịch. Khi đó, trẻ cần phải được hỗ trợ để đẩy ra ngoài bằng cách ho có đờm .Để bé ho được cách này thì cần cha mẹ hỗ trợ vỗ lưng giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi. Khi đó, phổi sẽ giãn ra khiến đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng hơn.
Mẹ có thể tham khảo hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà như sau:
- Vỗ lưng long đờm cho trẻ trước hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ
- Gập bàn tay chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, giữ ngón cái ép vào ngón trỏ và vỗ từ bên trái sang bên phải trong khoảng 3 -5 phút tại mỗi khu vực
Lưu ý: Không vỗ vào vùng xương ức, xương sống hay dạ dày. Mẹ vỗ đúng thì bé sẽ không đau!
Hướng dẫn bé ho
Dù là áp dụng các cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà hay cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi thì cha mẹ đều cần hướng dẫn bé ho. Bởi theo các chuyên gia Nhi khoa, ho là phản xạ hàng đầu để tống chất đờm ra khỏi đường thở (ho có đờm).
Cụ thể, khi chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà, cha mẹ cần hỗ trợ trẻ ho như sau:
- Với trẻ lớn, cha mẹ yêu cầu trẻ ho sau khi thực hiện vỗ lưng vào từng khu vực. Nếu trẻ chưa ngừng ho, cha mẹ lưu ý chưa vỗ tiếp.
- Với trẻ từ 2 - 5 tuổi, mẹ hãy cho bé ngồi dậy, ngả nhẹ đầu về phía sau. Cho bé hít vào, mở miệng và thót cơ bụng để ho thật sâu. Lặp lại cho đến khi bé khạc đờm ra ngoài.
Chú ý: Không cho bé ho ở cổ họng!
- Đối với trẻ sơ sinh, không tự khạc đờm được, cha mẹ có thể nhờ các bạn nhân viên y tế sử dụng máy hút đờm giúp trẻ.
Hút đờm sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn
Chú ý vệ sinh cho trẻ
Sinh hoạt và vệ sinh quyết định rất lớn đến tốc độ phục hồi và giảm nguy cơ bé bị viêm phổi sốt đi sốt lại. Một trong các cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà cha mẹ cần thực hiện theo bao gồm:
- Nhỏ mũi hằng ngày (khoảng 4 - 5 lần/ngày) bằng nước muối sinh lý cho trẻ, đặc biệt là trước khi cho trẻ ăn hoặc đi ngủ.
- Cho trẻ nghỉ ngơi trong môi trường thoáng đãng, sạch sẽ, yên tĩnh và ít ánh sáng.
- Khi vệ sinh mũi cho bé, dùng khăn giấy loại dùng 1 lần, tránh dùng khăn sữa nhiều lần vì có thể tăng nguy cơ lây nhiễm nặng hơn.
- Không hút mũi cho trẻ bằng mũi vì vi khuẩn trong khoang miệng của người lớn có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Đồng thời khi ngủ nghỉ, mẹ cũng nên chú ý:
- Cho trẻ nằm nghiêng và kê gối cao hơn thông thường một chút khi ngủ.
- Khi trẻ bị nôn trớ, mẹ nên vỗ nhẹ lưng trẻ để hỗ trợ tống các chất lạ ra khỏi đường thở.
Chế độ ăn của trẻ khi bị viêm phổi
Nguyên tắc về mặt dinh dưỡng khi thực hiện bất kỳ cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà nào là:
- Cho trẻ uống nhiều nước ấm để giúp đờm loãng hơn, trẻ cảm thấy dễ hơn.
- Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, lựa chọn các thức ăn giàu dinh dưỡng, mền, dễ tiêu hóa và dễ nuốt.
- Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng, protein để nâng cao thể trạng, ngăn ngừa biến chứng.
- Đối với trẻ sơ sinh cha mẹ nên cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn.
Một chế độ ăn dinh dưỡng sẽ giúp bé nhanh chóng “đánh bay” bệnh viêm phổi
Trẻ em bị viêm phổi nên ăn gì?
“Bé viêm phổi ăn gì? Trẻ em bị viêm phổi nên ăn gì? Hay trẻ bị viêm phổi nên ăn gì?” đều là thắc mắc chung của nhiều cha mẹ. Dưới đây là những lưu ý về thực phẩm trong cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà cha mẹ cần bổ sung cho trẻ:
- Thịt gà, thịt lợn , thịt da cầm không da, các loại đậu,... giàu protein. Vì protein có vai trò tái tạo các tế bào nên đây cũng là cách tăng đề kháng cho trẻ bị viêm phổi để cơ thể bé sẽ phục hồi nhanh hơn.
- Khoai lang, cà rốt, rau chân vịt, bông cải, ớt chuông, xoài, dưa lưới, cà chua,... giàu vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc đường hô hấp và chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm.
- Cải xoăn, rau ngót, cam, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối,… có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao
Các loại thực phẩm giàu vitamin A rất tốt cho trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
Ngoài ra, cha mẹ khi chế biến thức ăn nên ưu tiên các loại thức ăn lỏng như cháo, súp để giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn. Đồng thời, bé cần uống đủ 2 lít nước/ngày, có thể uống nước lọc, sữa, nước trái cây,… Nếu sốt cao có thể cho trẻ uống Oresol để bù nước và chất điện giải.
Trẻ bị viêm phổi nên ăn cháo gì?
Để hỗ trợ bé ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng, cha mẹ có thể tham khảo các món cháo dưới đây:
- Cháo thịt gà kết hợp đủ protein, tinh bột. Mẹ có thể thêm cà rốt, khoai lang, bí đỏ để tăng hàm lượng chất xơ cho món ăn
- Cháo gạo lứt bổ sung vitamin B3, B6 và Fe hỗ trợ quá trình lưu thông máu và tiêu hoá tốt
- Cháo rau củ: cà rốt, rau chân vịt, bí đỏ, đậu hà lan,...
Mẹ có thể cho bé ăn cháo bí đỏ để phục hồi sức khoẻ cho bé
Trẻ bị viêm phổi không nên ăn gì?
Ba mẹ nên hạn chế cho trẻ bị viêm phổi hạn chế ăn thức ăn nướng, chiên, xào chứa nhiều dầu, mỡ, gia vị gây khó tiêu. Tránh ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều đường.
Đồng thời, các loại thịt đỏ có thể kích thích phản ứng viêm cũng nên được hạn chế trong bữa ăn cho bé trong giai đoạn này.
Bé bị viêm phổi phải làm sao?
Khi trẻ có biểu hiện bệnh viêm phổi thì ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám. Bên cạnh các cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi tại nhà, đôi khi cha mẹ nên ghi nhớ các chú ý như:
Khi nào cần đưa trẻ bị viêm phổi tới bệnh viện?
Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay nếu chăm sóc trẻ viêm phổi tại nhà không thuyên giảm. Hoặc bé có một trong các dấu hiệu nặng dưới đây:
- Trẻ mệt mỏi hơn.
- Thở nhanh hơn.
- Khó thở hơn.
- Co rút lồng ngực.
- Bú kém hoặc không bú được.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu bệnh nặng
Lưu ý dành cho người chăm sóc
- Rửa tay thường xuyên, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế các động tác thân thiết, ôm hôn,... khi trẻ bị bệnh
- Không hút thuốc trong nhà
- Nên đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ
- Theo dõi những biểu hiện của trẻ như khó thở, tím tái cũng như thói quen ăn uống của trẻ để kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường
- Hạn chế đưa bé đến nơi đông người, nếu bắt buộc đưa bé ra ngoài phải đeo khẩu trang
- Cho bé tiêm phòng đầy đủ để phòng bệnh
Tiêm chủng cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Tiêm phòng là một trong những cách giữ cho bé không bị viêm phổi và là biện pháp an toàn, chủ động được thực hiện để kích thích hệ miễn dịch chủ động sinh ra kháng thể chống lại bệnh truyền nhiễm. Trong số các dịch vụ tiêm vắc xin tại Hà Nội, dịch vụ tư vấn và tiêm chủng vắc xin tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được nhiều cha mẹ tin tưởng, bởi:
- Quy trình nhanh gọn, dễ dàng, tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng
- Đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc, tư vấn được đào tạo chuyên biệt về tiêm chủng, có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm
- Được khám sàng lọc trước và sau khi tiêm, theo dõi toàn trạng 30 phút kể từ thời điểm tiêm.
- Đa dạng nguồn vắc xin từ các hãng sản xuất uy tín từ trong và ngoài nước cho trẻ em, được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn theo tiêu chuẩn của WHO
- Đầy đủ gói tiêm: Gói vắc xin cho trẻ em 0 - 24 tháng, trẻ em từ 12 - 24 tháng, trẻ em từ 0 - 6 tháng, Vắc xin học đường,.... với các chi phí hợp lý, ổn định, hỗ trợ khách hàng trả góp qua thẻ tín dụng 0% lãi suất khi mua trọn gói
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tại Khoa Nhi BVĐK Phương Đông
Qua những thông tin trên, hy vọng ba mẹ đã có những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà.
Có thể nói, Viêm phổi là mối đe dọa cho sức khỏe trẻ em và người lớn. Vì vậy, cha mẹ phải lựa chọn những cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà khoa học, đúng cách để giúp bé phục hồi sức khoẻ và nâng cao sức đề kháng chống tái nhiễm.
Qua những thông tin trên, hy vọng ba mẹ đã có mình những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà.
Nếu ba mẹ có nhu cầu đặt lịch khám hoặc tìm hiểu thông tin về các gói tiêm phòng viêm phổi cho trẻ, vui lòng liên hệ ngay đến Hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần để đặt lịch khám.