Một số cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh

Bích Ngọc

15-10-2024

goole news
16

Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp khá phổ biến, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về một số cách chữa viêm phế quản không sử dụng kháng sinh qua bài viết sau.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là bệnh về đường hô hấp khi các ống dẫn khí bị viêm. Lúc này, đường hô hấp xảy ra tình trạng viêm, sưng và tăng tiết dịch nhầy, khiến người bệnh bị ho. 

Tình trạng ho do viêm phế quản có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, đây là triệu chứng điển hình của viêm phế quản. Một số tác nhân gây bệnh phổ biến là virus, ngoài ra khói và các chất kích thích khác cũng có thể gây viêm phế quản cấp tính và mãn tính. 

Viêm phế quản xảy ra khi các ống dẫn khí bị viêm nhiễmViêm phế quản xảy ra khi các ống dẫn khí bị viêm nhiễm

Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh

Viêm phế quản có thể tự khỏi khi tình trạng nhiễm trùng và viêm thuyên giảm. Tuy nhiên, tình trạng viêm phế quản mạn tính không thể khỏi hoàn toàn mà cần được theo dõi bệnh trong thời gian dài để cải thiện tình trạng bệnh. 

Một số cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh thường giúp giảm các triệu chứng, kiểm soát bệnh tốt hơn. 

Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau

Người mắc viêm phế quản có sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như: Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen để giảm các triệu chứng đau đầu, sốt, đau nhức cơ thể. 

Lưu ý: 

  • Không sử dụng Aspirin cho trẻ nhỏ nếu không được chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn. 
  • Người bị hen phế quản không sử dụng thuốc chống viêm không Steroid như Ibuprofen, Aspirin,…

Chính vì vậy, trước khi sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để không gây ra những biến chứng. 

Thuốc hạ sốt, giảm đau giúp giảm các triệu chứng sốt, đau đầu và đau nhức cơ thểThuốc hạ sốt, giảm đau giúp giảm các triệu chứng sốt, đau đầu và đau nhức cơ thể

Sử dụng thuốc giảm ho, long đờm

Cách chữa viêm phế quản không sử dụng kháng sinh giúp giảm triệu chứng của bệnh, trong đó có triệu chứng ho và có đờm. Hai loại thuốc giúp giảm ho, long đờm có thể sử dụng bao gồm: 

  • Thuốc giảm ho làm giảm tình trạng ho khan bằng ngăn chặn phản xạ ho. 
  • Sử dụng thuốc long đờm làm loãng và giảm tiết chất nhầy. 

Nếu người bệnh ho khan nhiều, gây mất ngủ có thể sử dụng một số loại thuốc giảm ho như  Terpin codein, Dextromethorphan,... 

Nếu người bệnh ho có đờm, có thể lựa chọn sử dụng thuốc long đờm có Acetylcystein. Lưu ý, không nên sử dụng thuốc giảm ho khi người bệnh ho có đờm vì phế quản bị viêm tạo đờm ở lòng phế quản. Phản xạ ho sẽ đầy chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. 

Thuốc giãn phế quản

Sử dụng thuốc giãn phế quản cũng là một trong những cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh mà người bệnh có thể sử dụng. Việc sử dụng thuốc giãn phế quản nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh gặp tình trạng co thắt phế quản, đồng thời có triệu chứng thở khò khè có thể sử dụng: 

  • Thuốc giãn phế quản cường β2 dạng phun hít (Terbutaline và Salbutamol). 
  • Khí dung Salbutamol liều 5mg x 2- 4 nang/24 giờ. 
  • Uống Salbutamol liều 4mg x 2- 4 viên/24 giờ. 

Thuốc giãn phế quản nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩThuốc giãn phế quản nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ

Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản do nhiễm trùng kèm triệu chứng ho dai dẳng. Theo một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, ngủ có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể phục hồi. 

Giấc ngủ có khả năng sửa chữa các mô tổn thương, tái tạo mô mới, sản sinh ra năng lượng và giải phóng những hormone quan trọng. 

Khuyến cáo: 

  • Trẻ nên ngủ đủ từ 10-12 tiếng/ngày. 
  • Người lớn nên ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày. 

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Người bệnh viêm phế quản có thể bị mất nước do sốt, chảy nước mũi, tiêu chảy, nôn mửa,... Tình trạng mất nước có thể gây ra chóng mặt, nhức đầu, khó chịu ở miệng và họng. Chính vì vậy, uống đủ nước giúp người bệnh mắc viêm phế quản tránh tình trạng mất nước, làm ấm cổ họng, loãng đờm và chất nhầy mũi,... 

Người bệnh ngoài uống nước lọc có thể sử dụng trà thảo mộc, nước canh, nước ép trái cây, cháo,... để bổ sung lượng nước cho cơ thể. Người bệnh suy tim, suy thận cần hạn chế bổ sung chất lỏng, cần tham khảo bác sĩ để cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể. 

Uống đủ nước là một trong những cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinhUống đủ nước là một trong những cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh

Sử dụng máy tạo ẩm không khí

Máy tạo ẩm giúp tăng độ ẩm trong phòng bằng cách tạo ra hơi nước. Nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp có thể gia tăng gặp các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Độ ẩm thấp khiến cổ họng và đường mũi bị kích ứng, gây khô da và ngứa mắt. 

Không khí ấm và đủ ẩm giúp làm dịu cơn ho, loãng đờm, chất nhầy, đồng thời giúp đẩy dịch nhầy ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, độ ẩm cao có thể gây ra một số vấn đề về đường hô hấp như bùng phát cơn hen suyễn, dị ứng,... 

Nên lưu ý vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách, sạch sẽ sau khi sử dụng và thay bộ lọc định kỳ để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi sinh vật trú ngụ và phát triển, gây mắc các bệnh về đường hô hấp. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học

Để giảm các triệu chứng của viêm phế quản thì chế độ ăn uống khoa học cũng là một trong những cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh phổ biến. Người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt,... Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, nhiều đường, muối,... 

Người bệnh viêm phế quản nên bổ sung nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết từ rau xanh, trái cây  Người bệnh viêm phế quản nên bổ sung nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết từ rau xanh, trái cây  

Xem thêm:

Khi nào cần sử dụng kháng sinh để điều trị viêm phế quản?

Sau khi tìm hiểu về một số cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh, chắc hẳn cũng có nhiều người bệnh thắc mắc khi nào cần sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh?

Thuốc kháng sinh có thể điều trị viêm phế quản do vi khuẩn gây ra nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết sử dụng. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh cấp tính sẽ tự khỏi trong 1-2 tuần mà cần cần chữa trị. Người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn chỉ sau vài ngày, tuy nhiên tình trạng ho có thể kéo dài lâu hơn, khoảng 1 tháng. 

Khi bệnh không thể tự khỏi, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm thông qua mẫu chất nhầy của người bệnh để xác định tác nhân gây ra là virus hay vi khuẩn. Từ đó, dựa vào hình dạng, màu sắc mà xác định loại viêm phế quản. 

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh khi tình trạng ho kéo dài hơn 7 ngày. Người bệnh có tình trạng ho, khạc đờm mủ, người bệnh bị viêm phế quản mạn tính nghiêm trọng như suy tim, ung thư,... 

Tùy thuộc vào loại virus, vi khuẩn cũng như lượng thuốc ở cơ sở chữa bệnh, những loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để chữa viêm phế quản bao gồm: 

  • Amoxicillin, Ampicillin liều 3g/24h. 
  • Amoxicillin phối hợp Axit clavulanic hoặc Ampicillin phối hợp với Sulbactam liều 3g/24h. 
  • Cefuroxim liều 1,5 g/24h.
  • Erythromycin liều 1,5 g/24h, dùng trong 7 ngày; 
  • Azithromycin liều 500mg, dùng 1 lần/ngày, kéo dài trong 3 ngày.

Thuốc kháng sinh cần uống theo chỉ định của bác sĩThuốc kháng sinh cần uống theo chỉ định của bác sĩ

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm phế quản

Ngoài việc tìm hiểu về cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh, chúng ta cũng cần chủ động phòng tránh bệnh. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh thì cần tránh để bản thân bị nhiễm virus và các tác nhân khiến phổi bị kích thích. 

Một số biện pháp phòng  tránh bệnh viêm phế quản mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng, bao gồm: 

  • Tiêm phòng ngừa bệnh cúm, ho gà, viêm phổi, đặc biệt là người lớn tuổi cần chú ý hơn để việc tiêm ngừa bệnh viêm phổi. 
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý. 
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch khử trùng. 
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe tổng thể. 
  • Vệ sinh không gian sống xung quanh sạch sẽ. 
  • Ngủ đủ giấc để duy trì sức khỏe cho hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh. 
  • Không sử dụng thuốc là và tránh khói thuốc thuốc. 
  • Nếu mắc hen suyễn cần tránh các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa, vật nuôi,... 
  • Khi thời tiết thay đổi thất thường, cần giữ ấm cơ thể. 
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác khi họ hoặc bản thân mắc bệnh viêm phế quản. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnhXây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Khi nào người bệnh viêm phế quản cần gặp bác sĩ?

Người bệnh viêm phế quản cần liên hệ bác sĩ khi tình trạng ho kéo dài hơn 3 tuần, đồng thời đờm có màu xanh lá hoặc màu vàng, không ngủ được do ho, ho ra máu,... Người bệnh cũng nên đi khám khi bị khó thở, thở khò khè, sốt trên 38℃,....

Cơn ho kéo dài trong nhiều tháng có thể dẫn đến viêm phế quản mạn tính. Người bệnh mãn tính vẫn có thể mắc chứng viêm phế quản cấp, gây ho, có đờm ngày càng nặng. Lúc này cần thăm khám để bác sĩ cân nhắc chỉ định sử dụng kháng sinh. 

Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh giúp người bệnh giảm các triệu chứng của bệnh, từ đó bệnh thuyên giảm dần. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra những biến chứng, đặc biệt đối với người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính khác. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh. Nếu bệnh kéo dài, cần liên hệ tư vấn qua hotline 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông để được thăm khám và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
88

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám