Cách điều trị bệnh tay chân miệng theo từng cấp độ

Chế Thị Thùy Linh

23-08-2020

goole news
16

Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể nhận biết qua dấu hiệu điển hình là vùng miệng, bàn tay, bàn chân đều nổi đầy mụn nước. Bệnh gây nhiều khó chịu cho trẻ kèm theo biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Đây là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71. Loại virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người qua tiếp xúc thông thường.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc căn bệnh này nhất. Bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên khó có khả năng chống lại các loại virus. Trẻ có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh khác hoặc tiếp xúc với virus qua đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa. Trẻ nhiễm bệnh có khả năng lây bệnh cho trẻ khác ngay khi vẫn đang trong thời kỳ ủ bệnh.

cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ theo từng cấp độ

Vùng miệng, lòng bàn tay, bàn chân trẻ nổi nhiều mụn ngứa, khó chịu

Bệnh tay chân miệng làm tổn thương da, niêm mạc ở các vị trí: niêm mạc miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân... Bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

4 cấp độ bệnh tay chân miệng ở trẻ  

Cấp độ 1

Có thể nói đây là giai đoạn tương đối nhẹ. Những nốt bọng nước ở miệng, tay chân và mông sẽ bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, các nốt bọng nước này sẽ sớm vỡ ra và hình thành nên các vết loét gây đau đớn.

Cấp độ 2

Bệnh tay chân miệng ở cấp độ 2 sẽ được chia làm 2 loại:  

  • Tay chân miệng cấp độ 2a: Trẻ có triệu chứng giật mình, tuy nhiên không quá rõ, khoảng dưới 2 lần/30 phút. Ngoài ra, bé có hiện tượng nôn ói, quấy khóc, sốt cao, sốt trên 2 ngày.
  • Tay chân miệng cấp độ 2b: Biểu hiện gần giống với tay chân miệng cấp độ 2a. Tuy nhiên có phần nặng hơn và được phân làm 2 nhóm:

Nhóm 1: Trẻ giật mình ≥ 2 lần/30 phút. Sốt cao ≥ 39 độ C nhưng không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Nhóm 2: Trẻ bắt đầu run chân tay, run người, đứng ngồi không vững, đi loạng choạng, rung giật nhãn cầu, lác mắt, yếu chi hoặc liệt chi, liệt thần kinh sọ, nuốt sặc, thay đổi giọng nói, sặc mỗi khi nuốt,…

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ theo từng cấp độ

Cha mẹ hãy tập cho con thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng bệnh

Cấp độ 3

Biểu hiện hiệu gồm: 

  • Ra nhiều mồ hôi
  • Lạnh toàn thân, nhiệt độ các khu vực má, tay chân thấp hơn những nơi khác
  • Mạch đập nhanh > 170 lần/phút, thở dốc, huyết áp tăng

Cấp độ 4

Đây là cấp độ nặng nhất với những tình trạng nghiêm trọng:

  • Tím tái toàn thân
  • Sốc
  • Khó thở hoặc ngưng thở
  • Chỉ số huyết áp bất thường

Bệnh tay chân miệng điều trị theo từng cấp độ phù hợp

Tùy vào từng cấp độ của bệnh mà sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng trẻ.

  • Cấp độ 1 và 2: Cha mẹ có thể chăm sóc cho con tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé là vô cùng quan trọng. Nếu bé bị sốt phải nhanh chóng hạ sốt và tái khám đều đặn mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
  • Cấp độ 3, 4: Cho bé điều trị nội trú tại bệnh viện uy tín. bởi diễn biến ở giai đoạn này có thể dẫn đến những nguy hiểm khôn lường nếu không được xử trí kịp thời. Trong quá trình điều trị, trẻ sẽ được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác... 

Tay chân miệng ở trẻ nhỏ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi sát sao tình hình bệnh tình của bé. Ngay khi phát hiện con có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,933

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám