Tay chân miệng tắm lá gì? 7 loại lá nên đun nước tắm cho trẻ

Nguyễn Thu Hà

24-05-2024

goole news
16

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi với các nốt mụn ở lòng bàn tay, bàn chân và miệng. Bệnh không có thuốc đặc trị nhưng thường tự khỏi trong 7 - 10 ngày. Bên cạnh các can thiệp y khoa, cha mẹ còn tò mò “trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?” để hỗ trợ bé hồi phục nhanh hơn.

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì?

Lưu ý: Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?... Hay các cách chữa bệnh theo quan niệm dân gian chỉ mang tính chất chữa trị, không thể thay thế các phương pháp điều trị. 

Ngoài ra, cha mẹ hay người chăm sóc trẻ không được chọc vỡ bóng nước cũng như đắp các loại lá cây trực tiếp lên bóng nước để hạn chế tình trạng nhiễm trùng da. Gia đình chỉ nên đun nước lá tắm cho bé giúp hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng mụn nhọt ở da.

Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì để mau khỏi bệnh?

Tắm cho trẻ bị tay chân miệng bằng thảo dược từ thiên nhiên là một trong những phương pháp trị bệnh hiệu quả.

Sau đây là một số gợi ý về các loại lá có thể sử dụng để tắm cho trẻ em bị tay chân miệng:

Lá chè xanh

trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì nhanh khỏi: lá chè xanh

Cho bé tắm lá chè xanh là cách chữa bệnh tay chân miệng được ông bà thường áp dụng.

Trong các loại thảo dược từ tự nhiên, lá chè xanh đã được nghiên cứu cho thấy có chứa chất kháng khuẩn có khả năng chống nhiễm trùng, diệt khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Do vậy, nếu vẫn chưa biết bệnh tay chân miệng tắm lá gì thì nên dùng lá chè xanh nhằm giảm các nguy cơ nhiễm trùng khi các nốt bọng nước bị vỡ.  

Để pha nước tắm, mọi người nên chọn lá chè tươi, sạch để tránh các hóa chất như thuốc trừ sâu, chất kích thích gây hại cho da. 

Cách thực hiện: Thu thập khoảng 300g lá trà xanh. Rửa sạch lá chè, vò nhẹ và ngâm trong nước sôi từ 10 đến 15 phút. Sau đó pha loãng với nước lạnh để tắm.

Lá rau sam

Lá rau sam giúp trẻ em bị tay chân miệng hồi phục nhanh hơn.

Lá rau sam giúp trẻ em bị tay chân miệng hồi phục nhanh hơn.

Theo Đông y, rau sam có tính mát, thanh nhiệt hiệu quả. Điều này cũng được khoa học xác nhận, các vitamin trong lá rau sam có chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn giúp các vết lở loét ở các bọng nước bị vỡ mau lành và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn cho cơ thể. 

Chính vì vậy, nếu ai đó có hỏi “trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì” thì một trong các câu trả lời đầu tiên là rau sam. Cách dùng rất đơn giản như sau:

Rửa sạch lá sam rồi đun sôi với nước để tắm cho trẻ bị tay chân miệng. Hoặc mẹ có thể xay làm nước uống cho trẻ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Lá nhọ nồi

Trẻ bị tay chân miệng tắm là gì? Lá diếp cá

Trẻ bị tay chân miệng tắm là gì? Lá diếp cá 

Khi trẻ bị tay chân miệng, mẹ nên sử dụng lá nhọ nồi để tắm cho trẻ. Bởi lá nhọ nồi có tính hàn, không độc, có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn. Khi xay lá nhọ nồi lấy nước để uống còn có tác dụng hạ sốt hiệu quả khi trẻ mới phát bệnh.

Lá bạc hà

tay chân miệng tắm lá gì: lá bạc hà

Lá bạc hà rất tốt cho người bị tay chân miệng.

Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu, chất chống oxy hóa và vitamin tốt cho cơ thể. Lá bạc hà có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt và giải độc. Vì vậy, khi trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng, mẹ có thể đun lá bạc lấy nước uống hoặc tắm để các triệu chứng của bệnh mau hết và cơ thể được thoải mái, hết khó chịu.  

Lá diếp cá

tay chân miệng tắm lá gì: lá diếp cá

Lá diếp cá rất tốt cho người bị tay chân miệng.

Giống như bạc hà hay lá rau sam, diếp cá cũng có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng. Vì vậy, nếu cha mẹ dùng lá diếp cá để tắm cho bệnh nhi bị tay chân miệng thì nó mang lại tác dụng làm lành các bọng nước ở bệnh tay chân miệng rất tốt. Bên cạnh đó, xay lá diếp cá lấy nước uống cũng mang lại hiệu quả rất cao.

Cách thực hiện: Lấy một nắm rau diếp cá giã nát bằng chày rồi thả vào trong nồi nước sôi. Khi nước sôi vừa phải thì pha loãng để tắm cho trẻ bị tay chân miệng.

Lá chè vằng

Lá chè vằng có thể dùng đun nước tắm cho trẻ bị tay chân miệng.

Lá chè vằng có thể dùng đun nước tắm cho trẻ bị tay chân miệng.

Tay chân miệng tắm lá gì? Lá chè vằng. Đây là loại lá giúp thanh nhiệt, phòng ngừa mụn nhọt hiệu quả. Không những vậy, nó còn giúp vết thương nhanh lành nên rất thích hợp đun nước tắm cho trẻ bị tay chân miệng.

Lá kinh giới

Trong Đông Y, kinh giới có vị cay, tính ấm. Nếu sử dụng để ăn, tắm trị phong hàn, phong nhiệt đều rất tốt. Đồng thời, bên trong lá kinh giới có hoạt chất alkaloid với tác dụng kháng viêm mạnh, sát trùng, điều trị mẩn ngứa và nhiễm độc ngoài ra vô cùng hiệu quả.

Cách dùng: Lấy 100g rau kinh giới tươi đem đun với 5 - 7 lít nước tắm cho trẻ bị tay chân miệng. 

Lá kinh giới cũng là loại lá hỗ trợ điều trị trẻ em bị tay chân miệng rất tốt

Lá kinh giới cũng là loại lá hỗ trợ điều trị trẻ em bị tay chân miệng rất tốt

Hướng dẫn cha mẹ cách tắm cho trẻ bị tay chân miệng

Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, cụ thể là khi tắm cho bé, các bậc phụ huynh có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

  • Cho bé tắm ở nơi kín gió, nhà tắm có gió lùa sẽ dễ khiến bé bị cảm lạnh, sốt cao hơn
  • Đóng cửa phòng khi tắm cho trẻ để hạn chế gió
  • Nước tắm cho trẻ có độ ấm vừa phải, không nên quá nóng hay quá lạnh
  • Nên sử dụng các loại xà phòng diệt khuẩn dành riêng cho trẻ em hoặc các loại nước lá tự nhiên để tắm cho trẻ. Nếu bé chưa đầy 6 tháng tuổi thì không nên dùng sữa tắm cho trẻ.
  • Dùng khăn mềm để thấm nước ấm, lau người cho bé nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các nốt phỏng nước trên da của trẻ. 
  • Dung khăn mềm khô để lau cho trẻ, không dùng khăn ẩm ướt để lau. Tuyệt đối không để trẻ sơ sinh bị ướt sau khi tắm xong
  • Thay quần áo mới hàng ngày, ưu tiên quần áo chất liệu thoáng mát, dễ chịu, thấm mồ hôi tốt cho trẻ

Ngoài việc quan tâm tay chân miệng tắm lá gì cha mẹ cần chú ý đến cách tắm cho bé

Ngoài việc quan tâm tay chân miệng tắm lá gì cha mẹ cần chú ý đến cách tắm cho bé

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Ngoài lưu ý “tay chân miệng tắm lá gì”, cha mẹ cần lưu ý những điều sau để giúp giảm triệu chứng bệnh cho trẻ tại nhà:

  • Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ để bảo vệ đề kháng da, giữ cho các vùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng.
  • Bôi xanh methylen lên các vết loét giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay với xà phòng sát khuẩn thường xuyên và đúng cách.
  • Cha mẹ nên rửa tay sạch, trước, trong và sau khi tiếp xúc với bé, trước khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Tiệt trùng các dụng cụ ăn uống, bình sữa của trẻ hàng ngày để hạn chế vi khuẩn 

Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên để bảo vệ trong quá trình chăm sóc bệnh nhi là hết sức quan trọng

Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên để bảo vệ trong quá trình chăm sóc bệnh nhi là hết sức quan trọng

  • Cắt móng tay cho bé gọn gàng hoặc đeo bao tay cho bé, hạn chế trẻ tự cào xước gây tổn thương da.
  • Lau nhà, ngâm đồ chơi và quần áo của trẻ sơ sinh bằng dung dịch khử trùng hoặc bằng cloramin B. 
  • Cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát hoặc làm lạnh để giúp con không bị đau họng khi nuốt và tránh mất nước. Khuyến khích chia nhỏ khẩu phần, cho bé ăn nhiều bữa để trẻ ăn được nhiều hơn.
  • Hạn chế cho bé ăn đồ ăn mặn, cay và có vị chua. Vì có thể khiến các vết loét trong miệng con thêm nghiêm trọng hơn.
  • Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ sốt cao kéo dài
  • Trong thời gian trẻ bị bệnh, bạn không nên đưa con tới chỗ đông người nhằm hạn chế bệnh lây lan ra cộng đồng.

Khi nào nên đưa trẻ bị tay chân miệng đến Bệnh viện?

Cha mẹ nên chú ý các biểu hiện của trẻ trong suốt quá trình bị bệnh tay chân miệng và đưa bé đến Bệnh viện nếu có các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao > 39 độ C
  • Sốt cao trên 3 ngày
  • Trẻ nôn ói nhiều
  • Trẻ ngủ gà 

Đồng thời, để hạn chế bệnh diễn biến xấu dẫn đến những biến chứng tay chân miệng vô cùng nguy hiểm, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà. 

Nếu bạn đang ở Hà Nội, gợi ý bạn đưa bé đến Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ tốt nhất. Các bác sĩ Nhi khoa với hàng chục năm khám chữa bệnh lâm sàng sẽ thăm khám và tư vấn cho gia đình cách chăm sóc trẻ tại nhà hiệu quả nhất. 

Khám Nhi tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Nhi tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu và quy trình thăm khám tinh gọn sẽ giúp bé yêu được chẩn đoán chính xác, khám bệnh tiết kiệm thời gian.

Bên cạnh đó, chính sách thanh toán kết hợp BHYT, BHBL và các chương trình ưu đãi liên tục giúp cha mẹ tiết kiệm chi phí khi chữa bệnh cho con. 

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì. Nếu cha mẹ vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay hotline 19001806 để được tư vấn và đặt lịch khám cùng các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
11,959

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám