Cách điều trị bệnh ung thư: Ưu, nhược điểm từng phương pháp

Ngọc Anh

19-08-2024

goole news
16

Ung thư nhìn chung đã trở thành “ám ảnh” của tất cả mọi người. Bởi chúng ta đều hiểu ung thư vô cùng khó điều trị và gần như khi ung thư di căn thì mọi phương pháp điều trị chỉ mang tính chất giảm nhẹ. Sự lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố và thường được kết hợp với nhau tuân thủ theo phác đồ do bác sĩ điều trị đưa ra. 

Tìm hiểu về ung thư: Ung thư được điều trị như thế nào?

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng cơ thể được tạo thành và vận hành bởi hàng nghìn, hàng tỷ tế bào. Quá trình phân chia phức tạp khiến các tế bào không ngừng tăng sinh. Tuy nhiên, chỉ cần 1 tế bào phân chia sai ra quá nhiều tế bào mới với tốc độ nhanh khiến hệ miễn dịch không loại trừ kịp thì nó trở thành tế bào ung thư. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng bệnh và đưa các các cách điều trị bệnh ung thư phù hợp.

(Hình 1 - Bệnh nhân phải điều trị ung thư sẽ được cân nhắc các cách điều trị phù hợp)   

(Hình 1 - Bệnh nhân phải điều trị ung thư sẽ được cân nhắc các cách điều trị phù hợp)   

Đầu tiên, nếu tế bào ung thư còn nằm trong một khu vực cố định, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u. Thuốc hóa trị hoặc phương pháp xạ trị được chỉ định ngay sau đó để tiêu diệt các mảnh tế bào ung thư còn sót lại. Nếu phát hiện sớm, bệnh nhân có thể khỏi bệnh.

Tuy nhiên, chúng ta đều biết, ung thư diễn biến thầm lặng, không có triệu chứng điển hình nên phần lớn người bệnh đến bệnh viện trong tình trạng bệnh ở giai đoạn muộn. Một số khác tuy phát hiện sớm nhưng không may lại không đáp ứng điều trị. 

Các cách điều trị bệnh ung thư phổ biến

Phẫu thuật

Với đa số bệnh nhân, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng và hiệu quả. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh mà người bệnh có thể phẫu thuật triệt căn hoặc phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng.

  • Phẫu thuật triệt căn: Đây là cách điều trị bệnh ung thư dành cho các ca bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm, cần loại bỏ khối u và nạo vét hạch. 
  • Phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng: Với các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, các bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật để giảm chèn ép, phòng nguy cơ sùi loét, nhiễm trùng giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

(Hình 2 - Phẫu thuật cắt u gan tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)   

Xạ trị

Theo Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, xạ trị là phương pháp sử dụng sóng năng lượng cao để phá vỡ DNA của tế bào. Bằng cách này, tế bào ung thư không thể phân chia, phát triển mà bị chết đi. Các tế bào lành cũng bị ảnh hưởng bởi bức xạ nhưng phần lớn sẽ phục hồi và hoạt động trở lại bình thường. 

So với hoá trị ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể khi điều trị thì xạ trị chỉ tác động đến phần cơ thể cần được điều trị, giảm thiểu tác hại tới các tế bào lành xung quanh. Điều này trở thành ưu điểm của xạ trị, giúp cách điều trị bệnh ung thư này hỗ trợ thuyên giảm một số loại ung thư, chữa khỏi ung thư giai đoạn sớm, thu nhỏ khối u trước phẫu thuật và ngăn chặn tái phát sau phẫu thuật. Tuy nhiên chỉ khuếch tán được một bộ phận trên cơ thể cũng khiến xạ trị không hữu ích với ung thư đã lan rộng nhiều nơi trong cơ thể.

(Hình 3 - Bệnh nhân thực hiện xạ trị trong điều trị bệnh hiểm nghèo)   

(Hình 3 - Bệnh nhân thực hiện xạ trị trong điều trị bệnh hiểm nghèo)   

Xạ trị có thể được áp dụng trong chữa bệnh cho bệnh nhân theo 3 cách:

  • Xạ trị ngoài: Máy điều khiển các tia năng lượng đi từ bên ngoài cơ thể vào khối u. 
  • Xạ trị trong (xạ trị áp sát): Một nguồn phóng xạ được đưa vào bên trong cơ thể trong khối u hoặc đưa xuyên qua mô vào tận trong lõi khối u
  • Xạ trị toàn thân:Thuốc phóng xạ được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tĩnh mạch, đi khắp cơ thể để tiêu diệt khối u

Vì xạ trị không thể tiêu diệt tế bào ung thư ngay lập tức nên người bệnh sẽ phải xạ trị nhiều lần theo lộ trình mới có thể đủ thời gian làm tổn thương DNA và giết chết tế bào.  

Hoá trị

Tương tự như xạ trị, hoá trị cũng là một trong các cách điều trị bệnh ung thư tập trung vào ngăn chặn sự nhân lên của tế bào ung thư. Đây là các loại thuốc mà gây độc, tiêu diệt tế bào và nó sẽ tấn công vào các tế bào tăng sinh nhanh nhất của cơ thể. 

Một trong các loại thuốc hoá trị mà đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng là tác nhân gây kiềm hoá. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc vào máu và theo máu đi tới khắp các tế bào trong cơ thể. Bên trong tế bào khi gặp DNA chuẩn bị sao chép chúng sẽ phá huỷ cấu trúc của DNA khiến các tế bào này chết đi. Và vì các tế bào này nhân lên rất nhanh nên chúng hấp thu các tác nhân kiềm hoá nhiều nên DNA của chúng sẽ bị phá huỷ nhiều hơn các tế bào thông thường. 

(Hình 4 - Bệnh nhân truyền hoá chất để làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư)   

(Hình 4 - Bệnh nhân truyền hoá chất để làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư)   

Bên cạnh đó, hợp chất định vị vi ống cũng thường được sử dụng trong hoá trị cho bệnh nhân ung thư. Cơ chế này được giải thích theo tính chất các tế bào chứa các ống nhỏ gắn kết với nhau giúp tế bào phân chia và phân đôi DNA. Khi chất ổn định vi ống vào trong tế bào làm cho các vi ống không thể gắn kết, dẫn tới không thể phân bào và tế bào bị chết đi.

… Và còn rất nhiều loại thuốc hoá trị liệu khác.

Đây là cách điều trị bệnh ung thư đã giúp đẩy lùi bệnh ung thư cho rất nhiều bệnh nhân trên thế giới. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không phân biệt được tế bào bình thường và tế bào ung thư nên dùng thuốc một thời gian, người bệnh dễ gặp phải các tác dụng phụ như nôn mửa, rụng tóc, mệt mỏi,...

Các cách điều trị bệnh ung thư khác 

Điều trị miễn dịch

Các nhà khoa học, chuyên gia và bác sĩ đang nghiên cứu cách điều trị bệnh ung thư mới bằng cách kích thích hệ miễn dịch. Sử dụng thuốc, vắc xin để giúp hệ miễn dịch phát hiện tế bào lạ hiệu quả và tiêu diệt nhanh chóng. 

Trong cuộc giằng co của tế bào miễn dịch với ung thư, một số loại thuốc như pembrolizumab, atezolizumab và nivolumab đã được phê duyệt để tiếp thêm sức mạnh cho hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, đây vẫn là cuộc chiến trường kỳ bởi các tế bào ung thư có xu hướng phát ra các tín hiệu giả để đánh lừa tế bào miễn dịch. Không những thế, các tế bào này đột biến không ngừng và thích nghi rất tốt để không bị loại trừ ra khỏi cơ thể.

(Hình 5 - Thuốc kích thích hệ miễn dịch như vắc xin được tiêm vào cơ thể người để chống lại các tế bào ung thư)   

(Hình 5 - Thuốc kích thích hệ miễn dịch như vắc xin được tiêm vào cơ thể người để chống lại các tế bào ung thư)   

Điều trị trúng đích

Cải thiện yếu điểm của phương pháp xạ trị và hoá trị, điều trị trúng đích được ra đời để điều trị tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến các tế bào khác của cơ thể. Cơ chế tác động của liệu pháp này dựa trên:

  • Tác động thụ thể hormone, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào u nhạy cảm với hormone
  • Ngăn chặn hoạt động truyền tín hiệu gây tăng sinh và phát triển tế bào u
  • Ức chế mạch máu nuôi khối u
  • Gây độc và tiêu diệt tế bào ung thư

Điều trị nội tiết

Đối với một số loại ung thư cần hormone mới có thể phát triển được như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,... bệnh nhân sẽ được xét nghiệm nội tiết và đánh giá xem có phù hợp để điều trị liệu pháp này không. Với điều trị nội tiết, bệnh nhân sẽ được yêu cầu dùng thuốc để giảm lượng hormone trong cơ thể hay ngăn không cho hormone tiếp cận được với tế bào, khiến tế bào ung thư không thể tăng sinh được. 

Ngoài ra các biện pháp như tế bào gốc, liệu pháp gene,... cũng đang được nghiên cứu và đem lại những hiệu quả điều trị khả quan. Như liệu pháp ghép tế bào gốc đã giúp 60%  bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu sống thêm 5 năm (Theo Viện Huyết Học - Truyền máu TW).

Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư

Chăm sóc giảm nhẹ cũng là một trong các cách điều trị bệnh ung thư được áp dụng ngay khi mới phát hiện bệnh cho tới những bước cuối cùng của phác đồ. Việc chăm sóc giảm nhẹ đặt trọng tâm ở việc giảm thiểu cảm giác đau đớn, giảm nhẹ tác dụng phụ buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi,... của các biện pháp điều trị và dành thời gian chất lượng cho người thân.

(Hình 6 - Bệnh nhân được chăm sóc cả về sức khoẻ và đời sống tinh thần khi chữa bệnh)    

(Hình 6 - Bệnh nhân được chăm sóc cả về sức khoẻ và đời sống tinh thần khi chữa bệnh)    

Ngoài ra, người bệnh cũng được hỗ trợ điều trị tâm lý, giúp bệnh nhân và gia đình đối mặt với nỗi sợ hãi, lo lắng và các vấn đề cảm xúc khác. Các chế độ ăn uống, bài tập vật lý trị liệu cũng giúp bệnh nhân tăng cường sức khoẻ và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. 

Xem thêm: Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư và y học tái tạo

Tại sao ung thư khó điều trị?

Có 4 nguyên nhân khiến bệnh ung thư hiện nay vẫn là một bài toán khó, bởi:

  • Bản chất ung thư là sự đột biến các tế bào. Theo cơ chế của hệ miễn dịch những đột biến này sẽ bị đào thải. Tuy nhiên, một vài đột biến cho cách tế bào ung thư nhân lên một cách vô hạn. Một khi chúng di chuyển đến các cơ quan khác, hay còn gọi là tế bào ung thư di căn thì gần như không thể điều trị được
  • Không phải chỉ có 1 loại ung thư, có đến hàng trăm loại ung thư khác nhau. Với mỗi loại ung thư này, các tế bào không ngừng nhân ra những phiên bản khác nhau. Ví dụ một loại u não có thể có tới 6 phiên bản khác nhau và thuốc điều trị được phiên bản này chưa chắc có hiệu quả với phiên bản kia
  • Tế bào ung thư có sự liên kết với các tế bào xung quanh. Thậm chí có thể vận động những tế bào này hình thành hệ thống mạch máu riêng cho khối u. Việc cắt đứt các liên kết này là vô cùng khó khăn
  • Tế bào gốc ung thư là tế bào tiền thân của tế bào khối u và tế bào tạo khối u. Đây là mảnh tế bào siêu nhỏ nhưng lại kháng với hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay. Nếu tế bào gốc này không bị tiêu diệt thì chỉ cần một mảnh rất nhỏ chúng cũng có thể nhân lên và khiến ung thư tái phát
  • Khả năng thích nghi của tế bào ung thư rất mạnh. Mặc dù bị tấn công bởi hoá trị hay xạ trị thì một số tế bào ung thư vẫn không bị tiêu diệt. Chúng còn có thể thay đổi mã di truyền của mình để né tránh các tấn công này.

Ngoài ra, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh có sớm hay không, tế bào có đáp ứng với thuốc điều trị hay không.

Là một trong số các Khoa Ung bướu hiếm hoi được đầu tư theo tiêu chuẩn áp dụng mô hình điều trị đa mô thức và cá thể hoá trong điều trị ung thư tại Hà Nội. Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao như PGS.TS. BS Nguyễn Trung Chính, TTUT.PGS.TS.BS cao cấp Trần Đình Hà, BS CKI Mai Văn Lạc,... luôn hỗ trợ chăm sóc chuyên biệt cho từng bệnh nhân. Cơ sở vật chất công nghệ cao như hệ thống phòng phẫu thuật hiện đại, máy nội soi Fuji 7000 giúp phóng đại tổn thương tới 290 lần, máy MRI 1.5 Tesla, máy chụp CT 128 dãy,... đảm bảo hỗ trợ tầm soát, điều trị hoá chất, chăm sóc giảm nhẹ hiệu quả nhất. 

(Hình 7 - Bệnh nhân điều trị xơ gan cổ trướng ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)    

(Hình 7 - Bệnh nhân điều trị xơ gan cổ trướng ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)    

Có thể nói, cùng với sự phát triển của y học,  các cách điều trị bệnh ung thư đang ngày càng đa dạng, có nhiều bước tiến mới đem lại các tín hiệu hết sức lạc quan. Tuy nhiên, để chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân, bạn nên khám sức khoẻ định kỳ và đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay nếu cơ thể có các triệu chứng bất thường.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
191

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

BS.CKI

MAI VĂN LẠC

Bác sĩ khoa Ung bướu

BS.CKI

MAI VĂN LẠC

Bác sĩ khoa Ung bướu
19001806 Đặt lịch khám