Dấu hiệu mẹ bị mất sữa
Trước khi tình trạng mất sữa diễn ra, cơ thể mẹ sẽ có những biểu hiện sau đây:
Ngực không còn căng tức
Khi ngực căng đầy là dấu hiệu của lượng sữa dồi dào bởi đây chính là nơi chứa đựng sữa. Nếu ngực không còn căng mà trong trạng thái bị xẹp, nhũn có nghĩa là nguồn sữa đã cạn kiệt và có khả năng cao là bị mất sữa.
Lượng sữa rất ít
Trước đó có thể mẹ có rất nhiều sữa nhưng sau đó một thời gian, lượng sữa giảm còn rất ít, ngay cả khi vắt ra thì cũng chỉ được vài giọt. Đây là hiện tượng mất sữa từ từ và nếu không dùng cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa thì sẽ dẫn tới mất sữa hoàn toàn.
Lượng sữa mẹ ít không đủ để con bú là dấu hiệu của tình trạng mất sữa.
Tắc tia sữa
Tia sữa bị tắc có thể dẫn tới các tình trạng như sốt, đau tức ngực. Khi này ngực vẫn căng đầy nhưng khi trẻ bú hay vắt sữa lại không tiết sữa. Nguyên nhân của tắc tia sữa là do ống dẫn sữa bị tắc, mặc dù sữa mẹ vẫn được tạo ra nhưng lại không thể thông, lâu dần sẽ dẫn tới đông kết lại và gây mất sữa.
Nguyên nhân dẫn đến mất sữa
Mất sữa là điều không một sản phụ nào. Nếu không may gặp phải tình trạng này, mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời để không bị mất sữa hoàn toàn.
Trẻ ít bú mẹ
Trẻ bú mẹ là phản xạ tự nhiên ngay khi vừa chào đời. Đây là cách tiếp nhận nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ mẹ, là cách tăng sự kết nối giữa mẹ và bé, đồng thời cũng là cách duy trì quá trình tăng tiết sữa và kích thích tiết sữa cho mẹ.
Nếu trẻ ít bú, cơ thể mẹ sẽ mặc định rằng lượng sữa như hiện tại đã đủ để cung cấp cho con. Lâu dần nếu trẻ ít bú hơn hoặc không bú nữa thì cơ thể sẽ dần giảm tiết sữa rồi sau đó dừng hẳn.
Bệnh liên quan đến tuyến vú
Một số bệnh lý liên quan đến tuyến vú mà mẹ có thể gặp phải như viêm tuyến vú, nhiễm khuẩn vú, áp xe vú hay can thiệp phẫu thuật ngực sau sinh cũng trở thành nguyên nhân gây tắc tuyến vú và mất sữa. Bên cạnh những bệnh lý này, tình trạng rối loạn nội tiết cũng dẫn tới mất sữa do tác động đến hai loại hormone điều phối hoạt động của tuyến sữa là Prolactin và Oxytocin
Chế độ dinh dưỡng không đủ chất
Nhiều mẹ sau sinh do kiêng khem quá mức dẫn tới dinh dưỡng cho cơ thể không đủ, khiến lượng sữa không đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như khả năng tiết sữa. Ngoài ra một số thực phẩm gây mất sữa mà nhiều mẹ không tìm hiểu và ăn phải như măng, lá lốt, rau bạc hà, bắp cải, mùi tây, tỏi, trà, cà phê,... cũng gây nên tình trạng mất sữa.
Bị stress, trầm cảm
Yếu tố tâm lý cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tới cơ chế tiết sữa mẹ. Nếu sản phụ thường xuyên phải thức đêm trông con, cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, tâm lý không ổn định sẽ rất dễ dẫn tới mất sữa. Lý do là bởi khi bị stress, trầm cảm, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một loại hormone có tên là cortisol có khả năng gây ức chế prolactin, oxytocin làm giảm hoặc ngừng tiết sữa.
Bên cạnh đó, stress còn khiến nồng độ hormone estrogen bị suy giảm nghiêm trọng dẫn tới tác động đến ống dẫn sữa và lượng sữa. Ngoài ra, khi sinh con, nhau thai sẽ bong ra làm giảm hormone progesterone, khi kết hợp với yếu tố tâm lý sẽ khiến cho lượng hormone này giảm và làm ức chế quá trình sản xuất sữa.
Stress sau sinh ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tạo và tiết sữa mẹ.
Thiếu thời gian nghỉ ngơi
Cơ thể chị em cần được nghỉ ngơi để hồi phục lại sức khỏe sau khi sinh nở. Tuy nhiên vì nhiều yếu tố, sản phụ lại không có đủ thời gian để nghỉ ngơi trọn vẹn. Việc phải thức đêm chăm trẻ, cho con bú mà không có người chăm sóc, đỡ đần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe, từ đó tác động tới số lượng sữa mẹ tiết ra.
Uống ít nước
Hơn 80% sữa mẹ là nước, bởi vậy mà việc uống nước rất quan trọng trong quá trình tạo sữa. Do đó nếu mẹ có thói quen ít uống nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc mất sữa. Cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa đơn giản nhất đó chính là uống nhiều nước.
Trẻ bú bình sớm
Nhiều mẹ tập cho trẻ thói quen bú bình sớm hoặc uống sữa công thức sớm sẽ khiến trẻ bỏ ti mẹ. Khi tuyến sữa không được kích thích bởi hoạt động hút sữa thì lượng sữa tiết ra sẽ giảm dần.
Bị rối loạn nội tiết, thiếu máu
Trường hợp chị em bị rối loạn nội tiết dẫn tới ảnh hưởng đến lượng hormone nói chung của cơ thể và hai hormone tiết sữa là prolactin, oxytocin. Bên cạnh đó, thiếu máu sau sinh cũng làm chậm quá trình tiết sữa, khiến cơ thể mệt mỏi và không đủ máu để nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.
Trẻ bú ít trong mỗi cữ
Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi do dạ dày còn nhỏ nên chỉ cần một lượng sữa nhỏ đã khiến trẻ no. Hoạt động bú lắt nhắt chia làm nhiều cữ nhỏ ở thời điểm này có tác dụng kích thích tuyến sữa. Tuy nhiên nếu thời gian dài trẻ vẫn bú như vậy thì sẽ khiến cơ thể mẹ cho rằng nhu cầu sữa vẫn ít và hạn chế tiết sữa.
Dùng máy hút sữa không đúng cách
Máy hút sữa được khuyên dùng trong trường hợp trẻ không chịu bú, mẹ có nguy cơ bị ít sữa thì hoạt động của máy mô phỏng trẻ bú sẽ giúp kích thích tiết sữa. Trường hợp mẹ nhiều sữa mà con bú không hết thì máy hút sữa sẽ giúp ngăn chặn quá trình bị tắc tia sữa.
Nếu áp dụng đúng, cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa lại cũng chính là sử dụng máy hút sữa. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng thiết bị này với lực hút quá mạnh và số lần hút trong ngày quá nhiều sẽ khiến các ống sữa bị rỗng hoặc vỡ.
Dùng thuốc điều trị bệnh
Trường hợp mẹ sau sinh phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm sữa, mất sữa. Các loại thuốc dùng để tránh thai, điều trị dị ứng, bệnh Parkinson, u tuyến vú,.. gây ức chế tiết sữa bởi chúng có chứa estrogen, testosterone, progestin hay các dẫn xuất ergot như cabergoline, ergotamin,... làm giảm bài tiết prolactin ở tuyến yên, gây ức chế hormone tạo sữa.
Sinh mổ, sinh non
Những phụ nữ sinh mổ hoặc sinh non thường sẽ phải sử dụng thuốc gây tê, gây mê, kháng sinh chống nhiễm trùng làm ức chế hormone tiết sữa. Ngoài ra, sau khi sinh mổ, trẻ sơ sinh sẽ không được cho bú ngay mà phải đợi khoảng 2 giờ sau phẫu thuật, không thực hiện được phương pháp da kề da nên không kích thích được tuyến sữa. Hãy áp dụng ngay cách kích sữa cho mẹ sinh mổ để con yêu được bú sữa mẹ.
Mẹ sinh mổ hoặc sinh non có nguy cơ mất sữa sớm.
Khi nào nên áp dụng cách kích sữa cho mẹ ít sữa?
Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ sau khi chào đời càng sớm càng tốt để tiếp nhận các chất dinh dưỡng, hormone và kháng thể từ mẹ truyền sang. Quá trình tiết sữa diễn ra tự nhiên, tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ cần phải áp dụng cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa. Đó là những trường hợp nào?
- Sau khi sinh mà sữa mẹ chưa “về”: Trải qua quá trình sinh con, ngay khi nhau thai tách ra khỏi tử cung, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi đột ngột, đây chính là tín hiệu để cơ thể bắt đầu tiết sữa. Đa phần các mẹ sẽ thấy sữa về sau 2-3 ngày sinh, tuy nhiên có nhiều người sữa về lâu hơn. Khi này sẽ cần kích sữa về thật sớm.
- Sữa tiết không đủ để nuôi con: Nếu sữa tiết ít trong thời gian đầu có thể là do mẹ chưa biết cách cho trẻ bú, quá căng thẳng hay ăn uống kiêng khem. Mẹ cần tìm ra nguyên nhân để sớm áp dụng cách kích sữa cho mẹ bị kích sữa để không kéo dài tình trạng này.
- Khi có dấu hiệu mất sữa: Ngay khi có những dấu hiệu bị giảm tiết sữa hay mất sữa từ từ, mẹ nên kích sữa càng sớm càng tốt.
8 cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa hiệu quả nhất
Để gọi sữa về nhanh và nhiều giúp con bú khỏe và đủ, mẹ hãy áp dụng ngay những cách kích sữa cho mẹ mất sữa hiệu quả sau đây:
Kích sữa theo lịch
Lịch kích sữa khoa học sẽ được chia thành các khoảng thời gian khác nhau, áp dụng cho mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Lịch kích sữa từ L2 đến L6 như sau:
- Lịch hút sữa L2: Mỗi ngày hút 8-10 cữ, mỗi cữ cách nhau 2 tiếng. Khi này cần kích thích tuyến sữa hoạt động nhiều để sữa mẹ về nhiều hơn. Lịch L2 thường áp dụng cho mẹ vừa sinh.
- Lịch hút sữa L3: Mỗi ngày hút tối đa 8 cữ, mỗi cữ cách nhau 3 tiếng, áp dụng cách kích sữa mẹ trở lại cho trẻ từ 0-2 tháng tuổi.
- Lịch hút sữa L4: Mỗi ngày hút 5-6 cữ, mỗi cữ cách nhau 4 tiếng, áp dụng cho trẻ từ 2-3 tháng tuổi.
- Lịch hút sữa L5: Mỗi ngày hút 4-5 cữ, mỗi cữ cách nhau 5 tiếng, áp dụng cách kích sữa mẹ về nhanh khi trẻ 6 tháng tuổi.
- Lịch hút sữa L6: Mỗi ngày hút từ 3-4 cữ, mỗi cữ cách nhau 6 tiếng, áp dụng cách kích sữa mẹ hiệu quả này trong giai đoạn trẻ đã ăn dặm nên sữa mẹ khi này là nguồn dinh dưỡng bổ sung, không phải là nguồn thức ăn chính của trẻ.
Kích sữa cho mẹ sau sinh bằng cách cho trẻ bú mẹ thường xuyên
Bé nên được ngậm và tập bú ngay từ khi chào đời bởi khi này chính là lúc hấp thụ sữa non rất tốt cho trẻ. Khi bú, lực hút từ hoạt động bú sẽ giúp cơ thể tiết hormone oxytocin kích thích tiết sữa. Thời điểm này mẹ nên cho con bú theo cữ cứ 2 giờ/lần là tốt nhất. Nếu trẻ ngủ dài hơn 3 giờ đồng hồ thì mẹ nên đánh thức để trẻ dậy ăn sữa.
Khi bú, mẹ nên thực hiện da kề da và âu yếm trẻ để não bộ kích thích phản xạ sản sinh sữa cũng là cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa hiệu quả. Đồng thời, nên cho trẻ bú theo lịch nhất định để duy trì lượng sữa, khi thấy sữa ít đi, mẹ không nên cho trẻ bú sữa công thức mà nên bổ sung dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và cho con bú nhiều hơn để tạo sữa và tiết sữa.
Dùng máy vắt sữa để kích sữa cho mẹ đẻ mổ
Sử dụng máy vắt sữa đúng cách kích sữa mẹ về nhiều giúp tăng tạo và tiết sữa, ngược lại với việc gây mất sữa do dùng sai cách. Mẹ cần thực hiện hút sữa theo cữ 8 - 10 lần/ngày, cứ 2-3 giờ/lần và mỗi cữ không hút quá 30 phút. Cách kích sữa mẹ bằng máy hút sữa cần thực hiện theo giờ hút là 6h, 9h, 12h, 15h, 18h, 21h, 24h, 3h. Tuy nhiên mẹ có thể giãn cữ ban đêm để ngủ được ngon giấc hơn.
Thời gian đầu việc kích sữa bằng máy có thể mang lại hiệu quả chưa rõ ràng, sữa về ít đặc biệt là trong những ngày đầu tiên. Tuy nhiên sau đó khi thành công, sữa mẹ sẽ về ổn định hơn. Khi này cữ kích nên giãn từ từ, mỗi ngày hút 4-5 cữ và mỗi cữ cách 4-5 giờ là cách kích sữa cho mẹ đi làm được nhiều người áp dụng. Sữa mẹ cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh và hâm nóng lại khi cho trẻ bú.
Dùng máy vắt sữa đúng cách để kích sữa.
Bổ sung các thực phẩm lợi sữa vào bữa ăn
Chế độ ăn sau khi sinh vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng để đủ sữa cho trẻ bú và sức khỏe cho mẹ, không nên kiêng khem quá mức. Thực đơn ăn uống cần đủ các chất như tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, sữa, phô mai, ngũ cốc, sữa chua, thịt, cá và đậu,... đặc biệt là uống nhiều nước cũng là cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa.
Massage ngực để kích sữa cho mẹ ít sữa
Cách kích sữa về cho mẹ mất sữa như sau: Trước khi bắt đầu cho trẻ bú hoặc hút sữa 30 phút, mẹ nên massage ngực để giúp ống dẫn sữa giãn nở, kích thích tiết sữa nhanh và nhiều. Cách thực hiện này cũng giúp hạn chế tắc tia sữa, áp xe vú hiệu quả. Hướng dẫn kích sữa mẹ với các bước massage như sau:
- Bước 1: Dùng ngón giữa và ngón trỏ bàn tay trái đặt lên bầu ngực bên phải.
- Bước 2: Bắt đầu chuyển động xung quanh vùng đầu ti, sau đó massage tròn đều khắp bầu ngực theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện trong vòng 30 giây rồi đổi bên. Lặp lại 20-30 lần cho mỗi bên.
Chườm ấm ngực là cách kích sữa mẹ hiệu quả
Sử dụng thảo dược để chườm ấm ngực sẽ giúp tăng lưu thông máu, giảm đau, giảm sưng và chống viêm rất tốt, đồng thời kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả. Một số thảo dược nên dùng gồm bồ công anh, oải hương, cúc kim tiền, hoa cúc, rễ ngưu bàng, cỏ thi, lá bắp cải,... Cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa bằng phương pháp chườm ấm như sau:
- Bước 1: Đun thảo mộc trong nồi nước sôi, nấu sôi khoảng 10-15 phút.
- Bước 2: Tắt bếp, chờ nước ấm vừa đủ, nhúng khăn sạch vào nước thảo mộc rồi chườm lên vú.
- Bước 3: Lau sạch bầu ngực lại bằng khăn sạch.
Luôn thoải mái tư tưởng, tránh căng thẳng
Stress là nguyên nhân rất lớn ảnh hưởng tới việc tạo sữa, do đó nếu muốn nguồn sữa chất lượng và dồi dào, truyền dinh dưỡng và những điều hạnh phúc đến con thì mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và cảm thấy thoải mái nhất trong thời gian nuôi con.
Sự hỗ trợ của chồng và người thân khi này là vô cùng cần thiết để sản phụ cảm nhận được sự quan tâm và được giúp đỡ trong việc chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, sau khi cơ thể đã hồi phục, mẹ nên dành thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày, vừa giúp giải tỏa căng thẳng, vừa tăng sự dẻo dai, nhanh chóng ổn định sức khỏe và lấy lại vóc dáng.
Luôn tạo cảm giác thoải mái để giảm căng thẳng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa bằng mẹo dân gian
Ngoài những phương pháp kích sữa dựa vào bằng chứng khoa học, mẹ bỉm sữa cũng có thể áp dụng những mẹo dân gian sau đây để gọi sữa về và kích sữa dồi dào:
Gọi sữa bằng lá mít
Trong cách kích sữa cho mẹ sinh non bằng mẹo dân gian này, nếu bé trai thì mẹ chuẩn bị 7 lá mít, nếu bé gái thì chuẩn bị 9 lá. Lá mít sau khi hái về sẽ rửa thật sạch, để ráo rồi đun cùng 2 lít nước. Đun sôi đến khi còn khoảng 1.5l thì tắt bếp rồi chia thành 2 phần. Một phần sẽ dùng khăn sữa nhúng vào, vắt bớt nước rồi lau nhẹ đầu ti, sau đó dùng lược nhúng vào nước lá rồi chải đều lên bầu ngực. Phần nước thứ 2 để uống sau vài giờ. Tuy nhiên nếu mẹ đang gặp vấn đề về tiêu hoá thì nên đợi thời điểm khác để thực hiện.
Cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa từ búp dứa
Búp dứa non chuẩn bị 7 lá cho bé trai hoặc 9 lá cho bé gái, rửa sạch rồi cắt bỏ phần lá màu xanh, giữ lại phần búp trắng rồi thái nhỏ, nấu cùng với sườn heo hoặc thịt nạc. Khi áp dụng cách kích sữa cho mẹ mới sinh, mẹ nên ninh nhừ món ăn rồi ăn cả nước và cái, ăn hai bữa trong ngày để sữa về sớm.
Chườm bầu ngực bằng xôi nếp
Cách kích sữa cho mẹ mới sinh mổ bằng xôi nếp như sau: Nấu chín xôi nếp rồi gói vào khăn dày, chườm ấm đều quanh bầu ngực và massage nhẹ nhàng. Cách kích sữa này khá đơn giản và thực hiện được bất cứ thời điểm nào trong ngày nên dễ dàng áp dụng.
Dùng men trộn rượu trắng kích sữa
Cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa bằng mẹo dùng men và rượu trắng như sau: Bạn trộn đều với nhau để được một hỗn hợp sệt, sau đó đắp quanh ngực, giữ nguyên trong vòng 20 phút. Men rượu sẽ tạo nên cảm giác ấm nóng trên da và nhanh chóng hút sữa từ các tia sữa. Mẹ cũng có thể massage thêm 10-15 phút rồi lau lại bằng khăn ấm để sữa về nhanh hơn.
Men trộn với rượu trắng đắp lên bầu ngực là mẹo dân gian kích sữa.
Lá tía tô và ngọn lá dừa nước
Kinh nghiệm kích sữa cho mẹ ít sữa là dùng một nắm lá tía tô cùng một ít ngọn cây dừa nước, rửa sạch, để ráo rồi nghiền nát. Dùng khăn sữa bọc hỗn hợp này rồi chườm lên ngực, mỗi ngày thực hiện 1-2 tiếng sẽ giúp sữa về sớm trong vài ngày.
Ngoài những mẹo dân gian trên, một cách kích sữa cho mẹ sau sinh đó là mẹ có thể sử dụng một số các loại ngũ cốc lợi sữa hoặc uống các loại nước lá chè vằng, bồ công anh, lá đinh lăng,... cũng sẽ kích thích tiết sữa sau sinh.
Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Thời gian đầu, các mẹ sẽ thấy có chút khó khăn trong việc áp dụng các cách kích sữa cho mẹ bị mất sữa. Tuy nhiên chỉ cần kiên trì, ăn uống đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời cho trẻ bú sữa đủ cữ thì sữa mẹ sẽ tự động về nên mẹ không cần quá lo lắng.