Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Trong quá trình chăm sóc bé sơ sinh, cha mẹ nên nắm bắt tình trạng bài tiết phân và nước tiểu của trẻ. Thông qua các dấu hiệu thay đổi để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé một cách thường xuyên nhất. Cha mẹ cũng cần lưu ý không nên so sánh con mình với các e bé khác bởi việc đi tiêu ở mỗi bé là khác nhau.
Vậy tình trạng phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường, dưới đây là một số yếu tố để đánh giá.
Tần suất
Đặc điểm này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể thay đổi đối với từng trẻ, phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển và loại sữa trẻ sử dụng. Thông thường trẻ uống sữa mẹ sẽ đi nhiều lần hơn với tần suất thông thường dao động từ 7 lần/ngày tới 1 lần trong vòng 7 ngày.
Khi phân trẻ vẫn mềm và không có biểu hiện nào khác thì tần suất nói trên vẫn có thể coi là bình thường.
Tính chất
Bên cạnh tần suất, tính chất và các yếu tố liên quan đến đặc điểm của phân là vấn đề cha mẹ cần nắm rõ.
Phân của trẻ sơ sinh có sự thay đổi theo từng giai đoạn
- Về số lượng: Thông thường lượng phân trẻ đi sẽ tương quan với lượng sữa mẹ hay sữa công thức mà trẻ uống. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ đi lượng phân quá ít hay quá nhiều so với lượng sữa uống nhưng các vấn đề tăng trưởng và phát triển vẫn được đảm bảo, trẻ không quấy khóc thì cha mẹ không nên quá lo lắng.
- Về màu sắc: Trong vài ngày đầu sau sinh, phân bé sơ sinh chủ yếu là phân su, đen, sệt. Đây là loại phân em bé đã tạo ra từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Những ngày sau đó phân trẻ sơ sinh màu xanh, vàng hay nâu sẫm. Đây đều là những màu phân bình thường của các bé sơ sinh. Ba màu sắc phân của trẻ sơ sinh cần lưu ý là đỏ, trắng xám và đen, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bé đi màu phân này.
- Kết cấu: Giai đoạn trẻ sơ sinh đi phân su thì thường có độ sệt. Trẻ được bú sữa mẹ phân sẽ mềm hơn so với uống sữa công thức. Trường hợp bé đi phân lỏng và kèm theo nước là dấu hiệu của trẻ đang hấp thu không tốt. Phân kèm chất nhầy là biểu hiện của các bé đang bị nhiễm trùng tiêu hóa.
- Mùi: Phân trẻ sơ sinh trong những ngày mới chào đời thường không có mùi hôi. Sau đó một thời gian ruột trẻ hình thành hệ vi khuẩn thì phân sẽ hôi hơn. Các bé bú mẹ phân sẽ nặng mùi hơn so với trẻ uống sữa công thức.
Biểu hiện lúc trẻ đi tiêu
Số lượng lớn các bé sơ sinh sẽ có biểu hiện như bình thường khi đi tiêu. Một vài bé thường hơi đỏ mặt hay nhăn mặt. Tuy nhiên trường hợp bé khóc mỗi khi đi tiêu thì cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu biểu hiện diễn biến kéo dài. Đây có thể là một dấu hiệu của tình trạng đau hoặc khó chịu khi đi tiêu.
Phân của trẻ bình thường theo các trường hợp cụ thể
Như đã nói ở trên trong khoảng từ 1 đến 2 ngày đầu sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ đi phân su. Cha mẹ không nên lo lắng bởi thải ra phân su có nghĩa là hệ tiêu hóa của em bé đã hoạt động tốt. Sau khi hết phân su, bé sẽ thải ra phân bình thường. Phân của bé sẽ phụ thuộc vào những gì trẻ hấp thụ.
Trong giai đoạn này trẻ thường có 2 loại thức ăn chính là sữa mẹ và sữa công thức. Vì thế phân trẻ sơ sinh sẽ có sự thay đổi khi sử dụng từng loại sữa cụ thể.
Phân của trẻ bú mẹ
Khi đã trải qua giai đoạn phân su, trẻ sơ sinh khi được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ đi ngoài ra một loại phân khác, có đặc điểm thông thường như sau:
- Phân có màu vàng và không nặng mùi.
- Phân tồn tại dưới dạng lỏng hơn phân su, không bám dính và sệt.
- Đôi khi phân sẽ có hiện tượng vón cục, tình trạng này không quá nghiêm trọng nên bố mẹ không cần lo lắng.
Phân của trẻ bú mẹ thường mềm và ít khi có màu lạ
Mặc dù không ăn nhiều như người lớn nhưng một trẻ sơ sinh khỏe mạnh bình thường có thể ị tới 4 lần mỗi ngày. Đây là thời gian mà hệ tiêu hóa của bé bắt đầu đi vào hoạt động và thông thường chỉ sau một vài tuần, hoạt động của cơ quan này sẽ trở nên ổn định hơn. Nhờ vậy số lần “đi nặng” mỗi ngày của bé cũng không còn nhiều như trước.
Nói tóm lại, nếu trẻ sơ sinh được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, bạn có thể hoàn toàn yên tâm phân của bé mềm và không có màu lạ. Ngoài ra, trong trường hợp bé đại tiện ít lần trong tuần nhưng phân vẫn đảm bảo đặc điểm trên thì cũng là hiện tượng bình thường.
Phân của trẻ bú sữa công thức
Màu phân trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức sẽ có một số đặc điểm khác biệt, không giống với các bé bú sữa mẹ, cụ thể như sau:
- Phân bé có màu vàng nhạt hoặc nâu vàng.
- Phân em bé sơ sinh sử dụng sữa công thức thường có kích thước to hơn và hơi nặng mùi.
- Thêm nữa, lượng phân mỗi lần bé đi tiêu sẽ khá nhiều.
Trẻ sử dụng sữa công thức mỗi lần đi tiêu thường khá nhiều
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho bé, trẻ uống sữa công thức đi ngoài có các đặc điểm như nói trên thì cha mẹ có thể yên tâm. Lý do là bởi đây là những dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động tốt.
Tuy nhiên một lưu ý cha mẹ cần biết là với những trẻ sơ sinh sử dụng chủ yếu là sữa công thức có thể bị táo bón do khó hấp thụ hết dưỡng chất. Do đó cha mẹ cần theo dõi một cách sát để phát hiện sự thay đổi trong phân trẻ sơ sinh. Từ đó đưa ra biện pháp xử trí phù hợp và kịp thời.
Sự thay đổi phân của trẻ nhỏ bình thường khi nào?
Trong quá trình chăm sóc sẽ có thời điểm cha mẹ nhận thấy những biểu hiện bất thường trong phân của trẻ sơ sinh như tiêu chảy, táo bón, màu sắc khác lạ,... Khi ấy hãy đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và theo dõi sức khỏe.
Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không quá hiếm gặp. Cha mẹ cần biết cách nhận biết để có biện pháp điều trị cho bé một cách phù hợp, tránh để kéo dài sẽ gây ra tình trạng mất nước, thậm chí rất nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Dưới đây là một số dấu hiệu khi bé bị tiêu chảy cha mẹ cần biết:
- Trẻ sơ sinh đi tiêu phân lỏng, đi nhiều lần hơn so với bình thường.
- Phân của bé có thể trào ra khỏi tã lót do lượng quá nhiều.
- Bé đi phân có kèm máu.
Khi bé bị tiêu chảy kéo dài cha mẹ cần đưa đến khám bác sĩ
Bác sĩ chuyên khoa cho biết các trẻ bú mẹ thường xuyên sẽ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn do thành phần của sữa có chứa các hợp chất có lợi giúp ngăn ngừa vi khuẩn. Trong khi đó những trẻ dùng sữa công thức quá nhiều nguy cơ mắc bệnh lý đường tiêu hóa gây ra tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua hoặc đi phân lỏng.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là do:
- Trẻ bị nhiễm trùng, gây viêm dạ dày ruột.
- Trẻ nhỏ sử dụng quá nhiều nước hoa quả hay nước trái cây.
- Bé bị phản ứng với một số loại thuốc.
- Trẻ bị dị ứng với các loại thức ăn hoặc nhạy cảm với một số thực phẩm.
Khi trẻ đang bú sữa ngoài thì có thể xảy ra phản ứng với công thức sữa, ngoài ra khi mọc răng bé sẽ đi phân lỏng hơn so với bình thường. Với các em bé đang mọc răng, phân của bé sẽ lỏng hơn so với bình thường.
Cha mẹ cần lưu ý hiện tượng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể biến mất sau 1 ngày và không cần điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài và không thuyên giảm cần đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị uy tín được nhiều cha mẹ lựa chọn để thăm khám cho con em mình. Bệnh viện xây dựng hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại. Bên cạnh đó các thiết bị phục vụ khám và điều trị đều được nhập khẩu từ những thương hiệu hàng đầu về y tế.
Đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề vững vàng đảm bảo việc thăm khám tốt nhất.
Một vấn đề khác liên quan tới phân trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần quan tâm đó là hiện tượng táo bón. Các bé bị táo bón thường có biểu hiện căng thẳng mỗi khi đi vệ sinh, đỏ mặt do phải cố gắng hết sức để rặn. Các kiểu hiện kèm theo khác cha mẹ cần chú ý bao gồm:
- Bé đi phân nhỏ, ráo, có đôi lúc lớn và cứng hơn so với bình thường.
- Bụng của trẻ luôn căng.
- Có thể xuất hiện máu trong phân, hậu môn bị chảy máu do trẻ cố gắng để thải phân ra ngoài.
Táo bón là tình trạng dễ gặp phải ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bé sơ sinh bú mẹ thường ít bị táo bón hơn so với các bé sử dụng sữa công thức. Nguyên nhân là bởi trong sữa mẹ có nhiều thành phần dinh dưỡng, có thể giữ cho phân của bé luôn mềm, dễ dàng khi đi tiêu.
Khi tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám, nhất là khi bạn phát hiện máu trong phân. Các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh để từ đó có phương pháp điều trị sớm, kịp thời.
Phân có màu xanh lá
Trẻ đi phân xanh là dấu hiệu cho thấy bé đang bị hấp thụ lượng đường lactose. Vấn đề xảy ra khi trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng lại sử dụng sữa đầu thay vì sữa cuối. Mẹ có thể hạn chế tình trạng này bằng cách cho bé bú hết sữa ở một bên ngực sau đó mới chuyển sang bên còn lại.
Bên cạnh đó bé đi ngoài phân xanh khi uống sữa công thức có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Một vài loại sữa công thức sẽ gây ra tình trạng phân trẻ sơ sinh có màu xanh đậm.
- Tác dụng phụ khi bé sử dụng các viên bổ sung sắt.
- Do các vấn đề liên quan tới dạ dày hoặc dị ứng, nhạy cảm với một số thức ăn.
Phân trẻ sơ sinh có màu xanh lá có thể do các vấn đề liên quan tới dạ dày
Khi gặp phải vấn đề này cha mẹ nên đưa bé tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện điều trị, tránh để kéo dài gây nguy hiểm.
Phân có màu nhạt
Phân trẻ sơ sinh có màu nhạt có thể là dấu hiệu của chứng vàng da, đây cũng là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh sẽ khiến da, tròng trắng của mắt chuyển sang màu vàng. Thông thường hiện tượng này có thể tự biến mất sau một đến vài tuần. Tuy nhiên nếu các dấu hiệu kéo dài thì cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Một vài trường hợp bé đi ngoài phân có màu phấn trắng và nhợt nhạt. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc một số vấn đề về gan. Các bé có độ tuổi lớn hơn một chút, việc uống quá nhiều sữa hay bị nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiêu nhạt màu.
Phân lẫn máu
Phân trẻ sơ sinh có lẫn máu có thể do nguyên nhân táo bón, khi các mạch máu ở miệng hậu môn bị nứt trong quá trình trẻ cố gắng thải phân ra ngoài. Ngoài ra phân lẫn máu có thể là biểu hiện của hiện tượng ruột bị kích thích, gây dị ứng hoặc nhiễm trùng.
Để ngăn chặn tình trạng này cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị.
Nhận biết phân trẻ sơ sinh có thể giúp bạn biết về tình trạng sức khỏe của bé. Vì thế cha mẹ cần lưu ý quan sát và theo dõi để phát hiện sớm các vấn đề bất thường và đưa con đến gặp bác sĩ, có phương án điều trị sớm, tránh để ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.