Cách phòng bệnh cúm mùa cho trẻ em và người lớn

Bích Ngọc

02-10-2024

goole news
16

Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng và có thể gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên làm gì để phòng tránh bệnh cúm mùa? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về cách phòng bệnh cúm mùa cho trẻ em và người lớn qua bài viết sau. 

Tổng quan về bệnh cúm mùa

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm do virus cúm (Influenza virus) gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp ở người bệnh. Bất kỳ đối tượng nào đều có khả năng bị mắc bệnh. Virus cúm dễ dàng lây lan từ người sang người qua giọt bắn (ho, hắt hơi và nói chuyện) hoặc tiếp xúc với bề mặt đồ dùng có chứa virus cúm. 

Hiện nay, có 4 chủng virus cúm bao gồm virus cúm A, B, C và D. Trong đó, cúm A và cúm B là nhóm virus gây ra dịch cúm mùa hàng năm, có tốc độ lây lan nhanh chóng ở người. Hai chủng cúm này hoạt động với cơ chế rất linh hoạt, có thể trao đổi vật liệu di truyền liên tục và nhanh chóng, từ đó khiến hệ miễn dịch không thể ứng phó kịp với sự thay đổi này. 

Cúm thường có những triệu chứng giống với bệnh cảm lạnh thông thường như sốt, có cảm giác ớn lạnh, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy,... Nếu các triệu chứng này kéo dài và có tiến triển nặng nề sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng với người bệnh, thậm chí là tử vong. 

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trênCúm mùa là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên

Con đường lây nhiễm của bệnh cúm mùa

Cúm mùa có thể lây lan từ người sang người một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Sau khi người khỏe mạnh tiếp xúc với những giọt bắn này sẽ nhiễm bệnh. 

Đối với một số ít trường hợp, virus cúm có thể lây lan khi người khỏe mạnh tiếp xúc với bề mặt hoặc đồ vật bị nhiễm virus, sau đó đưa tay lên mũi và miệng. Ví dụ, người bệnh sau khi hắt hơi làm bắn các giọt bắn lên bề mặt vật dụng, virus sẽ bám dính và người khỏe mạnh chạm vào gây nhiễm bệnh. 

Tại Việt nam, bệnh cúm thường bùng phát thành dịch vào khoảng tháng 3, 4, 10 và tháng 11. Các triệu chứng của bệnh sẽ bắt đầu từ 2-4 ngày sau khi virus lây nhiễm vào đường hô hấp. Đặc biệt, virus cúm có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh ngay cả khi người nhiễm bệnh chưa xuất hiện các triệu chứng nào. 

Cúm mùa có thể lây lan dễ dàng qua những giọt bắn hoặc bề mặt chứa virusCúm mùa có thể lây lan dễ dàng qua những giọt bắn hoặc bề mặt chứa virus

Cách phòng bệnh cúm mùa cho trẻ em và người lớn

Bất kỳ đối tượng nào đều có thể mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị giảm miễn dịch, người già, người có các bệnh lý nền,... là đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh nhất. 

Cúm không chỉ dễ lây lan và khó kiểm soát mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, điều trị đúng cách. Các biến chứng điển hình gồm: Viêm phổi, suy hô hấp, bội nhiễm,... đối với phụ nữ mang thai có thể gây dị tật thai nhi, sảy thai,... 

Chính vì vậy, các cách phòng bệnh cúm mùa cần được thực hiện để hạn chế khả năng lây nhiễm, tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Hạn chế tập trung nơi đông người

Với tốc độ lây lan nhanh chóng qua đường tiếp xúc, việc hạn chế tập trung nơi đông người là cách phòng bệnh cúm mùa hiệu quả. Bởi vì không thể xác định đối tượng bị cúm nên bất kỳ ai cũng có khả năng lây nhiễm bệnh cho mình. 

Đối với người xuất hiện các triệu chứng của bệnh hoặc bị mắc bệnh tuyệt đối không đến những nơi công cộng, đặc biệt nơi đông người. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, dễ bùng phát thành dịch. 

Hạn chế tập trung nơi đông người Hạn chế tập trung nơi đông người 

Không tiếp xúc gần với người bệnh

Giọt bắn của người nhiễm virus có thể phát tán trong không khí với bán kính từ 1,8-2m. Do đó, giữ khoảng cách nhất định đối với người bệnh để loại bỏ khả năng bị lây nhiễm. 

Lưu ý: Người bệnh cần theo dõi thêm tình trạng sức khỏe của mình tại nhà ít nhất 24 giờ sau khi ngừng sốt để hạn chế lây nhiễm bệnh cho người khỏe mạnh. 

Khi ho cần che miệng và mũi

Khi ho hoặc hắt hơi, người bệnh nên che mũi và miệng bằng khăn giấy và loại bỏ ngay sau khi sử dụng xong. Ngoài ra, có thể dùng khủy tay để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi thay vì lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay có khả năng tiếp xúc với các đồ vật nhiều hơn so với khủy tay, từ đó hạn chế virus bám dính trên bề mặt vật dụng. 

Xem thêm:

Rửa tay thường xuyên

Virus cúm có thể bám trên bề mặt đồ vật lên đến 48 tiếng đồng hồ nên có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với vật dụng nhiễm virus. Chính vì vậy, rửa tay thường xuyên với xà phòng và dung dịch sát khuẩn là cách phòng bệnh cúm mùa hiệu quả. 

Nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch tối thiểu trong 30 giây. Ngoài ra, có thể sử dụng dung dịch rửa tay khô hoặc cồn khử khuẩn để vệ sinh tay. 

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩnRửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

Không đưa tay chạm vào mắt, mũi và miệng

Hạn chế đưa tay lên chạm vào mắt, mũi và miệng vì bàn tay tiếp xúc với nhiều bề mặt và vật dụng khác nhau. Vì vậy, có khả năng tay sẽ bị virus cúm bám dính và gây nhiễm bệnh nếu đưa tay lên chạm vào mắt, mũi và miệng. 

Tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh

Vì có khả năng lây nhiễm nhanh chóng và khó kiểm soát nên cách phòng cúm mùa hiệu quả là tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể để giảm thiểu những hệ lụy do virus cúm gây ra. Cụ thể như: 

  • Xây dựng lối sống khoa học: Ngủ đủ giấc và luyện tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh: Nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm có hại, chất béo và lượng đường nhiều. Cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, chất béo lành mạnh, thực phẩm lên men hoặc men vi sinh,... giúp chống viêm, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. 
  • Uống đủ nước: Mặc dù không bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus cúm nhưng có thể cải thiện các triệu chứng của cúm gây ra. 
  • Tinh thần, cảm xúc tích cực: Các xúc tiêu cực và căng thẳng trong thời gian dài có thể làm rối loạn chức năng của tế bào miễn dịch. Từ đó, tác nhân bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập và tấn công cơ thể. Vì vậy, điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ tích cực và cân bằng cảm xúc là một trong cách phòng bệnh. 
  • Sử dụng thực phẩm hỗ trợ sức khỏe: Vitamin và khoáng chất giúp cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch hiệu quả. Bên cạnh sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh, bổ sung vitamin và khoáng chất thì có thể sử dụng một số thực phẩm bổ sung. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học giúp tăng hệ miễn dịchXây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học giúp tăng hệ miễn dịch

Vệ sinh các bề mặt, vật dụng

Làm sạch và khử trùng bề mặt và vật dụng có thể bị nhiễm virus giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh. 

Khám sức khỏe nếu có dấu hiệu bất thường

Các triệu chứng của cúm thường giống và dễ dàng nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Tuy nhiên, những triệu chứng của cúm sẽ biểu hiện ở mức độ nặng hơn và diễn ra trong thời gian dài. Vì vậy, chú ý theo dõi các triệu chứng và đi khám ngay khi nghi ngờ bị cúm để được điều trị bệnh kịp thời và đúng cách, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. 

Tiêm vacxin cúm hàng năm 

Vacxin cúm có hiệu quả rõ ràng giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập và tấn công của virus cúm. Việc tiêm vacxin nên được thực hiện hàng năm vì virus cúm linh hoạt, có thể nhanh chóng tạo ra chủng mới, có khả năng trao đổi vật liệu di truyền. 

Hầu hết vacxin cúm đều an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêm. Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn nên tiêm vacxin đều đặn hàng năm. Thời điểm thích hợp tiêm phòng cúm là tháng 3, 4, 10 và 11 vì đây là giai đoạn cúm bắt đầu hoạt động mạnh, dễ dàng bùng thành dịch. 

Tiêm vacxin phòng ngừa cúm hàng năm là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quảTiêm vacxin phòng ngừa cúm hàng năm là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

Trên đây là những cách phòng bệnh cúm mùa cho trẻ em và người lớn. Cúm là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng thông qua những giọt bắn và bề mặt nhiễm virus. Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh là điều cần thiết đối với tất cả đối tượng. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nghiêm trọng. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin về cách phòng bệnh cúm mùa hiệu quả cho trẻ em và người lớn. Mặc dù có nhiều cách phòng tránh bệnh nhưng tiêm phòng vacxin cúm là biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao. 

Nếu Quý khách quan tâm đến Dịch vụ tiêm vacxin cúm hoặc các dịch vụ tiêm chủng khác có thể liên hệ hotline 1900 1806 hoặc cung cấp thông tin tại đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn nhanh chóng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
77

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám