Những điều cần biết về tiêm vắc xin cúm mùa

Trần Thị Hương Ngát

24-08-2020

goole news
16

Ở nước ta, mùa đông xuân là thời điểm mà virus cúm mùa sinh sôi phát triển mạnh, gây bệnh ở người và lây lan nhanh thành dịch. Bởi vậy việc tiêm vắc xin cúm mùa mỗi năm là vô cùng cần thiết với mỗi người, nhất là đối tượng trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.

Thông tin về bệnh cúm mùa

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính gây ra bởi các loại virus cúm, cụ thể là A/H1N1, A/H3N2 hoặc cúm B. Đây là bệnh lý cực kỳ phổ biến và không gây nguy hiểm nếu can thiệp điều trị sớm.

Virus cúm mùa thường hoạt động mạnh vào mùa đông xuân và đây cũng là thời điểm mà nó có khả năng gây lây nhiễm cao thông qua đường hô hấp. Những người khỏe mạnh sau khi nhiễm phải loại virus này sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như sốt cao hơn 39 độ C, mệt mỏi, rét run, nhức đầu, buồn nôn và đau mỏi toàn thân. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng có thể xuất hiện gồm hắt hơi, ho hoặc đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi.

Cúm mùa là bệnh lý truyền nhiễm, phát triển mạnh mẽ vào mùa đông - xuân
Cúm mùa là bệnh lý truyền nhiễm, phát triển mạnh mẽ vào mùa đông - xuân

Cúm mùa được xem là một căn bệnh lành tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, nó vẫn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Trong đó, nghiêm trọng nhất là chứng suy đa phủ tạng, viêm phổi nặng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Các bác sĩ khuyến cáo, những đối tượng cần hết sức thận trọng khi mắc bệnh cúm mùa gồm:

  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch.
  • Người mắc bệnh tim mạch,
  • Người trên 65 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Phụ nữ đang mang thai.

Vắc xin cúm là gì?

Đúng như tên gọi, vắc xin cúm mùa là loại vắc xin được điều chế từ các virus cúm bất hoạt, sử dụng để phòng ngừa bệnh cúm. Khi cơ thể con người tiếp nhận loại vắc xin này, lượng kháng thể sẽ được sản xinh vừa đủ để chống lại các vi-rút cúm xâm nhập từ bên ngoài vào.

Hiện nay, vắc-xin cúm mùa đều có chứa một hoặc hai loại kháng nguyên đặc hiệu với 1-2 loại virus cúm. Vì vậy, về cơ bản nó hoàn toàn không có khả năng phòng ngừa tất cả các virus cúm có mặt hiện nay. Trên thực tế, có rất nhiều loại virus cúm khác nhau, được lai tạo từ 9 chủng loại N ( từ N1-N9) và 18 chủng loại H (từ H1-H17). Đặc biệt, khi 1 chủng H kết hợp với một chủng N lại sẽ cho ra một loại vi-rút cúm mới.

Các loại vắc xin phòng cúm hiện nay

Hiện nay có rất nhiều hãng tham gia xuất vắc xin cúm để đưa ra thị trường. Các sản phẩm này đều phải đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được phép lưu hành. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo người dân có thể sử dụng bất kì loại vắc - xin phòng cúm nào đã được cấp phép đầy đủ và đã được áp dụng trong mùa cúm 2019 - 2020.

Hiện tại ở Việt Nam đang có các loại vắc xin cúm xuất xứ từ Hà Lan, Hàn Quốc, Pháp và Việt Nam. Những loại vắc xin này có thể phòng ngừa hiệu quả 3 chủng cúm rất nguy hiểm. Trong đó có 1 chủng cúm đã từng gây ra đại dịch trên toàn cầu và khiến 40 triệu người tử vong là cúm A/H1N1. Bên cạnh đó, các vắc xin cúm hiện nay còn phòng ngừa rất tốt chủng cúm A/H3N2 và một loại cúm nhóm B. Tóm lại, các loại vắc xin cúm hiện có trên thị trường Việt Nam sẽ phòng được 2 nhóm bệnh do cúm A và 1 chủng cúm B.

Vắc xin phòng cúm Vaxigrip có xuất xứ từ Pháp
Vắc xin phòng cúm Vaxigrip có xuất xứ từ Pháp

Các loại vắc xin phòng cúm hiện nay ở nước ta gồm:

Vaxigrip:

  • Xuất xứ: Pháp
  • Đối tượng tiêm: Mọi đối tượng

Influvac:

  • Xuất xứ: Hà lan
  • Đối tượng tiêm: Trẻ em > 3 tuổi và người lớn

GC Flu: 

  • Xuất xứ: Hàn Quốc.
  • Đối tượng tiêm: Trẻ em > 3 tuổi và người lớn

Ivacflu-S:

  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Đối tượng tiêm: Người lớn > 18 tuổi

Chú ý: Mặc dù có rất nhiều loại vắc xin phòng cúm khác nhau nhưng điều quan trọng nhất là bạn cần ghi nhớ rằng, tất cả những người từ đủ 6 tháng tuổi trở lên đều cần phải được tiêm loại vắc xin này hàng năm. Đối với mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ xem xét tình hình và chỉ định loại vắc - xin thích hợp.

Vắc xin phòng cúm hoạt động dựa trên cơ chế nào?

Vắc-xin cúm hoạt động dựa trên cơ chế tạo ra các kháng thể phát triển trong cơ thể người sau khoảng hai tuần tính từ thời điểm tiêm chủng. Các kháng thể này khi đã ổn định sẽ có khả năng chống lại sự xâm nhập, lây nhiễm của các virus  được sử dụng để tạo ra vắc xin.

Hầu hết các loại vắc xin cúm ở Hoa Kỳ đều có thể chống lại bốn loại virus cúm khác nhau, cụ thể là  virus cúm A (H1N1),  virus cúm A (H3N2) và 2  virus cúm B. Còn lại là các loại vắc xin cúm có khả năng bảo bảo vệ cơ thể người trước ba loại vi-rút cúm khác nhau bao gồm:  virus cúm A (H1N1),  virus cúm A (H3N2) và vi rút cúm B. Hai trong số các loại vắc xin hóa trị ba sẽ được các chuyên gia điều chế  đặc biệt cho những người từ 65 tuổi trở lên để tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn, mạnh hơn.

Khi tiêm vắc xin cúm, cơn thể con người sẽ sinh ra kháng thể chống lại virus cúm
Khi tiêm vắc xin cúm, cơn thể con người sẽ sinh ra kháng thể chống lại virus cúm

Vì sao cần tiêm vắc xin cúm hàng năm

Tại sao chúng ta cần tiêm vắc xin cúm hàng năm? Virus cúm luôn luôn hình thành các biến thể mới hằng năm. Bởi vậy mà vắc xin đã sử dụng năm ngoái không thể bảo vệ sức khỏe của bạn bạn khỏi chủng virus mới của năm nay và nhiều năm sau nữa. Đó cũng là ly do vì sao thuốc chủng ngừa cúm được các hãng phát hành hàng năm để đối phó kịp với các loại virus cúm thích ứng nhanh chóng.

Theo các chuyên gia, bác sĩ, khi tiêm chủng đúng định kỳ, hệ thống miễn dịch của con người sẽ tạo ra các kháng thể để ngăn chặn và chống lại các loại virus có trong vắc xin. Tuy nhiên, mức độ kháng thể có thể giảm dần theo thời gian. Đây cũng là lý do vì sao bạn cần tiêm phòng cúm hàng năm.

Vậy tác dụng của vắc xin cúm là gì? Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm phòng vắc xin cúm mùa có thể giúp bạn giảm khoảng 60% nguy cơ mắc bệnh cúm và các căn bệnh liên quan đến cúm. Đồng thời nó cũng giảm khoảng 70-80% tỷ lệ tử vong do biến chứng bệnh cúm.

Vắc xin cúm có tác dụng trong bao lâu? Các vắc xin ngừa cúm hiện nay thường có hiệu lực bảo vệ rất cao, lên đến 90%. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ kéo dài gần một năm. Nguyên nhân là do các loại virus cúm thường có tính đột biến và thay đổi cấu trúc kháng nguyên liên tục mỗi năm. Do đó, các loại vắc xin cúm được dùng trong năm nay có khả năng cao không còn tác dụng phòng ngừa trong năm sau và nhiều năm tiếp theo. Đó cũng là lý do vì sao các chuyên gia y tế thường khuyến cáo người dân nên đi tiêm phòng cúm mỗi năm một lần, nhất là đối tượng trẻ nhỏ, nhằm đảm bảo sự tương đồng giữa chủng vi rút cúm hiện hành với chủng vi rút cúm có trong vắc xin.

Nên tiêm phòng cúm vào thời điểm nào trong năm?

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm thường diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất thường rơi vào mùa xuân và mùa đông ở khu vực Bắc Bán Cầu . Vì vậy khoảng thời gian thích hợp nhất để chúng ta để tiêm vắc-xin cúm là 2 tuần - 1 tháng trước khi bước vào mùa đông - xuân. Các gia đình được chuyên gia khuyến khích bắt đầu tiêm vắc-xin cho trẻ từ tháng 9 tháng - tháng 3 năm sau.

Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin cúm là  2 tuần - 1 tháng trước khi bước vào mùa đông - xuân
Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin cúm là 2 tuần - 1 tháng trước khi bước vào mùa đông - xuân

Chú ý: Việc tiêm phòng sớm hơn thời điểm lý tưởng vẫn có thể làm giảm khả năng chống lại sự lây nhiễm bệnh cúm vào cuối mùa cúm của vắc xin, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.

Chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc xin cúm

Chỉ định: Tất cả những người từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể tiêm vắc xin cúm, nhất là nhóm đối tượng có có nguy cơ nhiễm cúm cao, cụ thể:

  • Bà bầu và phụ nữ đang có ý định mang thai.
  • Người đang chăm sóc trẻ dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt là giáo viên giữ trẻ.
  • Trẻ em thuộc độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi.
  • Người trên 65 tuổi.
  • Cán bộ, nhân viên y tế.
  • Những người có bệnh lý mạn tính;
  • Người có tiếp xúc trực tiếp với đối tượng có nguy cơ cao nhiễm cúm.

Chống chỉ định:

Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, những đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin cúm bao gồm:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
  • Người bị ứng với thành phần trong vắc xin cúm, chẳng hạn như gelatin, thuốc kháng sinh,...
  • Có tiền sử mắc Hội chứng Guillain-Barré.

Các phản ứng phụ thường thấy sau khi tiêm phòng cúm

Vắc xin cúm mùa thuộc nhóm vắc xin bất hoạt, hoàn toàn không có khả năng gây bệnh cho con người. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ nhất định như: Nổi mẩn đỏ, sốt nhẹ, đau nhức ở vị trí tiêm, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn,… 

Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, bạn cần lưu lại viện ít nhất 30 phút để theo dõi
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, bạn cần lưu lại viện ít nhất 30 phút để theo dõi

Các triệu chứng trên thông thường sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên thay và đó bạn cần cẩn thận với nguy cơ sốc phản vệ sau tiêm vắc xin cúm. Các chuyên gia luôn khuyên bệnh nhân sau tiêm chủng nên ở lại bệnh viện để theo dõi khoảng 30 phút để có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp này. 

Vắc-xin cúm có ảnh hưởng đến mẹ bầu hay không?

Vắc xin cúm hoàn toàn không gây bất cứ một ảnh hưởng gì đối với mẹ bầu cũng như thai nhi. Thay vào đó, nếu phụ nữ đang mang thai mắc cúm thì có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Cụ thể, những thay đổi về chức năng miễn dịch, tim và phổi trong thời kỳ mang bầu khiến chị em dễ bị các biến chứng nặng từ cúm mùa. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh khoảng 2 tuần nếu bị cúm có nguy cơ cao phát triển bệnh nghiêm trọng, kể cả đã nhập viện điều trị.

Khi tiêm phòng cúm, cơ thể đã bắt đầu tạo ra các kháng thể giúp bảo vệ con người chống lại bệnh cúm. Với phụ nữ mang thai, các kháng thể này cũng được truyền cho thai nhi và cả vài tháng sau khi em bé được sinh ra. Điều này là yếu tố rất quan trọng vì trên thực tế trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để có thể chủng ngừa cúm. Với chị em đang cho con bú, các kháng thể được tạo ra sau tiêm vắc xin cúm cũng có thể được truyền sang em bé thông qua sữa mẹ. Trung bình sẽ khoảng hai tuần để cơ thể con người tạo ra kháng thể sau khi chủng ngừa cúm.

Tiêm vắc xin cúm bao nhiêu tiền?

Tiêm vắc xin cúm bao nhiêu tiền là thắc mắc của khá nhiều người, nhất là những gia đình có con nhỏ. theo khảo sát, hiện nay, giá vắc xin cúm trên thị trường thường dao động trong khoảng 290.000 - 360.000 đồng. Chi phí tiêm sẽ tùy theo cơ sở tiêm chủng, nguồn gốc vắc xin và các dịch vụ đi kèm (nếu có).

Giá tiêm vắc xin cúm mùa tùy thuộc vào loại vắc xin và địa chỉ tiêm
Giá tiêm vắc xin cúm mùa tùy thuộc vào loại vắc xin và địa chỉ tiêm

Chú ý: Để biết chính xác giá tiêm vắc xin cúm mùa, tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp tới trung tâm tiêm chủng mà bạn định lựa chọn.

Tiêm phòng cúm ở đâu an toàn?

Bạn có thể tiêm vắc xin cúm mùa tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín được cấp phép. Trước khi tiêm bạn cần được khám sàng lọc để đảm bảo đủ điều kiện khi tiêm. Vắc xin cúm không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bởi vậy để ngừa cúm, người dân có thể lựa chọn tiêm dịch vụ. 

Một trong những địa chỉ tiêm chủng dịch vụ uy tín tại Hà Nội có thể kể đến là Trung tâm Tư vấn & Tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Trung tâm luôn đầy đủ vắc xin phòng cúm dành cho trẻ em và người lớn. Các vắc xin đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bảo quản nghiêm ngặt.

Khách hàng được thăm khám kỹ lưỡng để đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe khi tiêm. Kỹ thuật viên phụ trách tiêm được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Thao tác tiêm được thực hiện chuẩn xác, nhẹ nhàng. Sau tiêm, khách hàng sẽ được lưu lại khoảng 30 phút để theo dõi. Nếu xuất hiện phản ứng sau tiêm, bác sĩ sẽ kịp thời xử lý.

Tiêm vắc xin cúm mùa là việc làm cần thiết và quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe của mỗi người. Bởi vậy, bạn hãy chủ động tới cơ sở y tế uy tín để chủng ngừa sớm nhất có thể, nhất là khi thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cúm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

7,566

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám