Hôi miệng ở trẻ em là vấn đề khá phổ biến, khiến bé mất tự tin khi giao tiếp và có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy nguyên nhân do đâu, làm sao để nhận biết và khắc phục hiệu quả tình trạng hôi miệng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách trị hôi miệng ở trẻ em trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về hôi miệng ở trẻ em
Để áp dụng các biện pháp/ cách trị hôi miệng ở trẻ em hiệu quả, cha mẹ cần nắm bắt tình trạng hơi thở có mùi của bé hiệu quả, kịp thời như:
Cách nhận biết trẻ em bị hôi miệng
- Kiểm tra trực tiếp: Cha mẹ có thể để sát mũi vào miệng bé khi bé nói chuyện hoặc thở ra xem có mùi lạ hay không.
- Kiểm tra lưỡi và răng: Hãy quan sát bề mặt lưỡi của bé có các biểu hiện khô miệng, lưỡi bẩn trắng, có bị chảy máu chân răng, nướu hay không?

Bạn nên trực tiếp kiểm tra xem hơi thở của bé có mùi hay không?
Tại sao trẻ em hay bị hôi miệng?
Có nhiều nguyên nhân khiến các bậc cha mẹ phải áp dụng các cách trị hôi miệng ở trẻ em, có thể kể đến như sau:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nếu bé không đánh răng thường xuyên hoặc đánh răng chưa sạch, mảng bám thức ăn sẽ bám lại trên răng, nướu và lưỡi. Vi khuẩn trong miệng phân hủy những mảng bám này, tạo ra mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, nếu bé không có thói quen chải lưỡi, vi khuẩn và cặn bẩn tích tụ trên bề mặt lưỡi cũng có thể gây hôi miệng.
- Bị khô miệng: Nước bọt có vai trò làm sạch khoang miệng, giúp cuốn trôi vi khuẩn và thức ăn thừa. Nếu bé bị khô miệng do thói quen thở bằng miệng khi ngủ, ngậm ti giả lâu hoặc uống ít nước, vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh hơn, gây ra mùi hôi ở khoang miệng.
- Mắc các bệnh lý nha khoa: Các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nướu hay viêm tủy răng có thể làm miệng bé có mùi hôi. Trên lâm sàng, không ít trường hợp bệnh nhi bị sâu răng, chảy máu lợi hoặc có mảng bám nên hơi thở có mùi.
- Có dị vật ở mũi: Trong quá trình học tập và vui chơi, nếu bé vô tình nhét các vật nhỏ như hạt đậu, viên bi, giấy vào mũi mà cha mẹ không biết. Dị vật này có thể bị mắc kẹt, gây nhiễm trùng và có mùi hôi khó chịu, đôi khi bị nhầm lẫn với hôi miệng. Nếu bé có mùi hôi dai dẳng dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kèm theo chảy nước mũi một bên, có thể do dị vật trong mũi gây ra.
- Có thói quen ăn các món ăn có mùi: Một số thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành, cá khô, mắm, sữa lên men… có thể khiến hơi thở bé có mùi khó chịu trong vài giờ
- Hít phải khói thuốc thụ động: Nếu người thân trong gia đình có thói quen hút thuốc khiến bé hít phải thì khoang miệng của bé dễ bị khô và có mùi khó chịu.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Một số bệnh lý toàn thân cũng có thể gây hôi miệng, chẳng hạn như:
- Viêm amidan, viêm họng hạt, viêm xoang
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận

Không chịu đánh răng, đánh răng không sạch là nguyên nhân hàng đầu khiến hơi thở của bé có mùi
Cách trị hôi miệng ở trẻ em
Bạn có thể áp dụng các cách trị hôi miệng cho trẻ em tại nhà đơn giản, dễ làm như sau:
Tập thói quen cho bé uống nhiều nước
Cách trị hôi miệng cho trẻ em này được áp dụng dựa trên nguyên lý giúp kích thích tuyến nước bọt, giữ cho miệng bé luôn ẩm. Đồng thời, uống nước cũng hỗ trợ rửa trôi cặn thức ăn, vi khuẩn và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi.
Cách áp dụng hết sức đơn giản, mẹ chỉ cần:
- Khuyến khích bé uống nước thường xuyên trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn
- Hạn chế cho bé uống nước ngọt, nước có ga
- Nếu bé không thích uống nước lọc, có thể thay đổi bằng nước ấm, nước ép trái cây không đường hoặc nước canh.

Hãy tập cho bé thói quen uống nước thường xuyên, uống nhiều nước
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đây là một trong các cách trị hôi miệng ở trẻ em hiệu quả, giúp loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Bạn nên hướng dẫn bé chải răng ít nhất 2 lần/ngày (sáng và tối), chải nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, làm sạch cả bề mặt răng trong, ngoài và mặt nhai.
Đồng thời khi chải lưỡi hay dùng bàn chải lưỡi hoặc mặt sau của bàn chải để nhẹ nhàng cạo sạch vi khuẩn bám trên lưỡi bé. Ngoài ra, nếu bé đủ lớn (từ 5 tuổi trở lên), có thể cho bé súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng dành cho trẻ em để làm sạch vi khuẩn.
Thay bàn chải định kỳ
Sau một thời gian sử dụng, bàn chải có thể tích tụ vi khuẩn, mảng bám và mất đi hiệu quả làm sạch. Do đó, bạn nên bàn chải đánh răng cho bé 3 tháng/lần hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị xơ, mòn. Ngoài ra, khuyến khích nên chọn bàn chải có đầu nhỏ, lông mềm để tránh làm tổn thương nướu của bé.

Đừng quên thay bàn chải cho bé sau 3 tháng sử dụng
Khi nào nên đưa bé đi khám nha khoa?
Cha mẹ nên đưa bé đi khám nha khoa khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau đây:
- Hôi miệng kéo dài dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Có dấu hiệu sâu răng, viêm nướu như hôi miệng kèm theo đau răng, sưng lợi, chảy máu chân răng
Nếu đã ứng dụng các cách trị hôi miệng ở trẻ em trên mà chưa thành công, bạn nên đưa bé đến Bệnh viện uy tín để được kiểm tra và điều trị các bệnh lý (nếu có). Ngoài ra, ngay cả trong trường hợp bé không có vấn đề gì về răng miệng, bạn cũng nên cho bé khám nha khoa 6 tháng/ lần để đảm bảo bé luôn có hơi thở thơm mát và nụ cười khỏe đẹp.
Làm thế nào để phòng tránh hôi miệng ở trẻ em?
Hôi miệng ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng tốt và duy trì chế độ ăn uống hợp lý cho bé, cụ thể như sau:
- Tập cho bé thói quen đánh răng vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, chọn bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp với độ tuổi của bé.
- Dạy bé cách dùng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải nhẹ nhàng làm sạch lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây mùi.
- Nên cho bé uống đủ 1 – 1.5 lít nước/ngày, tùy theo độ tuổi và nhu cầu của bé.
- Cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm giàu chất xơ để giúp làm sạch răng miệng tự nhiên.
- Khám nha khoa 6 tháng/lần giúp phát hiện và điều trị sớm các vấn đề như sâu răng, viêm nướu – nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến.

Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng là điều hết sức quan trọng để phòng tránh hôi miệng cho bé
Có thể nói, có các cách trị hôi miệng ở trẻ em phổ biến, dễ dàng áp dụng như giúp bé vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng 2 lần/ngày, làm sạch lưỡi và thay bàn chải định kỳ. Ngoài ra, nên tập cho bé uống nhiều nước để tránh khô miệng, hạn chế thực phẩm có mùi và đồ ngọt. Nếu hôi miệng kéo dài, hãy đưa bé đi khám nha khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời.