Rối loạn nhịp tim là một tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra đột ngột, đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Trong đó, các triệu chứng như tim đập nhanh, chậm bất thường hay không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cần được quan tâm. Vậy khi gặp trường hợp cấp cứu rối loạn nhịp tim, bạn nên xử trí như thế nào để bảo vệ an toàn cho người bệnh? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Rối loạn nhịp tim là như thế nào?
Rối loạn nhịp tim tình trạng phổ biến, thường gặp đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch, gây rối loạn dẫn truyền thần kinh tự động tại cấu trúc của tim. Cụ thể hơn là làm đảo lộn thời kỳ trơ, tạo các cơn nhịp nhanh do vòng vào hoặc ngược lại gây tắc nghẽn thành cơn nhịp chậm.
Rối loạn nhịp tim là tình trạng rối loạn dẫn truyền thần kinh tự động tại cấu trúc của tim
Rối loạn nhịp tim có nhiều dạng khác nhau như:
- Nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh;
- Nhịp tim nhanh trên thất;
- Ngoại tâm thu;
- Nhịp nhanh xoang;
- Nhịp chậm xoang;
- ….
Rối loạn nhịp tim thường không hoặc có những triệu chứng vô cùng mờ nhạt. Tuy nhiên, với những trường hợp nhịp tim chậm, bệnh nhân có thể thấy chóng mặt, khó thở, ngất xỉu hoặc phù mắt cá chân,....tương đương với nhịp tim quá nhanh cũng vậy. Ngoài ra, một số triệu chứng khác thường gặp của loạn nhịp tim như đau tức ngực, tim đập nhanh, trống ngực đánh liên tục,....
Nếu để tình trạng này kéo dài, không có phương pháp điều trị cụ thể có thể dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim, nguy hiểm hơn là ngừng tim, đột quỵ. Do đó để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Cách xử trí cấp cứu rối loạn nhịp tim
Khi bị phát bệnh, các thao tác xử trí cấp cứu rối loạn nhịp tim có tác động rất lớn đến khả năng sống còn của bệnh nhân.
Cách cấp cứu phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ thực tế của bệnh nhân để đảm bảo sự an toàn tốt nhất
Quy trình cấp cứu bệnh nhân rối loạn nhịp tim tại bệnh viện bao gồm các giai đoạn sau:
- Đánh giá tổng quan tình trạng người bệnh: Thông qua tình trạng đường thở, thần kinh và các yếu tố của toàn hoàn (như tần số tim mạch, huyết áp, nhiệt độ da, thời gian đổ đầy mao mạch).
- Tiến hành hồi sức:
- Hỗ trợ bệnh nhân bằng cách cho thở mask oxy hoặc bóp bóng qua mask. Trong trường hợp cần thiết, tiến hành đặt nội khí quản để duy trì đường thở. Đồng thời, kết nối monitor theo dõi các chỉ số quan trọng như SpO2 và nhịp tim nhằm đảm bảo kiểm soát tình trạng hô hấp hiệu quả.
- Xét nghiệm công thức máu, đường máu, chức năng thận. Đánh giá nhịp tim nhanh hay chậm, đều hay không đều, QRS rộng hay hẹp dựa vào điện tâm đồ 12 chuyển đạo.
- Nếu người bệnh có tình trạng nhịp chậm và có sốc hãy truyền nhanh 20ml/kg dịch tinh thể.
Tùy thuộc vào loại rối loạn nhịp (nhanh, chậm hoặc không đều), các bước xử trí có thể bao gồm:
2.1. Đối với bệnh nhân rối loạn nhịp chậm
-
Điều trị oxy và sốc (nếu có), hãy đảm bảo đủ thông khí cho người bệnh.
-
Tiêm tĩnh mạch Atropine liều lượng 20 microgram/kg (100-600 microgram). Sau 5 phút có thể nhắc lại Atropine (tổng liều 1 miligam ở trẻ nhỏ, 2 miligam ở trẻ lớn). Có thể nhỏ Atropine qua nội khí quản 0.04 miligam/kg.
-
Nếu người bệnh có tình trạng ngộ độc có thể hội chẩn chuyên gia chống độc.
2.2. Đối với bệnh nhân rối loạn nhịp nhanh trên thất
-
Thực hiện thủ thuật kích thích phó giao cảm. Đồng thời theo dõi điện tim trên monitor, không áp dụng đối với nhãn cầu ở trẻ em.
-
Tiêm cho người bệnh thuốc Adenosine hoặc Amiodarone, Flecainide, Digoxin, Verapamil, Propranolol nếu không có hiệu quả với cách thức trên.
2.3. Đối với bệnh nhân bị sốc
-
Cấp cứu rối loạn nhịp tim bị sốc bằng cách tiến hành ép tim ngoài lồng ngực cho người bệnh.
-
Sốc điện đồng thì 1-2 joule/kg néu người bệnh sốc và có nhịp nhanh thất. Nếu chưa có máy sốc điện thì có thể đặt đường truyền trong tĩnh mạch hoặc trong xương, sau đó tiêm tĩnh mạch Adenosin 0.1-0.5 miligam/kg.
2.4. Đối với bệnh nhân bị nhịp nhanh thất
- Xử trí cấp cứu rối loạn nhịp tim nhanh thất theo phác đồ rung thất.
- Nếu bệnh nhân có huyết động ổn định, cần hội chẩn ngay với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Amiodarone (tiêm tĩnh mạch 5 microgram/kg trong 20 phút, trẻ sơ sinh tiêm trong 30 phút) hoặc Procainamide (tiêm tĩnh mạch 15 miligam/kg trong 30-60 phút).
- Nếu bệnh nhân có sốc, thực hiện sốc điện đồng thì 1 Joule/kg. Nếu không hiệu quả có thể tăng lên 3 Joule/kg và chuyển sang sốc điện không đồng thì. Có thể tiêm Amiodarone 5 miligam/kg nếu bệnh nhân sốc nặng.
- Theo dõi tình trạng điện tim và tiên lượng của bệnh nhân qua monitor cho tới khi ổn định.
- Tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh nhân
Sau khi bệnh nhân đã được sơ cứu, các bác sĩ và y tá sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng nhịp tim thông qua monitor để đánh giá được tình hình thực tế cho tới khi ổn định. Không gian nghỉ ngơi của người bệnh cần được đảm bảo sạch sẽ và yên tĩnh.
Tham khảo:
Một số lưu ý khi cấp cứu rối loạn nhịp tim
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, dưới đây chính là một số lưu ý khi cấp cứu rối loạn nhịp tim theo từng trường hợp khác nhau:
Đối với trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh
- Tránh trì hoãn sốc điện khi bệnh nhân không ổn định. Nếu sốc điện nhưng không thành công, tiến hành truyền amiodarone 300mg trong 10-20 phút và sốc lại từ đầu.
- Trong những trường hợp không chắc chắn về chẩn đoán phân biệt, nên coi nhịp nhanh QRS (>180-200 nhịp/phút đối với trẻ lớn; >200-220 nhịp/phút đối với sơ sinh; QRS giãn rộng >0,09s) là cơn nhịp nhanh nhất và xử lý theo phác đồ của cơn nhịp nhanh thất.
- Trong các trường hợp xoắn đỉnh liên quan đến nhịp chậm nên tạo nhịp tạm thời và cho chẹn beta giao cảm sau khi đặt máy.
- Đối với hội chứng xoắn đỉnh QT kéo dài nên sử dụng thuốc Magnesium sulfate vì chúng mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên với QT bình thường thì lại không.
Đối với trường hợp rối loạn nhịp tim chậm
- Hầu hết mọi trường hợp bị rối loạn nhịp tim chậm QRS thanh mảnh, Atropin vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Với những bệnh nhân ghép tim, không nên sử dụng Atropin vì chúng không còn phân bố thần kinh phế vị kiểm soát rối loạn điện giải, đặc biệt là Kali máu trong mọi trường hợp rối loạn nhịp.
- Xử trí cấp cứu rối loạn nhịp tim chậm thì tạo nhịp thất tạm thời vẫn là sự lựa có thể ưu tiên hàng đầu. Trong một số trường hợp có thể cân nhắc tạo nhịp tạm thời qua da, mặt khác các bệnh nhân nên được tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch dưới màn tăng sáng nếu có chỉ định.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim
Để phòng ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim cấp cứu xảy ra, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng đủ chất cần thiết. Chi tiết như:
- Không hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như bia, rượu, caffeine,....;
- Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tim mạch như rau xanh, hoa quả tươi sạch, ngũ cốc, các loại hạt. Hạn chế dung nạp các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất béo bão hoà.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày tùy theo tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Không nên vận động gắng sức, hoạt động mạnh.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, giảm căng thẳng.
- Kiểm soát tốt các bệnh nền như tiểu đường, cường giáp, các bệnh về tim mạch,...
- Sử dụng các thuốc chống rối loạn nhịp tim theo chỉ định của bác sĩ như thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn beta,...
- Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hay mua thuốc lạ về uống để giảm triệu chứng.
Mọi thắc mắc cần được giải đáp, quý khách hàng có thể liên hệ với Bệnh viện Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám ngay trên website để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Kết luận
Cấp cứu rối loạn nhịp tim đòi hỏi sự bình tĩnh, kiến thức và khả năng xử trí đúng cách để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hãy luôn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe, thăm khám định kỳ và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu bất thường. Sự chuẩn bị đúng cách chính là chìa khóa để đối mặt với những tình huống khẩn cấp hiệu quả nhất.