Viêm amidan là bệnh lý phổ biến gây khó chịu với các triệu chứng như đau họng, sốt, nuốt khó, hôi miệng, ngủ ngáy... Nếu bệnh tái phát từ 5 - 6 lần/ năm hoặc amidan phì đại gây ra các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa,... có thể sẽ được cân nhắc chỉ định cắt amidan. Khi nhận chỉ định, không ít bệnh nhân tự hỏi cắt amidan có nguy hiểm không? Thực hiện ra sao?... Theo dõi bài viết dưới đây để được đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp chi tiết!
Cắt amidan là gì và khi nào cần thực hiện?
Cắt amidan là thủ thuật y khoa nhằm loại bỏ amidan – hai khối lympho nằm ở hai bên họng. Thủ thuật này giúp chấm dứt các biến chứng do các vấn đề sức khoẻ ở amidan gây ra như hôi miệng, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, viêm xoang, viêm tai giữa,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp hoặc sức khỏe tổng thể.
Bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan nếu bạn gặp các tình trạng sau:
- Viêm amidan mạn tính (tái phát hơn 6-7 lần/năm) hoặc (tái phát 5 lần/ năm trong 2 năm liên tục, 3 lần/ năm trong 3 năm liên tục)
- Amidan sưng to gây khó thở, ngáy lớn hoặc ngưng thở khi ngủ.
- Áp-xe quanh amidan hoặc nghi ngờ ung thư amidan.

Cắt amidan là thủ thuật được đưa ra khi người bệnh bị viêm, phì đại amidan cấp độ nặng
Ngược lại, nếu viêm amidan nhẹ và có thể kiểm soát bằng thuốc, bác sĩ thường không khuyến khích phẫu thuật. Đối với trẻ em, độ tuổi phù hợp để phẫu thuật amidan là từ 4 tuổi trở lên. Đối với người lớn, những người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh lý nền như tim mạch, rối loạn đông máu nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện thủ thuật này.
Cắt amidan có nguy hiểm không?
Cắt amidan có nguy hiểm không là thắc mắc của khá nhiều người bệnh khi được chỉ định. Đây là phẫu thuật khá an toàn nhờ kỹ thuật hiện đại, không gây đau đớn với tỷ lệ biến chứng thấp.
Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh vẫn có thể gặp một số vấn đề về mặt sức khoẻ như:
- Đau họng dữ dội trong 1 - 2 tuần đầu sau phẫu thuật.
- Đau ở cổ, tai hoặc hàm
- Buồn nôn, nôn trong vài ngày
- Hơi thở có mùi kéo dài từ 1 -2 tuần
- Sưng lưỡi hoặc sưng vùng cổ họng
- Cảm giác mắc nghẹn, nuốt vướng trong cổ họng
- Lo lắng, mệt mỏi, không thoái mái do vết thương trong người chưa hồi phục
Xem thêm: Giả mạc sau khi cắt amidan khi nào bong ra? Gợi ý cách chăm sóc sau khi cắt amidan

Về cơ bản, thủ thuật amidan không gây nguy hiểm cho người bệnh
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp các biến chứng về mặt sức khoẻ như:
- Phản ứng với thuốc mê, đặc biệt lưu ý với các trường hợp có tiền sử dị ứng với thuốc mê
- Biến chứng hô hấp: suy hô hấp, tăng phản xạ co thắt hầu, thanh quản, khó quản, khởi phát cơn hen phế quản,...
- Chảy máu sau phẫu thuật
- Nhiễm trùng vết mổ
Để hạn chế rủi ro do phẫu thuật amidan gây ra, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế có điều kiện giảm rủi ro, hãy lựa chọn cơ sở Bệnh viện uy tín sở hữu đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và cơ sở vật chất, máy móc hiện đại.
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám các bệnh lý tai mũi họng tại Hà Nội, gợi ý bạn đến Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong số các địa chỉ thu hút không ít bệnh nhân đến thăm khám và điều trị các bệnh lý đường hô hấp hiệu quả.
Cắt amidan có ảnh hưởng đến giọng nói và sức khỏe lâu dài không?
Cắt amidan không làm thay đổi giọng nói, vì phẫu thuật không tác động trực tiếp đến dây thanh âm. Mặt khác, amidan và dây thanh âm (cơ quản đảm nhận chức năng phát âm) nằm ở các vị trí khác nhau nên mặc dù sau khi cắt amidan, người bệnh có thể cảm thấy đau cổ, khàn giọng. Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ mang tính chất tạm thời.
Theo nghiên cứu từ Đại học Y Harvard, chỉ 1% bệnh nhân gặp thay đổi giọng kéo dài, thường là ca sĩ hoặc người dùng giọng nói chuyên nghiệp.
Về sức khỏe lâu dài, amidan đóng vai trò hỗ trợ miễn dịch nhưng chức năng này giảm dần sau tuổi dậy thì. Mặc dù việc cắt bỏ amidan đốii với trẻ em có thể làm tăng nguy cơ các bé mắc bệnh về đường hô hấp hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp amidan viêm mãn tính hoặc phì đại, đem lại tác hại nhiều hơn lợi ích thì các bác sĩ vẫn sẽ cân nhắc thực hiện thủ thuật này.
Xem thêm: Cắt amidan bao lâu thì nói được? Có ảnh hưởng đến giọng nói không?

Giọng nói của người bệnh không bị ảnh hưởng sau phẫu thuật
Các phương pháp điều trị không phẫu thuật
Trên thực tế, ngoài phẫu thuật, bệnh nhân có thể tham khảo các cách điều trị viêm amidan như sau:
- Đối với viêm amidan cấp tính:
- Chủ yếu tập trung vào giảm triệu chứng như đau họng, sốt, mệt mỏi.
- Dùng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân là vi khuẩn. Trường hợp viêm amidan do virus thì không cần kháng sinh.
- Đối với viêm amidan mãn tính:
- Dùng thuốc kháng sinh: Chỉ dùng khi viêm amidan do vi khuẩn hoặc có bội nhiễm để ngăn ngừa biến chứng như viêm cầu thận, viêm cơ tim. Đồng thời, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thêm thuốc kháng viêm đường uống, xịt hoặc dạng men giúp giảm sưng, viêm amidan.
Ngoài ra, bạn có thể chủ động chăm sóc sức khoẻ tại nhà bằng cách súc miệng băng nước muối sinh lý, dùng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong không khí, súc miệng bằng nước muối sinh lý,....

Ngoài phẫu thuật, người bệnh còn có chỉ định dùng thuốc
Hỏi đáp về phẫu thuật cắt amidan (FAQ)
Cắt amidan có cần nằm viện không?
Thông thường, người bệnh cần lưu viện theo dõi 1 -2 ngày sau phẫu thuật.
Thời gian hồi phục là bao lâu?
Người lớn cần khoảng 10-14 ngày để hồi phục hoàn toàn. Trẻ em thường phục hồi nhanh hơn, chỉ mất 7-10 ngày.
Sau khi cắt amidan nên ăn gì, kiêng gì?
- Nên ăn: Thực phẩm mềm, mát như cháo, súp, sữa chua,...
- Nên kiêng: Đồ cay, nóng, cứng hoặc thức uống có cồn, đồ ăn quá cứng hoặc chứa quá nhiều gia vị trong ít nhất 10 ngày.
Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết toàn bộ câu hỏi vè “cắt amidan có nguy hiểm không”. Đây là thủ thuật ngoại khoa có độ an toàn cao và không để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan mà nên chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và tái khám định kỳ để đẩy nhanh tốc độ phục hồi sau phẫu thuật.