Cắt amidan và nạo VA không còn xa lạ, đây là kỹ thuật loại bỏ các ổ viêm nhiễm ảnh hưởng đến chức năng hệ miễn dịch. Chỉ định có thể tiến hành ở cả trẻ nhỏ và người lớn khi tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần trong năm, bên cạnh đó còn chống chỉ định thực hiện với bệnh nhân mắc bệnh máu, bệnh tim nặng và lao tiến triển.
Cắt amidan và nạo VA là gì?
Cắt amidan và nạo VA là phương pháp loại bỏ các ổ viêm tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống cá nhân người bệnh. Chỉ định phẫu thuật cần được xem xét dựa trên các kết quả chẩn đoán, quyết định của bác sĩ chuyên khoa.

Cắt amidan và nạo VA là kỹ thuật loại bỏ các ổ viêm nhiễm tái phát nhiều lần
Amidan, VA là 2 trong số nhiều tổ chức lympho thuộc vòng Waldeyer. Chúng có nhiệm vụ nhận diện các vi khuẩn, tham gia hình thành kháng thể tiêu diệt tác nhân gây hại tái xâm nhập.
Vì có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp, nạo VA và cắt amidan không được tùy tiện thực hiện. Bạn nên đến cơ sở y tế chuyên môn uy tín, tiếp nhận liệu trình điều trị phù hợp.
Khi nào cần cắt amidan và nạo VA?
Không ít bệnh nhân, phụ huynh bệnh nhi lo lắng sức đề kháng của con em sau khi cắt amidan, nạo VA bị suy giảm. Thực tế chúng chỉ đóng 1 phần vai trò trong hàng rào miễn dịch, cơ thể có nhiều bộ phận khác cùng hình thành hệ thống miễn dịch.
Viêm VA, viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần trong năm khiến cơ quan này suy giảm chức năng miễn dịch. Khi này được coi là một ổ vi khuẩn tiềm ẩn, có thể bùng phát khi gặp điều kiện thuận lợi, gây loạt biến chứng nguy hiểm.
Bởi vậy phẫu thuật cắt amidan, nạo VA là chỉ định cần thiết và kịp thời. Để chắc chắn hơn về tình trạng bệnh, nguy cơ hậu phẫu, bệnh nhân hoặc phụ huynh bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
Cụ thể:
Nạo VA
|
Cắt amidan
|
Một số trường hợp được cân nhắc hoặc chỉ định nạo VA bao gồm:
- Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm, trung bình > 5 lần/năm.
- Viêm VA không có khả năng thuyên giảm nhờ điều trị bằng thuốc.
- Bệnh nhân xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản, viêm tai giữa,...
- VA phì đại làm bít tắc cửa mũi sau, bệnh nhân nghẹt mũi kéo dài, cản trở chức năng hô hấp, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
|
Phẫu thuật cắt amidan thường được chỉ định với tình trạng bệnh:
- Viêm amidan tái phát > 5 lần/năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học, sức khỏe và chất lượng đời sống trẻ.
- Viêm amidan diễn tiến viêm phế quản, viêm cơ tim, viêm cầu thận, viêm khớp,...
- Viêm amidan phì đại gây tắc nghẽn đường thở, ngủ ngáy, ngưng thở, khó nuốt, khó nói.
|
Bệnh nhân khi thăm khám y tế cần khai báo chi tiết tình trạng bệnh lý, triệu chứng gặp phải, hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị.
Quy trình kỹ thuật nạo VA và cắt amidan
Quy trình cắt amidan, nạo VA cần được diễn ra trong phẫu thuật vô khuẩn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo cho bệnh nhân. Bệnh nhân ưu tiên thực hiện tại các cơ sở y tế có trang thiết bị máy móc, đội ngũ bác sĩ tay nghề chuyên môn cao.
Về cơ bản tuân theo các bước sau:
- Bước 1: Bệnh nhân cần được kiểm tra sức khỏe trước phẫu thuật, bao gồm lâm sàng và cận lâm sàng. Đánh giá chính xác tình trạng, vị trí ổ viêm nhiễm.
- Bước 2: Bệnh nhân được gây mê trong phòng phẫu thuật, giảm cảm giác khó chịu khi quy trình cắt, nạo bỏ diễn ra. Tùy theo phương pháp kỹ thuật thời gian thực hiện sẽ khác nhau, trung bình 30 - 60 phút.
- Bước 3: Bệnh nhân được theo dõi 1 - 2 tiếng trong phòng hồi sức. Chuyển về phòng khi tỉnh thuốc mê, các chỉ số sinh tồn ổn định.

Quy trình kỹ thuật phẫu thuật amidan và VA
Bệnh nhân cắt amidan, nạo VA thường được cho xuất viện trong ngày hoặc sáng ngày hôm sau. Song cần thỏa mãn điều kiện không có biểu hiện bất thường, sức khỏe ổn định, tinh thần tỉnh táo.
Biểu hiện nguy hiểm cần gặp bác sĩ
Cắt amidan và nạo VA là phương pháp phẫu thuật an toàn, đặc biệt khi ứng dụng các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên thời gian đầu sau hậu phẫu, bệnh nhân và gia đình vẫn cần chú ý các biểu hiện, nếu nhận thấy bất thường cần cấp cứu y tế kịp thời:
- Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt Paracetamol.
- Đau tăng lên.
- Nôn nhiều, nôn ra máu.
- Chán ăn, bỏ ăn hoàn toàn.
- Chảy máu trầm trọng từ miệng, mũi.
- Đau họng nặng, không đáp ứng điều trị với thuốc trong 48 - 72 giờ.
- Bệnh nhân bị mất giọng, thay đổi giọng kéo dài.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau cắt amidan và nạo VA
Bệnh nhân khi trở về nhà cần chú ý chế độ chăm sóc, tuân thủ lối sống và dinh dưỡng lành mạnh và khoa học. Theo đó:
- Tiêu thụ thực phẩm dạng lỏng, mềm, nguội tránh tác động lên vết mổ và nạo.
- Đều đặn vệ sinh răng miệng vào sáng và tối, chú ý không súc họng.
- Khi hắt hơi không nên bịt miệng, ngậm mồm.
- Không xì mũi trong vài tuần đầu nạo VA và cắt amidan.
- Tránh la hét nhiều làm bong lớp giả mạc, dẫn đến chảy máu.

Một số lưu ý chăm sóc sau khi trẻ nhỏ cắt amidan và nạo VA
Khi vết thương ổn định hoàn toàn, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường trở lại. Bạn có thể chắc chắn hơn bằng cách tái khám bác sĩ, nhận lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ.
Kết luận
Cắt amidan và nạo VA là phương pháp loại bỏ các ổ lympho viêm nhiễm, ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm lên hệ hô hấp. Đây là hướng xử lý thường gặp, có thể thực hiện ở mọi đối tượng hình thành bệnh lý.