Cắt cuốn mũi gây vô sinh không? Khi nào được chỉ định?

Ngọc Anh

21-03-2025

goole news
16

Phẫu thuật cắt cuốn mũi là giải pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi kéo dài do cuốn mũi phì đại. Khi được chỉ định một số người lo lắng "cắt cuốn mũi gây vô sinh không?" Theo dõi bài viết dưới đây của đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được giải đáp chi tiết!

Cấu tạo của cuốn mũi

Trước khi tìm hiểu về “cắt cuốn mũi gây vô sinh không”, chúng ta cần làm rõ ý nghĩa của phẫu thuật cắt cuốn mũi và cấu tạo của bộ phận này. Về lý thuyết, cuốn mũi là bộ phận nằm ở hai bên trong khoang mũi, gồm 3 phần chính:

  • Cuốn mũi trên: Nằm gần trần mũi - khoang trên cùng của khoang mũi, có vai trò bảo vệ và dẫn lưu dịch nhầy từ các xoang, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng dịch gây viêm xoang. Bên dưới niêm mạc của cuốn mũi trên có mạch máu phân bố.
  • Cuốn mũi giữa: Nằm ở giữa khoang mũi, hỗ trợ lưu thông không khí, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm của luồng khí hít vào trong.
  • Cuốn mũi dưới: Là bộ phận lớn nhất nằm ở phía dưới cùng của khoang mũi, cuốn mũi dưới là xương mặt riêng biệt, có khớp nối với xương hàm trên và xương vòm miệng cùng bên. Nó chịu trách nhiệm làm ấm, làm ẩn và lọc không khí trước khi vào phổi, hỗ trợ bảo vệ đường hô hấp. 

Ngoài ra, cuốn mũi còn có tác dụng lọc bụi bẩn và vi khuẩn theo nguyên lý, bụi bẩn đi qua lớp niêm mạc sẽ bị lớp lông mao giữ lại, hạn chế nguy cơ các tác nhân gây hại tấn công vào phổi. Mặt khác, bộ phận này cũng dần không khí đến vùng khứu giác, hỗ trợ bản cảm nhận mùi hương tốt hơn. 

Một số vấn đề như cuốn mũi bị phì đại có thể khiến người bệnh phắt cắt cuốn mũi

Một số vấn đề như cuốn mũi bị phì đại có thể khiến người bệnh phắt cắt cuốn mũi

Cắt cuốn mũi gây vô sinh không?

Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học hay nhà khoa học nào đưa ra bằng chứng phẫu thuật cắt cuốn mũi gây vô sinh. Cuốn mũi là bộ phận thuộc hệ hô hấp, hoàn toàn không liên quan đến cơ quan sinh sản. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, biến chứng của cuộc phẫu thuật cắt cuốn mũi bao gồm:

  • Chảy máu kéo dài khá thường gặp trên lâm sàng, xảy ra nếu các mạch máu lớn trong cuốn mũi bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật.
  • Sưng, bầm tím mi mắt, giảm dần theo thời gian
  • Dính niêm mạc mũi: Biến chứng này có thể khiến khoang mũi bị bít tắc một phần hoặc hoàn toàn, gây nghẹt mũi nặng hơn.
  • Hoại tử niêm mạc mũi
  • Nghẹt mũi không cải thiện ngay cả sau khi phẫu thuật, có thể cần can thiệp và điều trị thêm

Cắt cuốn mũi gây vô sinh không? Không

Cắt cuốn mũi gây vô sinh không? Không

Khi nào phải cắt cuốn mũi? Cắt cuốn mũi có an toàn không?

Thông thường chỉ định này sẽ được đưa ra khi người bệnh có cuốn mũi phì đại quá mức, không khí khó lưu thông dẫn đến nghẹt mũi không cải thiện dù đã dùng thuốc hoặc thuộc một trong số các trường hợp sau:

  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi quá nhiều, nghẹt mũi gây khó ngủ, ngáy to 
  • Lệch vách ngăn mũi kèm theo phì đại cuốn mũi 
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ, hơi thở ngưng kéo dài ngay cả trong lúc ngủ
  • Ứ đọng chất nhầy trong khoang mũi do cuốn mũi phì đại
  • Các bệnh lý về mũi như polyp mũi, viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng dùng thuốc không thuyên giảm

Cắt cuốn mũi để làm gì?

Cắt cuốn mũi gây vô sinh không? Không, can thiệp ngoại khoa này không những không gây vô sinyh mà còn mang lại nhiều lợi ích rõ rệt. Cụ thể, cuộc phẫu thuật này hỗ trợ bạn thông thoáng đường thở, giảm cảm giác nghẹt mũi và khó chịu. Ngoài ra nó cũng đẩy lùi các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy nước mũi kéo dài.

Do đó, người bệnh không còn bị ngạt mũi về đêm, giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng ít gặp các bệnh lý tai mũi họng như viêm xoang, viêm họng mãn tính hơn. 

Sau khi cắt cuốn mũi, đường thở thông thoáng khiến người bệnh hít thở dễ dàng hơn

Sau khi cắt cuốn mũi, đường thở thông thoáng khiến người bệnh hít thở dễ dàng hơn

Lưu ý khi phẫu thuật cắt cuốn mũi

Để quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, bạn cần lưu ý các điều quan trọng như sau:

  • Chăm sóc mũi đúng cách: Vệ sinh mũi nhẹ nhàng bằng dung dịch nước muối sinh lý, không ngoáy mũi hoặc hỉ mũi mạnh trong những ngày đầu.
  • Hạn chế vận động mạnh: Tránh cúi đầu hoặc thực hiện các hoạt động gắng sức trong 1-2 tuần đầu sau phẫu thuật.
  • Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ: Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc kháng viêm đúng liều lượng được kê đơn.
  • Tránh các tác nhân gây kích ứng: Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích trong giai đoạn phục hồi.
  • Tái khám đúng lịch hỗ trợ bác sĩ theo dõi tiến trình lành thương và can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.

Có thể nói, phẫu thuật cắt cuốn mũi là phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp cuốn mũi phì đại gây nghẹt mũi, khó thở. Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi "cắt cuốn mũi gây vô sinh không". Trên thực tế, phẫu thuật này không khiến người bệnh vô sinh nhưng vẫn có thể gây ra một số bất thường đường thở. Cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật để đạt được kết quả tốt nhất. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

51

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám