Cắt tử cung thì có kinh nguyệt không?

Cắt tử cung thì có kinh nguyệt không?

Hỏi về: Sản phụ khoa

Khách hàng: Lưu Thị Lệ

Đã hỏi: Ngày 27-04-2024

Bác sĩ ơi. Em bị ung thư cổ tử cung, qua thăm khám được chỉ định cắt toàn bộ tử cung, bảo tồn 2 buồng trứng. Vì còn trẻ, mong muốn có con nên em thắc mắc cắt tử cung thì có kinh nguyệt không hay có ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong tương lai không?

Đã trả lời / Chủ đề: Sản phụ khoa

Trả lời: Cắt tử cung thì có kinh nguyệt không?

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc của mình đến cho Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đối với thắc mắc Cắt tử cung thì có kinh nguyệt không của bạn, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Sau khi cắt tử cung, chị em phụ nữ không thể có kinh nguyệt cũng như khả năng mang thai tự nhiên. Hiểu đơn giản, cắt tử cung (dù bảo tồn buồng trứng hay không) khiến hiện tượng bong niêm mạc tử cung hàng tháng không còn diễn ra.

Dẫu vậy, nội tiết tố hay những yếu tố khác của cơ thể vẫn hoạt động diễn ra bình thường. Đến thời điểm nhất định, bạn vẫn phải trải qua thời kỳ mãn kinh, có thể nhận biết bằng những biểu hiện như mất ngủ, bốc hỏa hoặc sụt cân.

Sau khi cắt tử cung chị em sẽ không còn kinh nguyệt

Sau khi cắt tử cung chị em sẽ không còn kinh nguyệt

Để hiểu rõ hơn về kinh nguyệt, các bạn cần biết được vai trò cũng như chức năng của tử cung và buồng trứng. Theo đó:

  • Tử cung đảm nhiệm nuôi dưỡng, nâng đỡ thai nhi từ khi hình thành đến lúc chào đời. Nếu không diễn ra quá trình thụ thai giữa trứng và tinh trùng, niêm mạc tử cung dưới tác động của hormone nội tiết sẽ bong tróc và tạo ra chu kỳ kinh nguyệt.
  • Buồng trứng có chức năng sản sinh hormone sinh dục, điều hòa kinh nguyệt, ham muốn tình dục, sức khỏe, thường gọi là nội tiết; và ngoại tiết đảm nhiệm rụng trứng hoặc thụ thai.

Ngoài vấn đề kinh nguyệt, sau khi cắt tử cung chị em còn quan tâm đến tình trạng xuất huyết âm đạo. Thông thường, xuất huyết âm đạo chỉ diễn ra tối đa 6 tuần, sau khi cơ thể hồi phục, vết thương lành thì hiện tượng này sẽ chấm dứt.

Riêng với phẫu thuật cắt tử cung bán phần, do còn sót niêm mạc tử cung nên trong một hoặc vài năm tiếp theo, chị em vẫn sẽ có kinh nguyệt trước khi ngừng hẳn. Tuy nhiên, hai trường hợp này đều có điểm chung là không thể mang thai nên người bệnh, gia đình cần cân nhắc.

Điển hình như tình trạng bệnh và mong muốn có con của khách hàng Lưu Thị Lệ, cần trao đổi với bác sĩ Sản khoa cũng như phía trung tâm hiếm muộn. Chị có thể liên hệ hoặc trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để thăm khám, nhận tư vấn phương án tối ưu sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Sinh mổ ăn bánh canh được không?

Đã hỏi: Ngày 10-12-2024
Chào bác sĩ! Em vừa sinh mổ được hơn một tuần và đang dần trở lại với các món ăn yêu thích. Em rất thích ăn bánh canh nhưng không biết sau sinh mổ thì...

Sinh mổ có được ăn khổ qua không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi mới sinh mổ được khoảng 2 tuần và có nghe một số người nói rằng không nên ăn khổ qua vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên,...

Sinh mổ có ăn được sữa chua nếp cẩm không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi vừa mới sinh mổ và rất thích ăn sữa chua nếp cẩm, nhưng không biết liệu món này có phù hợp với người mới sinh mổ như tôi không? Rất mong...

Nhịn ăn trước khi sinh mổ có bắt buộc không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi đang sắp đến tuần sinh mổ và nghe nói cần phải nhịn ăn trước khi vào phòng mổ. Điều này có thực sự cần thiết không và cần phải nhịn ăn...

Bị tiểu đường có sinh mổ được không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi hiện đang mang thai và bị tiểu đường thai kỳ. Tôi nghe nói rằng có thể phải sinh mổ, nhưng không rõ liệu với tình trạng tiểu đường, tôi có thể...
19001806 Đặt lịch khám