Chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào? 

Nguyễn Phương Thảo

19-10-2024

goole news
16

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những căn bệnh đường hô hấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Việc chăm sóc bệnh nhân mắc COPD đòi hỏi không chỉ sự theo dõi y tế chặt chẽ mà còn là một quy trình chăm sóc toàn diện tại nhà để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Nếu bạn đang tìm hiểu cách chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết nhất.

Khái quát về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease - COPD) là một bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao đứng thứ 3 trên thế giới (thống kê WHO). Bệnh xuất hiện với tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính, gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Khi bị mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở do đường thở bị hẹp lại so với bình thường, có thể dẫn đến trường hợp suy hô hấp và các biến chứng khác. 

Theo WHO, trên thế giới, ước tính có 251 triệu ca mắc bệnh (năm 2016), chiếm khoảng 12% dân số từ 40 tuổi trở lên. Mỗi năm, COPD gây ra 3,2 triệu ca tử vong (khoảng 5% tổng số ca trên toàn cầu). Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh COPD chiếm 7,1% đối với nam; 1,9% đối với nữ từ 40 tuổi trở lên.  

Nhận biết bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nhận biết bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đối tượng dễ mắc COPD:   

  • Những người hút thuốc lá chủ động và bị động. Thời gian hút càng lâu, số lượng càng nhiều thì càng dễ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 
  • Người sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với khói bụi, khí độc và hoá chất. 
  • Người có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, lao phổi,...
  • Một số ít khác liên quan tới rối loạn di truyền thiếu alpha-1-antitrypsin - là một loại protein được tạo trong gan và tiết vào máu để bảo vệ phổi.  

Tham khảo: 

Chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Hỗ trợ điều trị bệnh nhân 

Khi chăm sóc bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính, người chăm cần biết cách xử lý tình trạng bệnh nhân khó thở tại nhà bằng cách sử dụng thuốc giãn phế quản. Thuốc sẽ giúp giãn phế quản, làm loãng đờm và đẩy chất dịch ra ngoài khi khạc. Đối với những người bệnh, cơ thể bị suy nhược không khạc được đờm ra ngoài thì nên chọn giải pháp hút đờm thông qua đường mũi hoặc miệng. 

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi

Chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi 

Hướng dẫn tập các bài tập vật lý để khắc phục tình sự ứ khí trong phổi để giảm thiểu tình trạng khó thở. Bao gồm: 

  • Tập thở chúm môi: Tư thế ngồi thoải mái. Hít vào thật chậm, môi chúm lại giống như đang huýt sáo rồi từ từ thở ra (thời gian thở ra dài gấp đôi thời gian hít vào) 
  • Tập thở hoành: Tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng cổ vai gáy. Hít vào thật chậm và kiểm soát vùng bụng có cảm giác phình to nhưng lồng ngực không di chuyển. Sau đó, hóp bụng lại rồi từ từ thở ra sao cho phần bụng lõm xuống, ngực không di chuyển. Thời gian tương tự như cách tập thở chúm môi.

Ngoài ra, những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà bằng cách:

  • Đi bộ nhẹ nhàng: Bài tập đơn giản nhất nhưng hiệu quả trong việc tăng cường hô hấp và sức bền. Bệnh nhân nên đi bộ khoảng 10-30 phút mỗi ngày, tùy theo khả năng.
  • Đạp xe tĩnh: Tập đạp xe tại chỗ với cường độ thấp giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức mạnh cơ chân.
  • Bơi lội: Nếu có điều kiện, bơi lội nhẹ nhàng là bài tập tuyệt vời giúp hô hấp sâu và giảm áp lực lên khớp.
  • Tập trên máy chạy bộ: Bài tập này có thể điều chỉnh tốc độ và độ nghiêng phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân, giúp cải thiện khả năng tim mạch.
  • Yoga: Các bài tập yoga nhẹ nhàng không chỉ giúp cải thiện hô hấp mà còn tăng sự linh hoạt và giảm căng thẳng. Đặc biệt, các bài tập thở trong yoga rất phù hợp với bệnh nhân COPD.
  • Pilates: Giúp tăng cường cơ bụng và cơ lưng, hỗ trợ hệ thống hô hấp và cải thiện khả năng kiểm soát thở.

Sau khi hoàn thành các bài tập, người bệnh cần thực hiện các hoạt động giãn cơ nhằm đưa cơ thể về trạng thái bình thường. 

Bệnh nhân không được hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa những môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất và khói bụi.

Uống đủ nước ấm cho cơ thể, kết hợp vỗ ngực để dẫn đờm ra ngoài hiệu quả.  

Theo dõi quá trình dùng thuốc của bệnh nhân 

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì việc dùng thuốc đúng chu trình là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần theo dõi các phản ứng sau khi dùng thuốc của người bệnh, nếu phát hiện bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để có thể cứu chữa kịp thời. 

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng 

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin có lợi là rất cần thiết đối với bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo một nghiên cứu, thì những người mắc bệnh COPD cần cung cấp nhiều dinh dưỡng và năng lượng hơn so với người bình thường tầm 30kcal/kg.

Đối với người cao tuổi, cần lựa những thực phẩm mềm, ít mỡ, dễ tiêu, tăng cường vitamin, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để tránh bị suy dinh dưỡng.

Thời gian ăn uống cũng phải đúng bữa, đúng giờ. Tránh vận động mạnh. 

Ăn chậm, nhai kỹ. Không nên ăn những thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, sử dụng chất kích thích có hại. 

Chăm sóc đời sống tinh thần 

Đời sống tinh thần rất quan trọng với người bệnh

Đời sống tinh thần rất quan trọng với người bệnh 

Bệnh nhân mắc bệnh COPD được ước tính là có tỷ lệ trầm cảm cao. Vì thế, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người nhà cần quan tâm đến đời sống tinh thần của họ. Bạn nên động viên và nói chuyện với họ nhiều hơn để có thêm cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống. 

Khuyến khích bệnh nhân mở lòng để chia sẻ những lo lắng, khúc mắc trong lòng. 

Gợi ý những bài tập vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh, nâng cao khả năng chống chọi với bệnh tật.

Các hoạt động thư giãn, giải trí mà người bệnh có thể thực hiện như nghe nhạc, đọc sách, xem phim, chơi cờ, đi du lịch nghỉ dưỡng,.... 

Quý khách cần hỗ trợ có thể đặt lịch khám cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc vui lòng liên hệ hotline 19001806 của Phương Đông để được hỗ trợ nhanh chóng.

Kết luận 

Chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ. Với sự quan tâm và chăm sóc đúng cách, người bệnh COPD có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Hãy nhớ rằng, việc hợp tác chặt chẽ giữa bệnh nhân, người nhà và đội ngũ y tế là yếu tố quyết định thành công trong quá trình điều trị.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
105

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám