Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ và những điều không thể bỏ qua

Thu Hiền

04-03-2024

goole news
16

Hầu hết bệnh nhân sau cơn đột quỵ bị suy giảm sức khoẻ và phải phụ thuộc trong sinh hoạt. Để giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường, việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần được lập kế hoạch và kỷ luật, duy trì thực hiện để đạt hiệu quả tốt nhất.

Biến chứng thường gặp và sự thay đổi của bệnh nhân sau đột quỵ

Trong cơn đột quỵ, 2 triệu tế bào não của người bệnh chết đi trong mỗi phút. Thời gian cấp cứu càng lâu, tổn thương não và di chứng gây ra càng nặng nề. Hiểu biết về các biến chứng sẽ giúp người nhà chăm sóc bệnh nhân đột quỵ dễ dàng và đúng cách hơn.

  • Rối loạn vận động: Co cứng các chi, dễ mất sức hoặc hạn chế trong vận động. Không loại trừ một số trường hợp bị yếu hoặc liệt 1 tay hay đau vai.
  • Rối loạn tiểu tiện: Khó khăn trong kiểm soát bàng quang khiến người bệnh không tự chủ được đi đại, tiểu tiện lung tung. Nguy cơ nhiễm trùng bàng quang cao khi đặt ống foley dẫn tiểu.
  • Rối loạn ngôn ngữ: Mất khả năng giao tiếp tạm thời vì không diễn đạt được điều mình muốn nói và hiểu lời người khác. 
  • Rối loạn cảm giác: Tê, đau, ngứa ran hoặc nóng rát, thậm chí mất cảm giác ở trên một phần cơ thể.
  • Suy giảm nhận thức: Mất trí nhớ, nhận thức kém, tư duy kém đi là biểu hiện thường thấy sau đột quỵ
  • Lở loét, có nguy cơ hoại tử các vùng tì đè do nằm liệt giường lâu ngày
  • Khó nuốt thức ăn, mệt mỏi, mất ngủ,....

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà biến chứng và mức độ di chứng của các bệnh nhân đột quỵ sẽ khác nhau. 

Rối loạn vận động là biến chứng cần được lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵRối loạn vận động là biến chứng cần được lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần lưu ý gì?

Vì số lượng biến chứng không hề ít, mức độ của các biến chứng khác nhau nên khi chăm sóc bệnh nhân, người nhà cần lưu ý trên hầu hết các phương diện.

Chăm sóc dinh dưỡng

Để ngăn ngừa đột quỵ lần 2, đột quỵ lần 3,... chế độ ăn của người bệnh đột quỵ cần đảm bảo ba bữa chính và các bữa phụ. Việc lựa chọn và chế biến thức ăn khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ cần chú ý:

  • Nấu thức ăn mềm, xay nhuyễn trong thời gian đầu do người bệnh còn di chứng khó nuốt. Đồng thời, phòng ngừa thức ăn lớn, miếng nhỏ có thể đi lạc gây viêm phổi.
  • Thức ăn có độ ấm vừa phải, tránh cho người bệnh bị nghẹn hoặc sặc khi ăn.
  • Bổ sung các loại rau củ, trái cây chứa nhiều chất xơ tốt: rau cải xanh, súp lơ, cà rốt, mâm xôi,... 

Cơ thể người bệnh cần được bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa, giảm cholesterol,... trong rau xanh và trái cây. Đặc biệt, chúng còn giúp người bệnh triệt tiêu gốc tự do, hỗ trợ chữa trị xơ vữa động mạch.

Bổ sung các loại rau củ, thức ăn mềm vào kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đột quỵBổ sung các loại rau củ, thức ăn mềm vào kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đột quỵ

  • Tăng cường các loại sữa và các sản phẩm thay thế giúp tăng cường canxi, giảm lượng cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

VD: Sữa bò hữu cơ chứa nhiều omega 3. Sữa ít béo giúp hạ đường huyết. Sữa chua phù hợp với người béo phì bị tai biến mạch máu não,...

  • Tăng cường ăn các loại cá sau như: cá hồi, cá thu, cá ngừ,.... vào chế độ ăn chăm sóc bệnh nhân đột quỵ

Nguyên nhân theo các chuyên gia y tế, trong cá chứa photpho, cholesterol tốt,... giúp triệt tiêu các mảng xơ vữa động mạch - nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ.

  • Hạn chế đồ ăn nhiều muối, đồ muối và các gia vị mạnh: cay nóng, chát,... Tuyệt đối không uống rượu bia và sử dụng chất kích thích để hạn chế đột quỵ tái phát. 

Chăm sóc tâm lý

Theo số liệu T2.2024 của Đài Truyền hình Việt Nam, 30% bệnh nhân đột quỵ mắc trầm cảm. Thời gian phát bệnh phổ biến nhất là 3 tháng sau điều trị đột quỵ. Đây là dấu hiệu đáng báo động. Để chăm sóc bệnh nhân đột quỵ phục hồi tinh thần, người nhà có thể cần:

  • Đánh giá và kết hợp điều trị tâm lý: Kiểm tra y tế chuyên sâu sẽ đánh giá trạng thái cảm xúc và đưa ra phương pháp điều trị tâm lý (nếu cần).
  • Động viên, cổ vũ bệnh nhân: Tâm lý người bệnh sau đột quỵ là u uất, chán nản, thất vọng khi phải phụ thuộc vào người khác. Nếu được thấu hiểu, tạo điều kiện tự chăm sóc, người bệnh có thể bớt cảm giác phụ thuộc hơn. 
  • Tâm lý trị liệu: Thay đổi cảm xúc lớn có thể khiến người bệnh thay đổi hành vi và tính tình. Điều này có thể khiến người bệnh gặp trở ngại khi chia sẻ cùng gia đình. Vì thế, khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, sự xuất hiện của bác sĩ tâm lý có thể khiến người bệnh mở lòng, tháo gỡ cảm xúc và ổn định lại trạng thái tinh thần.

Sự động viên từ gia đình khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ là điều hết sức cần thiếtSự động viên từ gia đình khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ là điều hết sức cần thiết

Chăm sóc vệ sinh

Việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ về mặt vệ sinh tuy nhỏ nhưng rất quan trọng để tránh nhiễm trùng các bộ phận tì đè nhiều.

  • Vệ sinh da sạch sẽ, khô thoáng.
  • Vệ sinh vùng sinh môn (cơ quan sinh dục và hậu môn) sạch sẽ, khô ráo hàng ngày. Người nhà có thể vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh hoặc nước sạch lau nhẹ từ trước ra sau. Chất liệu nội y cũng nên chọn loại thấm hút tốt, rộng rãi, thoải mái khi mặc.
  • Tắm rửa, vệ sinh nên thực hiện ở nơi kín gió, ấm áp, sàn ít trơn trượt, nước ấm. Khi chăm sóc vệ sinh chỉ nên vệ sinh từ 5 - 7 phút, không tắm buổi tối.
  • Sử dụng bỉm lót hoặc bô, lau rửa sạch sẽ sau đại tiểu tiện để phòng ngừa viêm nhiễm. 

Ngoài ra nếu bệnh nhân phải đặt ống thông dẫn tiểu, ống thông dạ dày,... thì việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ (khoản vệ sinh) cần phải thực hiện theo hướng dẫn của điều dưỡng, nhân viên y tế. 

Chế độ tập luyện và sinh hoạt

  • Cho bệnh nhân vận động sớm, tốt nhất ngay từ ngày đầu tiên.
  • Đổi tư thế 2 giờ/ lần để tránh viêm loét, hoại tử vùng tì đè.
  • Xoa bóp tay chân, các khớp tay, chân thường xuyên để hỗ trợ tuần hoàn máu, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và teo cơ.
  • Tập thở sâu, thở mạnh cho bệnh nhân kèm vỗ rung lồng ngực để tránh viêm nhiễm đường hô hấp. 

Phụ thuộc vào mức độ di chứng liệt của bệnh nhân, thân nhân nên phối hợp cùng nhân viện y tế đề ra kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Về tần suất vận động, mỗi ngày người bệnh nên tập 2 - 3 lần và kiên trì tập thực hiện các hoạt động để tăng khả năng hồi phục. 

Tái khám và uống thuốc đều đặn

Theo Bộ Y Tế và TT Đột quỵ - BV Bạch Mai, 25% người bệnh đột quỵ có thể tái phát trong 5 năm nếu không được dự phòng.

Bên cạnh chăm sóc bệnh nhân đột quỵ hàng ngày, gia đình cần kiên trì phối hợp với bác sĩ như sau:

  • Nắm chắc các thông tin bệnh lý và thuốc men
  • Phối hợp áp dụng vật lý trị liệu bắt buộc để phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ 
  • Điều trị ngay nếu phát hiện trầm cảm

Có thể nói, đột quỵ là bệnh lý diễn biến nhanh chóng nhưng diễn biến nhanh chóng và gây hậu quả hết sức nặng nề. Gia đình và người nhà cần phối hợp nhịp nhàng để chăm sóc bệnh nhân đột quỵ khoa học giúp gia tăng tốc độ phục hồi cho bệnh nhân.

Tái khám và uống thuốc đều đặn là một phần quan trọng của kế hoạch chăm sóc bệnh nhânTái khám và uống thuốc đều đặn là một phần quan trọng của kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Tầm soát đột quỵ não và điều trị sau đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Hiện nay, chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ quan sát chi tiết tình trạng não và các dây thần kinh. Khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu hệ thống chụp MRI Multiva 1.5T Philips:

  • Khảo sát bằng nguyên lý từ trường, an toàn tuyệt đối cho người bệnh
  • Hệ thống sử dụng nam châm siêu dẫn có lực từ lớn 1.5 Tesla cung cấp hình ảnh sắc nét, giá trị chẩn đoán cao về bất thường mạch máu toàn thân, dị tật thần kinh
  • Chi phí chụp ưu đãi, nhiều chương trình đặc biệt.

Song hành cùng hệ thống máy móc là đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao. Do đó, những bất thường về mạch máu như dị dạng, tai biến,... có thể là nguyên nhân gây đột quỵ được phát hiện kịp thời, chính xác. 

Kỹ thuật viên hướng dẫn trước khi chụp MRI dưới máy chụp MRI 1.5T Philips tại BVĐK Phương Đông)Kỹ thuật viên hướng dẫn trước khi chụp MRI dưới máy chụp MRI 1.5T Philips tại BVĐK Phương Đông)

Ngoài ra, các nhân viên điều dưỡng - lễ tân - bếp ăn… lịch sự, thân thiện luôn hỗ trợ người bệnh và gia đình hết mình. Hệ thống phòng điều trị nội trú tiêu chuẩn cao, khuôn viên nhiều cây xanh, thông thoáng, sạch sẽ cũng hỗ trợ hiệu quả khi chăm sóc bệnh nhân đột quỵ. Đặc biệt, gia đình còn được hỗ trợ chi phí khi thanh toán BHYT, BHBL khi điều trị tại viện. 

Để đặt lịch khám và biết thêm về chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, bạn có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

205

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám