Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp đúng cách tại nhà

Thu Hiền

25-02-2024

goole news
16

Tăng huyết áp dần trở nên phổ biến, không còn chỉ xuất hiện ở người trung niên hay cao tuổi mà giờ đây, tỷ lệ người trẻ dưới 35 tuổi mắc bệnh chiếm khoảng 5 - 12%. Để cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chia sẻ một số mẹo chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp tại nhà.

Hiểu về bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp được kết luận khi áp lực máu trong các động mạch từ 140/90 mmHg trở lên, được đo bằng thiết bị chuyên dụng và đã nghỉ ngơi trước khi đo ít nhất 10 phút. Những cơ chế sinh bệnh của huyết áp phải kể đến:

- Do sự co bóp của tim mạch cùng áp lực máu lên thành mạch cao dẫn đến tăng huyết áp.

- Khối lượng tuần hoàn tăng cao hơn bình thường, gây tăng huyết áp hoặc biến chứng tăng huyết áp

- Độ đàn hồi của thành mạch bị suy giảm, cứng và giảm co giãn, thường gặp ở người cao tuổi.

- Thành phần máu như đường, máu, tế bào máu, vitamin, khoáng chất tăng lên, độ nhớt tăng, gây áp lực lưu thông tuần hoàn.

Bệnh tăng huyết áp được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp trên 140/90 mmHgBệnh tăng huyết áp được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp trên 140/90 mmHg

Để điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả, người bệnh cần kiên trì để loại được các yếu tố gây bệnh, từ đó kiểm soát tình trạng bệnh và cải thiện các triệu chứng:

- Mệt mỏi.

- Liên tục đau đầu, cảm giác bốc hỏa.

- Thị lực suy giảm, nhìn mờ, quáng gà,...

- Buồn nôn, nôn.

- Đau tức ngực đi kèm khó thở, thở gấp.

Người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp có thể dựa vào các triệu chứng sau đây để phát hiện tăng huyết áp. Từ đó có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời, đồng thời thay đổi thói quen xấu lẫn lối sống thiếu khoa học khiến sức khỏe suy giảm.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp ra sao

Để kiểm soát và phòng ngừa sớm các biến chứng, gia đình cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý từ chuyên gia y tế, thân nhân và người bệnh có thể áp dụng thực hiện tại nhà.

Lối sống cho bệnh nhân tăng huyết áp

Bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn bình thường, vậy nên cần:

Hướng dẫn lối sống khoa học cho bệnh nhân tăng huyết ápHướng dẫn lối sống khoa học cho bệnh nhân tăng huyết áp

- Nghỉ ngơi điều độ, hạn chế làm việc trí óc quá căng thẳng, gây tình trạng lo lắng quá độ.

- Vận động thể thao nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, yoga, bơi lội,... tránh các bài tập nặng như cử tạ, chạy bộ, nâng tạ,...

- Mùa đông, người cao huyết áp phải luôn giữ ấm cơ thể.

- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất để cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Trong một ngày, không nên ăn quá 5 gram muối, đồng thời giảm thực phẩm dầu mỡ, chất béo động vật và các chất kích thích.

- Vệ sinh răng miệng, cơ thể hàng ngày để hạn chế hình thành ổ nhiễm khuẩn, gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Song song với đó, gia đình và bạn bè chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp cần động viên, trấn an để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả. Tránh gây áp lực khiến người bệnh suy sụp, chán nản trong khi chữa bệnh.

Theo dõi sức khoẻ người bệnh tăng huyết áp

Ngoài thực hiện lối sống khoa học, khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp cần đều đặn theo dõi:

Theo dõi sức khỏe người cao huyết áp thường xuyênTheo dõi sức khỏe người cao huyết áp thường xuyên

- Dấu hiệu sinh tồn như mạch, nhiệt độ cơ thể, huyết áp, nhịp thở. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, gia đình cần chuyển bệnh nhân đến bệnh viện để đánh giá và có phương án điều trị kịp thời.

- Theo dõi sát sao đối với tình trạng tổn thương mắt, thận và tim mạch.

- Tình trạng sử dụng thuốc, biến chứng do thuốc có thể xảy ra.

- Các biến chứng tăng huyết áp có thể xảy ra, từ đó có phương án xử lý kịp thời.

Xử lý cơn huyết áp tại nhà

Chăm sóc bệnh nhân cao huyết áp không chỉ dừng lại ở giám sát lối sống, theo dõi tình trạng sức khỏe mà còn là hỗ trợ xử lý cơn huyết áp tại nhà. Có thể kể đến:

Theo dõi sức khỏe người cao huyết áp thường xuyênTrang bị kiến thức xử lý cơn huyết áp tại nhà

- Tuân thủ sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm theo y lệnh của bác sĩ, trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện bất thường cần báo ngay hoặc đến cơ sở y tế.

- Áp dụng tư thế Savasan nhằm cải thiện tình trạng tăng huyết áp.

- Bấm huyết, massage nhẹ nhàng.

- Massage tai và cổ để hạ huyết áp khẩn cấp.

Nếu người bệnh không có tín hiệu hồi phục, dấu hiệu sinh tồn giảm cần lập tức chuyển đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm cũng như bảo toàn tính mạng.

Giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp

Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp có thể đảm nhiệm thêm việc giáo dục sức khỏe, gia đình cần cung cấp thông tin về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ cũng như triệu chứng của bệnh. Từ đó, chính bản thân người bệnh hình thành ý thức phòng tránh, điều trị và theo dõi bệnh.

Thực hiện giáo dục sức khỏe với người bệnh cao huyết ápThực hiện giáo dục sức khỏe với người bệnh cao huyết áp

  • Dự phòng cấp 1 với người chưa mắc bệnh, cần lưu ý chế độ sinh hoạt, thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
  • Dự phòng cấp 2 với người mắc bệnh hoặc cần chăm sóc, áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt, theo dõi huyết áp thường xuyên, điều trị ngoại trú cần thực hiện y án chỉ định y tế.

Một số lưu ý chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp, điều đầu tiên bạn cần lưu tâm là hướng dẫn họ thực hiện lối sống khoa học. Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp kiểm soát tốt hình trạng tăng huyết áp, trì hoãn hoặc giảm nhu cầu dùng thuốc.

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết ápLưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Ngoài ra còn có một số lưu ý:

  • Hoạt động thể dục phù hợp, vận động 30 phút mỗi ngày có thể giúp hạ huyết áp khoảng 5 - 8 mmHg. Ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, khiêu vũ, yoga, bơi lội,...
  • Giảm cân với người béo phì nhằm phòng tránh cao huyết áp gia tăng, đồng thời giảm chỉ số huyết áp. Duy trì cân nặng ổn định theo chỉ số khối cơ thể để kiểm soát huyết áp, nam giới nên duy trì vòng bụng dưới 90 cm và nữ dưới 80 cm.
  • Từ bỏ thuốc lá, không chỉ người bệnh mà người chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp cũng cần dừng việc sử dụng chất kích thích này. Thuốc lá là thủ phạm gây cao huyết áp, dẫn đến biến chứng về các bệnh tim mạch.
  • Tập trung nghỉ ngơi, thư giãn thay vì căng thẳng, tập trung quá độ vào công việc. Bạn có thể áp dụng một số hình thức giải trí lành mạnh như đọc sách, xem chương trình giải trí hoặc ngồi thiền.
  • Thực đơn của người bệnh cao huyết áp cần hạn chế sử dụng muối, vậy nên khi chế biến đồ ăn, bạn không nên sử dụng quá nhiều gia vị này vì có thể gây gia tăng tình trạng bệnh.
  • Thực hiện đo huyết áp tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, nếu nhận thấy bất thường cần liên hệ ngay để nhận hướng dẫn chuyên môn.

Có thể thấy, chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp không phải công việc đơn giản vì cần chú ý nhiều đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần cũng như chế độ ăn uống, vận động hàng ngày. Hy vọng những thông tin được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn và gia đình.

Nếu còn thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

278

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám