Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống với người bệnh tăng huyết áp

Thao Tran

17-05-2023

goole news
16

Tăng huyết áp (THA) chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới. Bệnh lý này cũng là yếu tố nguy cơ tim mạch liên quan đến suy tim, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. 

 

Bệnh tăng huyết ápTăng huyết áp - "Kẻ sát nhân thầm lặng"

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu là 12,7 %. Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch (2008), tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1% ở những người trên 25 tuổi.

Chẩn đoán tăng huyết áp ở người lớn

Cách duy nhất để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp chính là đo huyết áp. Một người được xác định THA khi huyết áp tâm thu > 140 mmHg, huyết áp tâm trương < 90 mmHg, đo ở 2 lần khám, mỗi lần được đo ít nhất 2 lần. Người bệnh được nghỉ ngơi trước khi đo ít nhất 5 phút.

Hầu hết người bệnh tăng huyết áp không rõ nguyên nhân nên việc đến các cơ sở y tế có uy tín khám và điều trị là hết sức cần thiết.

Chẩn đoán bệnh tăng huyết ápKhách hàng chú ý lắng nghe chẩn đoán bệnh của bác sĩ 

Biến chứng chính của bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như:

  • Biến chứng ở tim: Cơn đau thắt ngực, suy tim, nhồi máu cơ tim…
  • Biến chứng ở não: Đột quỵ não, suy giảm trí nhớ…
  • Biến chứng ở thận: Đái ra protein, phù và suy thận…
  • Biến chứng ở mắt: Mờ mắt, xuất tiết, xuất huyết, phù gai thị…
  • Biến chứng ở mạch máu: Phình hoặc phình tách động mạch và các bệnh động mạch ngoại vi…

Điều trị bệnh tăng huyết áp 

Điều trị tăng huyết áp cần có sự phối hợp giữa điều chỉnh lối sống cùng thuốc hạ huyết áp. Điều này nhằm đưa huyết áp về trị số bình thường, ngăn ngừa các biến chứng lâu dài và tổn thương cơ quan đích. 

  •  Điều trị không dùng thuốc: Điều chỉnh lối sống, chế độ ăn, giảm cân, tăng cường tập luyện thể dục… (Đây là phương pháp điều trị bắt buộc dù có kèm theo dùng thuốc hay không).
  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc chẹn alpha giao cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển… Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp, bác sĩ sẽ lựa chọn và kết hợp các loại thuốc phù hợp.
  • Loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp. 

Điều trị bệnh tăng huyết ápĐiều trị bệnh tăng huyết áp giúp kiểm soát tốt chỉ số huyết áp

Thay đổi lối sống đối với người bệnh tăng huyết áp 

Để điều trị và chăm sóc tốt người bệnh tăng huyết áp thì ngoài các biện pháp dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa và loại bỏ các nguyên nhân gây tăng huyết áp thì việc thay đổi tích cực lối sống là rất quan trọng và không thể thiếu được. Áp dụng cho mọi người bệnh để ngăn ngừa tiến triển và giảm được số đo huyết áp, giảm số thuốc cần dùng.

Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ lượng kali và các yếu tố vi lượng:

  • Ăn nhạt: Chế độ ăn nên thực hiện với lượng muối < 6 gam NaCl/ngày hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày.
  • Tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh và các loại củ, hạt...
  • Duy trì đầy đủ lượng Kali khoảng 90 mmol/ngày, đặc biệt là bệnh nhân tăng huyết áp điều trị bằng thuốc lợi tiểu.
  • Bảo đảm chế ăn đầy đủ calcium và magnesium.
  • Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no (có nhiều trong mỡ động vật).

Xem thêm: Điều trị cao huyết áp: Nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ ăn với người bệnh tăng huyết ápChế độ ăn đối với người bệnh tăng huyết áp

Giảm cân: Nếu người bệnh bị quá cân thì cần giảm cân và duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index) trong khoảng 18,5 – 22,9.

Duy trì vòng bụng: Đối với nam, vòng bụng nên dưới 90 cm và đối với nữ là dưới 80 cm.

Hạn chế uống rượu, bia, các chất kích thích, cà phê, nước chè đặc.

Bỏ thuốc lá, thuốc lào.

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: Bạn có thể lựa chọn tập thể dục, đi bộ, đạp xe hoặc vận động ở mức vừa phải và duy trì  đều đặn  khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày.

Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, có chế độ thư giãn và tránh làm việc quá sức.

Tránh bị lạnh đột ngột.

Bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) đang ngày càng trở nên phổ biến và nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng. Nếu bạn muốn đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa hoặc tư vấn thêm hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số Hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
19,346

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám