Để hỗ trợ con yêu nhanh khỏi bệnh, trở lại cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày, cha mẹ nên phát hiện sớm và thực hiện các cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đều đặn. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng tại nhà chi tiết, đầy đủ.
Tìm hiểu về bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh do siêu vi trùng đường ruột Coxsackievirus và Enterovirus gây ra. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chuyên trị cho bệnh chân tay miệng. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) có tới 90% trường hợp trẻ mắc tay chân miệng sẽ khỏi bệnh trong thời gian từ 7 - 10 ngày nếu cha mẹ áp dụng các cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng
Ngay cả khi chưa áp dụng các triệu chứng chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên quan sát để kịp thời phát hiện nếu trẻ có các biểu hiện:
- Thời kỳ ủ bệnh: 3 - 7 ngày không có triệu chứng
- Thời kỳ toàn phát: 3 - 10 ngày với các dấu hiệu điển hình:
- Loét miệng, vết loét đỏ ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi khiến bé đau miệng, chán ăn, tiết nhiều nước bọt và hay chảy dãi
- Phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông và tồn tại trong khoảng 7 ngày sau đó để lại vết thâm
- Thời kỳ lui bệnh: 3 - 5 ngày sau khi trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng
Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi
Chăm sóc trẻ bị chân tay miệng theo giai đoạn bệnh tại nhà đơn giản, hiệu quả
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trong giai đoạn đầu
Đây là giai đoạn khởi phát kéo dài khoảng 1 - 2 ngày của bệnh nhi tay chân miệng. Các bé thường bị sốt nhẹ, một số bé sốt cao từ 39 - 40 độ C. Ngoài ra, bé còn cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, đau họng và tiêu chảy vài lần trong ngày.
Trên niêm mạc miệng, các vết loét xuất hiện nhiều và vỡ nhanh. Trẻ dễ bị tăng nước bọt và cảm thấy đau khi ăn và hay quấy khóc. Nếu cha mẹ quan sát cũng có thể thấy các vết bọng nước ở mông, đầu gối.
Một số biểu hiện của trẻ em bị tay chân miệng trong giai đoạn khởi phát
Lưu ý khi chăm sóc:
- Cách ly bé tại nhà tại phòng riêng, cho bé nghỉ học từ ít nhất 7 - 10 ngày kể từ khi nhiễm bệnh để đảm bảo sức khỏe bé đã phục hồi và không có khả năng lây bệnh
- Cho bé nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, gợi ý có thể cho bé nằm trên giường, tránh vận động mạnh. Trong những ngày đầu mắc bệnh, bé có thể ngủ nhiều hơn bình thường.
- Giữ phòng ở, giường ngủ của trẻ thông thoáng, sạch sẽ. Thường xuyên lau rửa các bề mặt và đồ chơi trẻ chạm vào.
- Phân loại đồ dùng cá nhân, ly cốc,... của trẻ mắc bệnh với các thành viên khác trong nhà để vệ sinh, sát khuẩn cẩn thận
- Cho bé uống nhiều nước hơn để bù lượng nước đã mất khi bé bị sốt, nôn ói và cân bằng điện giải
- Ưu tiên cho bé ăn các những thức ăn mềm, dễ nuốt để không gây kích ứng vết loét trong miệng. Các món ăn nên được xay nhuyễn hoặc nghiền mịn, nấu chín kỹ, ở nhiệt độ vừa phải, đặc biệt là cháo, bột, súp,... từ rau xanh, thịt, cá, trứng,...
Cho trẻ ngủ nhiều hơn để lấy lại sức
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trong giai đoạn toàn phát
Toàn phát là giai đoạn các triệu chứng của tay chân miệng bộc lộ kéo dài từ 3 - 19 ngày. Các vết loét xuất hiện và tồn tại nhiều hơn. Trẻ ở giai đoạn này cũng hay bị sốt cao, nôn nhiều hơn.
Lưu ý khi chăm sóc:
- Chú ý quan sát mọi biểu hiện của có khó thở không, tay chân cử động, da, nhiệt độ cơ thể ra sao. Bé có bị giật mình khi bắt đầu ngủ không?
- Phối hợp dùng thuốc kháng sinh và hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
- Giữ vệ sinh cơ thể bệnh nhi sạch sẽ, có thể dùng thuốc xanh - methylen để chấm lên các nốt phỏng nước
- Thay quần áo và lau người cho bé hàng ngày bằng nước ấm. Chú ý chọn các loại quần áo bằng vải mềm, rộng rãi và thấm hút mồ hôi tốt
- Chia nhỏ bữa, vẫn tiếp tục cho bé ăn thức ăn nguội, mềm lỏng và dễ tiêu. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, sữa, nước ép hoa quả,... để bổ sung nước cho cơ thể
- Không cho trẻ chạm vào các vết loét, phồng rộp trên tay, chân, miệng
- Nếu bé sốt quá cao, trẻ cần được uống thuốc hạ sốt theo chỉ định, khoảng 10- 15mg/kg cho mỗi lần dùng. Cách nhau 4-6 tiếng nếu trẻ sốt trên 38 độ C và không dùng quá liều vì sẽ gây ra các tác dụng phụ.
Vệ sinh, khử trùng các nốt mụn nước trên da bé
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng trong giai đoạn lui bệnh
Lúc này, trẻ đã hạ sốt và các vết loét bắt đầu lành. Gia đình nên chú ý các điểm quan trọng như sau:
- Cho con hoạt động nhẹ nhàng trở lại. Tuy nhiên vẫn tránh các hoạt động mạnh, tiếp xúc đông người để trẻ dưỡng sức và phục hồi hoàn toàn
- Không nên chà xát mạnh, tránh làm tổn thương lớn hơn tới các vết loét đang lành trên da.
- Khuyến khích bé ăn nhiều bữa, cho bé ăn nhiều loại thực phẩm bé thích với nhiều màu sắc và hương vị. Ưu tiên chọn các loại trái cây, rau xanh, thịt, trứng, cá, sữa,...
- Không cào cấu, gãi mạnh ở các vết phỏng rộp
Cảnh báo khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng: 7 cách nhận biết cha mẹ cần ghi nhớ
Gia đình nên đặc biệt lưu ý vì sau trong 7 - 10 ngày của giai đoạn toàn phát, tay chân miệng có thể diễn biến nhanh chỉ trong vòng vài giờ và xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như: viêm não, viêm màng não, phù phổi, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch,...
Khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường của bé để xử lý kịp thời
Nếu bé có 7 biểu hiện sau đây, cha mẹ cần đưa bé đến Bệnh viện ngay lập tức:
- Thở mệt
- Khóc than
- Da nổi vân , lạnh tứ chi
- Giật mình, hoảng hốt chới với (thường khi bắt đầu vào giấc)
- Run tứ chi, đi đứng loạng choạng, yếu tay, yếu chân
- Ngủ nhiều hơn, li bì
- Sốt cao kéo dài, sốt cao co giật
Làm thế nào để phòng bệnh cho trẻ bị tay chân miệng?
Hiện bệnh vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, để giúp con chủ động phòng bệnh, cha mẹ nên lập kế hoạch chăm sóc trẻ tay chân miệng và thực hiện theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với nơi đông người, nên ở nhà và tránh cho trẻ chơi cùng các bạn khác để hạn chế lây lan mầm bệnh.
- Lưu ý chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, không sử dụng đồ dùng sắc nhọn như thìa, dĩa khi cho trẻ ăn uống để tránh làm tổn thương vết loét trong miệng.
- Tập cho bé thói quen rửa tay với xà phòng khử khuẩn trước ăn và sau khi đi vệ sinh
- Sau khi chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cũng cần rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch khử khuẩn.
- Cho bé tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để rèn luyện sức bền và tăng cường hệ miễn dịch
- Ngủ đủ giấc, cân bằng giữa thời gian vui chơi và học tập cho bé
- Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, nấu chín kỹ để diệt vi khuẩn gây bệnh
- Thường xuyên lau dọn và khử khuẩn môi trường, đồ chơi cho trẻ. Sử dụng các chất tẩy rửa diệt khuẩn để đảm bảo vệ sinh.
Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên
Các sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Một số lỗi thường gặp khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà mà phụ huynh cần tránh:
- Kiêng nước, kiêng tắm, không vệ sinh cơ thể cho bé thường xuyên. Điều này không đúng vì khiến cơ thể trẻ không sạch sẽ, các vết phát ban dễ nhiễm trùng hơn.
- Giữ ấm quá kỹ khi trẻ sốt cao sẽ làm tăng nguy cơ say nắng, co giật.
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, thời gian điều trị của trẻ bị kéo dài hơn.
- Tự ý bôi thuốc gây mụn lên các nốt phỏng miệng làm tăng các nguy cơ viêm nhiễm
- Không chủ động phòng bệnh cho người chăm sóc và người thân trong gia đình. Người lớn hoàn toàn có thể bị lây chân tay miệng. Bệnh lý này diễn biến phức tạp và hầu như không có triệu chứng điển hình.
Khi nào nên đưa trẻ đến Bệnh viện?
Ngoài trường hợp trẻ có các biểu hiện của biến chứng tay chân miệng như trên, nếu gia đình đã thực hiện chăm sóc, lập kế hoạch chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhà cho bé mà vẫn không lui bệnh sau 7 ngày thì cha mẹ nên cho bé nhập viện ngay lập tức.
Để biết thêm thông tin về bệnh chân tay miệng ở trẻ em, bạn có thể liên hệ với Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đây là địa chỉ được nhiều cha mẹ cân nhắc, lựa chọn gửi gắm sức khoẻ con yêu bởi:
- Đa dạng các dịch vụ: Khám phát hiện sớm bệnh lý bẩm sinh, Khám sàng lọc sơ sinh, tư vấn chăm sóc sức khỏe trẻ em, tư vấn tiêm chủng,...
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm lâm sàng, hiểu tâm lý trẻ em từ các Bệnh viện hàng đầu: PGS.TS BS. Phạm Hữu Hoà - Trưởng khoa Tim mạch, BV Nhi TW, BS CKII Trần Kinh Trang Trưởng khoa Tim mạch, BV Nhi TW,....
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu như máy thở không xâm nhập NCPAP, máy truyền dịch, bơm tiêm điện,...
- Phòng nội trú hiện đại, tiện nghi đầy đủ dụng cụ sinh hoạt thiết yếu với hệ thống chuông báo, dẫn khí y tế chìm
- Khu vui chơi, giải trí tạo cảm giác gần gũi, thoải mái khi bé đến khám và điều trị
Khám Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Trên đây là chia sẻ của Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông về các cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà. Các bậc phụ huynh hãy nắm bắt để đẩy lùi bệnh tật, giúp bé nhanh hồi phục và khoẻ mạnh trở lại.
Quý khách hàng có thể liên hệ Bệnh viện Phương Đông để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.