Chấn thương thanh quản có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào

Ngọc Anh

04-03-2025

goole news
16

Có thể bạn chưa biết, thanh quản chỉ dài 36mm ở nữ, khoảng 44mm ở nam tuy nhỏ nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cả hô hấp và phát âm. Chấn thương thanh quản được xếp vào một trong các dạng tổn thương nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hô hấp và giọng nói của người bệnh. Tuỳ mức độ chấn thương, người bệnh có thể gặp các vấn đề như khàn tiếng, mất giọng, khó thở, thậm chí đe doạ tính mạng nếu không xử lý kịp thời. 

Chấn thương thanh quản là gì?

Chấn thương thanh quản là tình trạng thanh quản – cơ quan quan trọng đảm nhiệm chức năng phát âm và dẫn khí lưu thông vào phổi bị tác động mạnh. Chấn thương này có thể xảy ra do ngoại lực bên ngoài hoặc các yếu tố tác động từ bên trong cơ thể. Tùy mức độ tổn thương, người bệnh có thể gặp các biến chứng như mất giọng, khó thở, sưng đau cổ họng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Một số kiểu chấn thương thanh quản 

Một số kiểu chấn thương thanh quản 

Nguyên nhân của tình trạng chấn thương thanh quản 

Như đã lý giải ở trên, chấn thương thanh quản bắt nguồn từ các loại va chạm như sau:

  • Bị té, bị ngã hoặc bị đánh trực tiếp vào cổ bằng vật cứng
  • Ảnh hưởng sau khi thực hiện phẫu thuật: Đặt nội khí quản không đúng kỹ thuật, nội soi đường thở gây tổn thương.
  • Chấn thương thể thao do chơi các môn bóng đá, võ thuật
  • Va đập vào vùng cổ khi di chuyển bằng xe máy, ô tô

Ngoài ra bạn có thể có nguy cơ bị tổn thương dây thanh quản cao hơn bình thường, nếu:

  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc trực tiếp vơi khói thuốc nhiều
  • Uống ít nước
  • Dùng thực phẩm quá lạnh hoặc quá cay nóng
  • Dùng nhiều thực phẩm có chất kích thích như rượu, bia, caffeine
  • Có thói quen hoặc yêu cầu công việc phải nói nhiều, nói to, la hét hoặc hát nhiều

Chấn thương ở dây thanh quản do va đập

Chấn thương ở dây thanh quản do va đập

Ai dễ gặp chấn thương thanh quản nhất?

Bạn cần lưu ý những thay đổi nhỏ trên thanh quản của mình để kịp thời phát hiện và khám chữa bệnh kịp thời, đặc biệt là nếu bạn thuộc một trong các nhóm đối tượng sau:

  • Vận động viên có tần suất hoạt động thể chất cao, thường xuyên hoạt động mạnh.
  • Người lái xe, chạy ship phải tham gia giao thông nhiều, hít phải nhiều khói thuốc và khói bụi.
  • Công nhân, nhân viên làm việc trong môi trường nhà máy, khu công nghiệp độc hại, nhiều hóa chất.
  • Trẻ nhỏ thường nghịch đồ vật dễ gây hóc, sặc.
  • Người cao tuổi có hệ hô hấp yếu, dễ tổn thương khi ho mạnh.
  • Bệnh nhân có chỉ định đặt nội khí quản hoặc thực hiện các thủ thuật thanh quản.

Dấu hiệu của chấn thương thanh quản 

Bạn nên chủ động theo dõi và chủ động thăm khám nếu phát hiện bản thân có các triệu chứng bất thường sau, kéo dài trong vòng 1 tuần, bao gồm:

  • Khàn tiếng, hụt hơi hoặc mất tiếng hoàn toàn.
  • Đau cổ, khô cổ
  • Ho liên tục, không ngừng dù đã dùng thuốc
  • Khó chịu ở họng, cảm giác vướng họng và khó nuốt nuốt đau
  • Ho khan thành tiếng, đau họng 

Bệnh phải được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không bệnh nhân có thể gặp các vấn đề sức khoẻ như:

  • Ngạt thở: Đây là biến chứng đến sớm nhất nếu không xử lý các chấn thương ở thanh quản kịp thời. Nguyên nhân là máu chảy xuống khí quản do chấn thương hoặc thay đổi tư thế cổ cũng khiến mạch máu bục ra, máu chảy xuống khí quản sẽ làm gián đoạn quá trình tiết đờm và người bệnh dễ bị sặc, khó thở. 
  • Viêm tấy lan toả: Do chăm sóc vùng cổ không cẩn thận, vùng cổ bị viêm tấy do khí tràn dưới da gây hoại tử vùng cổ, ngực và mặt. Cá biệt có trường hợp viêm tấy lan toả xuống trung thấp.  
  • Gặp vấn đề về giọng nói như rối loạn phát âm, thay đổi giọng nói,...
  • Khó thở tuỳ mức độ nặng hay nhẹ

Xem thêm: Khó thở thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Nếu không điều trị kịp thời, bạn sẽ bị ngạt thở

Nếu không điều trị kịp thời, bạn sẽ bị ngạt thở

Cách điều trị chấn thương thanh quản

Tuỳ vào tình trạng chấn thương mà bệnh nhân sẽ được điều trị theo các phương pháp khác nhau như:

Cấp cứu

Bệnh nhân sẽ can thiệp mở khí quản nếu các bác sĩ phát hiện người bệnh có các bất thường về mặt khí quản như thủng, rách, vỡ sụn,... Ngoài ra, người bệnh có dấu hiệu khó thở nặng, quan sát qua phim X Quang hoặc máy siêu âm cho thấy người bệnh bị tràn khí màng phổi. vần khơi thông đường thở ngay lập tức. 

Đồng thời, người bệnh có thể cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ chống sốc, chống chảy máu.  

Can thiệp ngoại khoa

Sau khi đánh giá chuyên sâu về tình trạng sức khoẻ, các bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện các phương pháp ngoại khoa như:

  • Phẫu thuật nội soi can thiệp: Đánh giá toàn diện tổn thương và tiến hành can thiệp. Nếu phát hiện lớp niêm mạc bị rách, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ vi phẫu để cố định lại,..
  • Phẫu thuật chỉnh hình theo đường ngoài thông thường: Các bác sĩ Tai mũi họng sẽ tiếp cận tổn thương qua đường rạch ngang cổ tương ứng với màng giáp nhẫn để khâu phục hồi lại phần niêm mạc bị rách. Nếu 1 phần sụn nhẫn bị mất thì khâu phủ cân cơ dưới móng vào chỗ khuyết để tái tạo lại.
  • Phẫu thuật chỉnh hình theo đường ngoài phối hợp đặt nong: Dụng cụ nong sẽ được đặt từ dây thanh quản giả cho tới vòng sụn khí quản đầu tiên và được cố định bằng chỉ không tiêu trong vòng 2 - 6 tuần trước khi rút ống
  • Khâu nối khí quản tận - tận: Thực hiện trong các trường hợp nhẫn khí quản bị đứt tách rời

Các bác sĩ sẽ cân nhắcn phẫu thuật cho bệnh nhân liệt dây thanh quản

Các bác sĩ sẽ cân nhắcn phẫu thuật cho bệnh nhân liệt dây thanh quản

Điều trị bằng thuốc

Với các ca bệnh chỉ phát hiện tổn thương ở vùng niêm mạc nông, không có hơi thở nặng và không có biến đổi cấu trúc thanh quản thì có thể được điều trị bằng thuốc:

  • Dùng corticoid cho bệnh nhân để chống phù nề và sẹo dính, có thể dùng thêm kháng sinh để chống nhiễm trùng và histamin H2 hay thuốc ức chế bơm proto để chống trào ngược axit dạ dày thực quản
  • Tiêm vắc xin uốn ván đề ngừa bệnh uốn ván cho người bệnh nếu cần thiết

Sau khi điều trị, người bệnh nếu chỉ tổn thương nhẹ thì sẽ được đánh giá lại đường thở, nếu ổn định thì sẽ được xuất viện. Nhưng nếu phát hiện tổn thương thanh khí quản phức tạp, vỡ cấu trúc sụn và niêm mạc thì cần được theo dõi chặt chẽ, định kỳ trong nhiều tháng tiếp theo để xác nhận các biến chứng sớm như sẹo hẹp thanh khí quản, sùi, chít hẹp,....

Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc

Nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám các bệnh lý đường thở thì gợi ý bạn đến Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đây là một trong số các chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên khoa hàng đầu tận tâm, có nhiều kinh nghiệm thăm khám và điều trị cho hàng nghìn ca bệnh, trong đó có cả các ca chấn thương thanh quản. Đồng thời, hệ thống cơ sở vật chất của Bệnh viện được trang bị máy móc hiện đại, đáp ứng thực hiện các ca phẫu thuật, can thiệp chuyên sâu thanh quản như nội soi cắt u, soi treo thanh quản vi phẫu,...

Điển hình, Bệnh viện trang bị hệ thống máy nội soi tai mũi họng Karl Stortz và nghiên cứu ứng dụng AI vào khám chữa bệnh đã góp phần nâng cao rõ rệt hiệu quả điều trị bệnh.

Có thể nói, chấn thương thanh quản là tình trạng tổn thương nghiêm trọng tại vùng thanh quản, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói, hô hấp và gây ra các vấn đề sức khoẻ khác cho người bệnh. Để hạn chế tối đa các rủi ro về mặt sức khoẻ, bạn nên đi khám định kỳ và kiểm tra sức khoẻ ngay tại các Bệnh viện uy tín để được tư vấn và điều trị đúng cách.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

94

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám