Chắp mắt và lẹo mắt có gì khác nhau, cách điều trị như thế nào?

Hương Thắm

19-08-2020

goole news
16

Chắp và lẹo mắt là bệnh lý có nhiều đặc điểm giống nhau như gây ra tình trạng phù nề và đau nhức phần mi mắt. Tuy nhiên giữa chúng cũng có những điểm khác biệt. Bài viết sau sẽ cung cấp tới quý độc giả toàn bộ những thông tin cần thiết về cả 2 bệnh lý này.

Nguyên nhân gây ra chắp và lẹo

Chắp mắt là gì, tình trạng được định nghĩa là có một khối u nhỏ phát triển tại phần mí mắt, gây ra sưng nề đỏ và đau, thậm chí tạo mủ. Nếu không được điều trị sớm phần chắp vỡ làm tổn thương và để lại sẹo ở trên mi mắt. 

Chắp mắt thường xuất hiện ở những người có tình trạng viêm nhiễm tiểm ẩn, có thể ảnh hưởng tới da hoặc mắt, cụ thể như sau:

  • Người bị viêm bờ mi mãn tính. 
  • Bệnh nhân bị mụn trứng cá kéo dài hoặc mắc viêm da tiết bã nhờn. 
  • Bệnh nhân mắc viêm kết mạc do virus gây ra.

Viêm kết mạc do virus gây ra có thể là nguyên nhân gây bệnh chắp và lẹo mắt

Viêm kết mạc do virus gây ra có thể là nguyên nhân gây bệnh chắp và lẹo mắt

Lẹo mắt có lây không, đây là bệnh lý do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn tấn công tuyến lông mi dẫn tới viêm nhiễm cấp tính. Chắp lẹo xuất hiện do tắc ống tuyến nhờn mi mắt. Nhiều trường hợp lẹo có thể chuyển thành chắp, đặc biệt là các trường hợp lẹo trong thoát lưu hoặc khó có thể điều trị khỏi hẳn hoặc gây chèn ép các tuyến. 

Phân biệt chắp và lẹo khác nhau như thế nào?

Phân biệt chắp và lẹo mắt như thế nào là điều được nhiều người quan tâm. Hãy chú ý vào các biểu hiện sau đây để có thể xác định chính xác mình đang bị bệnh chắp mắt hay bệnh lẹo mắt. 

Với bệnh chắp mắt

Như đã nói ở trên chắp mắt có biểu hiện giống như một khối tròn nhỏ kèm theo sưng đỏ và vị trí của chắp mắt thường xa bờ tự do của mi hơn so với lẹo. 

Bệnh chắp mắt có biểu hiện đau, đỏ và sưng bề mặt kết mạc

Bệnh chắp mắt có biểu hiện đau, đỏ và sưng bề mặt kết mạc

  • Các dạng chắp: Chắp mắt có vị trí nằm ở trong đĩa sụn, thường ở phía mặt trong mi mắt. Khi lật mi bác sĩ sẽ có thể quan sát thấy phần đầu mủ trắng của chắp. Với các đối tượng bị đa chắp thì thường có nhiều đầu chắp trên một mi hoặc ở cả 2 mi. 
  • Về triệu chứng: Bệnh nhân lên chắp ở mắt thường xuất hiện biểu hiện đau, đỏ, sưng, khó chịu trên bề mặt kết mạc. Tuy vậy sau một vài ngày chắp sẽ xẹp xuống chỉ còn một khối tròn và không hề đau. Khối tròn này sẽ lớn dần trên mi mắt và có thể tạo thành một khối màu xám đỏ ở phía dưới kết mạc.

Với bệnh lẹo mắt

Chắp và lẹo mắt cùng xuất hiện tại mi mắt nên nếu như không hiểu biết rõ ràng về biểu hiện của cả 2 tình trạng này sẽ khó có thể phân biệt được. Để phân biệt chắp và lẹo hãy tham khảo những thông tin sau.

Khi bị lên lẹo mắt bệnh nhân sẽ hơi bị sưng đỏ phần mi mắt và kèm theo đó là hiện tượng ngứa, đau. Tiếp sau đó chỗ đau có thể nổi lên một khối rắn và to bằng hạt gạo. Phần lẹo thường mọc ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.

Lẹo mắt mọc ngay tại bờ mi

Lẹo mắt mọc ngay tại bờ mi

Sau thời gian từ 3 tới 4 ngày lẹo mắt sẽ mưng mủ và vỡ. Đặc biệt lẹo hay tái phát, khi mắc có thể xuất hiện ở một hoặc cả 2 bên mí, thậm chí có thể gây sưng to và ứ phù màng tiếp hợp. 

Biểu hiện khi bị lên lẹo mắt là vùng bờ mi sưng đỏ, ấn thấy cảm giác đau, sau một thời gian hóa cứng. Bệnh nhân thường bị chảy nước mắt, cảm giác như có dị vật, mưng mủ, tạo áp xe, sau khi vỡ hết mủ thì cảm giác đau sẽ giảm. Có 3 dạng lên lẹo mắt là: Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi, lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhày và đa leo. 

Chắp mắt có tự khỏi không?

Bên cạnh cách phân biệt chắp và lẹo mắt, có rất nhiều người băn khoăn không biết chắp mắt có tự khỏi không. Chuyên gia cho biết nói chung chắp có xu hướng lớn hơn nhưng thường ít bị đau. Đa số các bệnh nhân bị lên chắp và lẹo mắt có thể tự khỏi. 

Tuy nhiên chúng cũng có thể để lại di chứng là một túi xơ, tái đi tái lại, sưng đau nhiều ngày gây ra tình trạng khó chịu. Do đó điều nên làm khi không may gặp tình trạng lên chắp và lẹo là hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và kê đơn điều trị, thậm chí là chích lẹo mắt nếu cần thiết. 

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế được nhiều người bệnh lựa chọn và đánh giá cao. Hệ thống thiết bị hiện đại, đồng bộ, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể thăm khám nhanh chóng, chính xác và thực hiện việc chích lẹo mắt an toàn nhất cho bệnh nhân. 

Hệ thống thiết bị và dụng cụ y tế sử dụng đảm bảo điều kiện tiệt trùng, tránh lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn tối đa.

Chắp và lẹo mắt có lây không?

Chắp và lẹo mắt thường xuất hiện vào mùa hè và đồng thời có thể tái phát nhiều lần nên rất nhiều người lo lắng không biết bệnh lý có lây hay không. Trả lời về vấn đề này các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, lẹo mắt là bệnh lý có thể lây từ mi mắt này sang mi mắt khác. 

Bệnh lý có thể lây từ mi mắt này sang mi mắt khác

Bệnh lý có thể lây từ mi mắt này sang mi mắt khác

Đặc biệt với điều kiện ẩm thấp của môi trường và khí hậu nước ta thì các vi khuẩn rất dễ dàng sinh sống và phát triển. Khi chắp và lẹo mắt lây lan, cả đôi mắt của bạn sẽ sưng phồng, ảnh hưởng tới thị lực và đời sống. Do đó khi mắc bệnh bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn. 

Bị chắp, lẹo mắt kiêng gì?

Bị chắp lẹo mắt cần kiêng gì là thắc mắc và lo lắng chúng của nhiều người không may mắc bệnh. Chuyên gia cho biết khi bị chắp và lẹo mắt, bệnh nhân nên kiêng sử dụng các đồ ăn có tính nhiệt vì chúng có thể gia tăng sưng viêm trong cơ thể. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc điều trị chắp mắt có thể dẫn tới hiện tượng bị nóng vì thế ăn thêm đồ ăn có tính nóng là không nên. 

Chính vì thế người bệnh nên kiêng một số loại trái cây nhiệt bao gồm: Vải, nhãn, ổi, đồ ăn chứa nhiều ớt, cay nóng, hành, tiêu,... Ngoài ra cũng cần hạn chế các loại đồ ăn có chứa nhiều đường do chúng có thể dẫn tới suy giảm hệ miễn dịch, làm vết thương lâu lành. 

Người bệnh nên kiêng đồ ăn cay nóng

Người bệnh nên kiêng đồ ăn cay nóng

Tốt nhất bệnh nhân cần kiểm soát việc tiêu thụ các loại đồ uống có gas, bánh kẹo có nhiều đường. Nên dừng tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều nitrat bao gồm: Đồ ăn đóng hộp, thịt xông khói do chúng có thể gây cản trở việc lưu thông máu ở mắt và gia tăng nguy cơ xuất hiện các cục máu đông trong cơ thể cũng như tình trạng viêm nhiễm. 

Điều trị chắp và lẹo mắt như thế nào?

Khi bị lên chắp và lẹo mắt, bệnh nhân cần theo dõi và tới gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán chi tiết. Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp sau đây để thúc đẩy quá trình tự hồi phục. 

Sử dụng khăn nhúng nước ấm để đắp lên mi mắt

Sử dụng khăn nhúng nước ấm để đắp lên mi mắt

  • Dùng khăn ấm: Người bệnh có thể sử dụng một miếng bông mềm, sạch nhúng với nước ấm và đắp lên mi mắt trong khoảng thời gian 15 phút. Thao tác này nên được lặp lại từ 3 tới 4 lần mỗi ngày. Nhiệt độ ở khăn ấm có thể giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn. 
  • Mát xa nhẹ nhàng: Mỗi ngày bệnh nhân nên duy trì mát xa nhẹ nhàng phần mí mắt để thúc đẩy quá trình lành bệnh nhanh chóng hơn, tuy vậy cần lưu ý rửa sạch tay trước khi thực hiện. 

Biện pháp ngăn ngừa chắp và lẹo mắt trên mí mắt

Để phòng tránh bệnh chắp và lẹo mắt, bạn cần lưu ý thực hiện các biện pháp như sau:

  • Không đưa tay chà hoặc dụi lên mắt do thao tác này có thể gây kích ứng cho mắt.
  • Đeo kính khi đi đường để bảo vệ mắt khỏi bụi và ô nhiễm, đồng thời nên tránh tới các vị trí bị ô nhiễm không khí nặng nề. 
  • Hạn chế việc sử dụng chung khăn tắm hoặc đồ trang điểm mắt, điều này có thể khiến bạn mắc bệnh lẹo mắt. 
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt hãy lưu ý rửa tay thường xuyên mỗi khi chăm sóc vùng mí mắt, đặc biệt là mí mắt đang bị lên chắp lẹo. 

Chắp và lẹo mắt đều là những bệnh lý về mi mắt, để xác định chính xác bạn đang mắc bệnh lý nào và có phương án điều trị phù hợp. Liên hệ tới số hotline 19001806 để được hỗ trợ hoặc đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,801

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Che mất tầm nhìn vì chắp, lẹo ở mắt và cách điều trị

Chắp lẹo ở mắt đều là những “khối u” nổi lên trên hoặc ngay bờ mi mắt. Chúng có đặc điểm chung là gây đau nhức cho mắt, phù nề, ảnh hưởng đến tầm nhìn

22-08-2020
19001806 Đặt lịch khám