Chế độ ăn cho người tiểu đường

Đỗ Linh Chi

16-01-2021

goole news
16

Chế độ ăn cho người tiểu đường đóng vai trò trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy chế độ ăn như thế nào là hợp lý, người bệnh nên ăn gì, kiêng gì mà vẫn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng để cân bằng đường huyết, đảm bảo an toàn khi bị tiểu đường là điều mà ai đang bị bệnh cũng rất quan tâm. Bài viết dưới đây của Phương Đông sẽ giải đáp chi tiết cho bạn. 

Vai trò của chế độ ăn uống với người tiểu đường

Tiểu đường là một trong những bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tử vong. Do đó, ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc thì để kiểm soát bệnh, chế độ ăn cho người tiểu đường là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Ăn uống tùy tiện, nhiều đường, chất béo sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng, gây đái tháo đường.

Kiểm tra tiểu đường hàng ngày để theo dõi chỉ số đường trong máuKiểm tra tiểu đường hàng ngày để theo dõi chỉ số đường trong máu

Việc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, cụ thể như sau:

  • Duy trì sức khỏe, tránh tình trạng suy dinh dưỡng: khi bị chẩn đoán tiểu đường; nhiều người mang tâm lý lo lắng dẫn tới kiêng khem quá mức làm tăng nguy cơ thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Do vậy, bạn cần xây dựng cho mình 1 thực đơn cần thiết vừa kiểm soát bệnh tật; vừa duy trì sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng là điều cần thiết.
  • Tránh tình trạng đường huyết tăng cao do không kiểm soát được thực phẩm có trong thực đơn của mình.

Chế độ ăn rất quan trọng với người bị tiểu đườngChế độ ăn rất quan trọng với người bị tiểu đường

  • Hạn chế việc dùng thuốc: một chế độ ăn uống hợp lý, nghiêm ngặt sẽ giúp ổn định lượng glucose trong máu. Từ đó giúp bệnh nhân hạn chế được việc phải dùng thêm thuốc.
  • Hạn chế các biến chứng của tiểu đường: khi bạn thực hiện chế độ ăn uống khoa học, được kiểm soát chặt chẽ. Sẽ làm giảm hoặc duy trì tình trạng bệnh. Từ đó cải thiện các rối loạn lipid, giảm nguy cơ biến chứng có thể đe dọa sức khỏe. 
  • Chế độ ăn của người tiểu đường còn giúp bảo vệ tim mạch; kiểm soát huyết áp, mỡ máu; hỗ trợ cải thiện sức khỏe; tránh tình trạng mệt mỏi.
  • Tránh tình trạng hạ đường huyết ở những bệnh nhân dùng thuốc có nguy cơ hạ đường.

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Để xây dựng thực đơn cho người tiểu đường cần dựa trên 1 số nguyên tắc chung nhất định như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng cân đối đầy đủ các nhóm chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất… Giảm tinh bột trong gạo trắng, khoai tây để tránh tình trạng đường tăng sau khi ăn.
  • Đảm bảo không làm đường trong máu tăng nhiều sau khi ăn.  

Thực đơn của người tiểu đường cần tránh làm đường huyết tăng caoThực đơn của người tiểu đường cần tránh làm đường huyết tăng cao

  • Tránh để đường huyết hạ ở thời điểm xa bữa ăn. Duy trì được hoạt động thể lực hàng ngày.
  • Duy trì cân nặng hợp lý và không làm tăng các yếu tố gây tăng huyết áp, tổn thương thận, rối loạn mỡ máu,...

Để làm được điều này, người bệnh có thể: chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Gồm 3 bữa chính và 1- 3 bữa phụ, để đảm bảo dinh dưỡng và tránh tình trạng đường huyết đột ngột. Ăn uống đều đặn giữa các giờ và đúng giờ, không nên ăn quá đói hoặc quá no. Và cũng đừng quên dành thời gian để tập luyện các môn thể dục, thể thao phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường: Nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì tốt nhất?

Người bị tiểu đường cần biết mình nên bổ sung những chất nào cho phù hợp; đồ gì nên ăn và đồ gì không nên ăn. Theo đó thì những thức ăn dành cho người tiểu đường gồm có:

Nhóm thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đườngNhóm thực phẩm tốt nhất cho người bị bệnh tiểu đường

  • Nhóm đường bột: bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo nguyên cám, rau củ... và được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng. Hạn chế tối đa việc rán, xào... để giảm dầu mỡ. Các loại củ như khoai sắn cung cấp khá nhiều tinh bột. Nên nếu người bệnh ăn nhiều các loại này cần phải giảm hoặc cắt cơm.
  • Nhóm thịt cá: người tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm nhưng lột bỏ da; các loại đậu đỗ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Người tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạtNgười tiểu đường nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt

  • Nhóm chất béo, đường: thực phẩm chứa chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, dầu olive...
  • Nhóm rau: người tiểu đường nên bổ sung nhiều rau trong thực đơn của mình. Bạn có thể chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, trộn. Nhưng cũng đừng quên việc không sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
  • Hoa quả: ngoài rau thì người bệnh cũng cần tăng cường trái cây tươi. Không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa và hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín,...

Ngoài ra người bệnh cũng cần chú ý để tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày. Viện dinh dưỡng quốc gia đưa ra tỷ lệ cụ thể giúp ổn định, điều trị bệnh như sau:

  • Protein: nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là chiếm 15- 20% năng lượng khẩu phần.
  • Lipit (chất béo): nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. Hạn chế các axit béo bão hòa để ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Gluxit: tỷ lệ nên đạt từ 50- 60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh. Hãy lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: gạo lứt, bánh mì đen, bột mì nguyên cám, yến mạch, đậu nguyên hạt,...

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn cũng như hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả cao thì người bệnh tiểu đường nên:

Những thực phẩm có hại, người tiểu đường cần tránh xaNhững thực phẩm có hại, người tiểu đường cần tránh xa

  • Hạn chế tinh bột tinh chế như ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây; các loại củ nướng vì chúng có lượng đường cao.
  • Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol. Gây tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Điều này không tốt cho sức khỏe nói chung và người tiểu đường nói riêng.
  • Kiêng thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, nước có ga...
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi chúng chứa một lượng đường rất cao. Không hề tốt cho sức khỏe người bình thường chứ đừng nói đến bệnh tiểu đường.
  • Tránh chế biến thức ăn hầm nhừ, xay nhuyễn.
  • Hạn chế ăn nhiều muối, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Hạn chế bia, rượu, thuốc lá vì chúng có thể làm mất kiểm soát đường huyết.

Chế độ vận động và tập luyện dành cho người tiểu đường

Ngoài việc xây dựng thực đơn dành cho người tiểu đường thì bạn cũng cần chú ý đến vận động và tập luyện để kiểm soát lượng đường trong máu:

  • Vận động thể lực sẽ làm cơ vân tiêu thụ đường. Từ đó tăng sức chịu đựng cho tim và kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Hoạt động thể lực đều đặn. Ít nhất 30 phút mỗi ngày và thực hiện đều đặn hàng ngày.
  • Tập các bài phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nếu bệnh đã biến chứng ảnh hưởng đến thận, tim mạch thì cần hạn chế các động tác cường độ cao.
  • Kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập. Để có được điều chỉnh phụ hợp như uống thuốc hoặc ăn bổ sung thêm.

Việc tìm hiểu và xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường phù hợp sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng và kiểm được soát bệnh. Cùng với đó là sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả cao nhất. Nếu có bất kỳ vấn đề gì cần giải đáp hoặc đặt lịch khám hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số Hotline: 19001806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,776

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám