Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Nguyễn Thị Lan

28-01-2022

goole news
16

Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, khoai lang giàu dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ, carbohydrate… Hương vị thơm ngon, ngọt ngào của loại củ này luôn thỏa mãn cơn thèm ngọt khi mang thai. Với những mẹ bầu không gặp vấn đề về sức khỏe thì khoai lang là món ăn tuyệt vời nhưng với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì sao? Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không là một trong những câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Hãy đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé. 

Những lợi ích tuyệt vời của khoai lang với phụ nữ mang thai

Có thể nói, khoai lang là thực phẩm vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta, loại củ này có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt khoai lang rất tốt cho bà bầu, sở dĩ như vậy vì đây là nguồn cung cấp tinh bột, vitamin C, vitamin B1, chất xơ, các acid amin quan trọng đối với cơ thể. Thêm vào đó khoai lang giàu khoáng chất như: magie, natri, sắt, kali, kẽm, canxi,…nên khi mẹ bầu ăn khoai lang thường xuyên mỗi ngày cũng là cách giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết và quan trọng cho toàn cơ thể.

Khoai lang còn giúp phòng ngừa táo bón hiệu quả cho mẹ bầu bởi hàm lượng chất xơ cao, nhờ đó nó sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, nhuận tràng.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không là câu hỏi nhiều người quan tâm

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không là câu hỏi nhiều người quan tâm

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học từ Thụy Điển, chỉ số đường huyết trong khoai lang khi được nấu chín vừa phải khoảng 54%, trong khi chỉ số này ở gạo trắng lên đến 83%. Các nhà khoa học cho biế thêm, khoai lang không chứa cholesterol, chất béo nên có khả năng ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành mỡ cũng như chất béo trong cơ thể.

Chính vì vậy, nếu biết cách sử dụng khoai lang, loại củ này còn có tác dụng giúp kiểm soát và ngăn ngừa tăng đường huyết.. Thêm nữa, việc ăn khoai lang còn giúp kiểm soát nhịp tim, máu được lọc sạch; hệ xương được cải thiện nhờ calci và iron; giúp tăng cường thị lực,…

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang như thế nào đúng nhất?

Mặc dù chỉ số đường huyết của khoai lang không cao nhưng số lượng khoai tiêu thụ cũng như cách chế biến khoai lang như thế nào sẽ ảnh hưởng lớn tới chỉ số đường huyết của thai phụ. Nếu ăn khoai lang không đúng cách sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của chị em bị tiểu đường thai kỳ:

  • Không nên ăn khoai lang luộc, hấp thay vào đó nên ăn khoai nướng.
  • Chỉ nên ăn một lượng vừa phải theo sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ, tránh ăn nhiều 1 lúc.
  • Nên ăn vào buổi trưa, không nên ăn và sáng sớm hoặc buổi tối vì sau khi ăn, canxi bên trong khoai lang cần 4 giờ đến 5 giờ đồng hồ mới hấp thụ vào cơ thể.
  • Tuyệt đối không nên ăn khoai lang kèm với với củ cải muối hoặc dưa chua, các loại đồ muối lên men.
  • Không được ăn khoai lang khi khoai sống.

Gợi ý những loại thực phẩm mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn

Rong biển

Mẹ có biế không hàm lượng protein, vitamin, carotein… trong rong biển khá phong phú, hơn thế nữa rong biển chứa rất ít đường nên có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Rong biển nấu canh sườn, canh thịt băm,… rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Hành tây tím

Trong thành phần của hành tây tím có chứa nhiều chất tự nhiên có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm mỡ máu, hạ đường huyết, chống viêm, chống hen suyễn… Hành tây tím có thể ngâm qua nước lạnh ăn sống hoặc chế biến thành kết hợp với thịt, cá thành nhiều món ăn ngon khác nhau.

Cà rốt

Các chuyên gia đã phân tích được thành phần dinh dưỡng trong 1 củ cà rốt trung bình có khoảng 19mg canxi, , 233mg kali, 32mg photpho, 7gr carbonhydrat, 7mg vitamin C, 5gr đường, 1gr chất đạm, 2gr chất xơ, 40 calori, 6000mcg vitamin A không có chất béo hay cholesterol. Với nguồn dinh dưỡng đa dạng, cà rốt không những chữa trị hiệu quả chứng táo bón trong thai kỳ mà cà rốt còn có tác dụng với mẹ bầu huyết áp cao và rất có lợi cho người bị tiểu đường thai kỳ.

Mướp đắng

Theo một số nghiên cứu, mướp đắng rất có giá trị trong việc hỗ trợ chữa trị cho những người cao huyết áp, tiểu đường. Mướp đắng tươi có thể ăn sống hay sử dụng chế biến món ăn, mướp đắng cũng có thể phơi khô để uống trà. Song mướp đắng có tính hàn nên cũng không nên ăn quá nhiều một lúc. Nếu đang bị tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu không nên bỏ qua mướp đắng nhé.

Mộc nhĩ được ví như tổ yến đen, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu

Mộc nhĩ được ví như tổ yến đen, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ được người xưa ví như tổ yến đen vì chứa nhiều polysaccharides có tác dụng hạ đường huyết. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin, protein, carotene, chất sắt, kali, natri, canxi và các khoáng chất khác trong mộc nhĩ cũng khá cao sẽ giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng nên bổ sung mộc nhĩ vào bữa ăn của mình nhé.

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của chị em có thể sẽ bị suy giảm, mắc một số bệnh. Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh thường gặp, là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể gây dị tật cho thiên thần nhỏ trong bụng mẹ. Mẹ bầu nên nắm rõ tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì và tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không và cách ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.

Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp về vấn đề tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp hoặc muốn đặt lịch thăm khám với bác sĩ, vui lòng gọi 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,952

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Tiểu đường

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám