Chỉ số BMI - cách đo và vai trò quan trọng với sức khỏe

Vũ Tuấn Ngọc

26-11-2020

goole news
16

Chỉ số BMI là chỉ số đo cân nặng của một người, nhiều người chỉ quan tâm đến chỉ số này để chứng minh mình béo hay gầy. Nhưng thực tế thì nó còn đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe của bạn. Bài viết sau sẽ giải thích chi tiết về vai trò đó cũng như hướng dẫn cách đo chuyển nhất.

Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI cho cái nhìn sơ bộ về tình trạng cân nặng của chúng taChỉ số BMI cho cái nhìn sơ bộ về tình trạng cân nặng của chúng ta

Chỉ số BMI là chỉ số khối cơ thể hay có thể gọi là chỉ số thể trọng được công nhận và sử dụng rộng rãi để đánh giá tình trạng thừa cân và béo phì, qua việc so sánh cân nặng của họ với mức cân tiêu chuẩn tương ứng với chiều cao. Nói cách khác thì nó là một cách để nhận định cơ thể của một người là gầy hay béo bằng một chỉ số.

BMI được viết tắt theo tên tiếng Anh của nó là Body Mass Index, được đưa ra vào năm 1832 bởi nhà khoa học người Bỉ có tên là Adolphe Quetelet.

BMI được viết tắt theo tên tiếng Anh là Body Mass IndexBMI được viết tắt theo tên tiếng Anh là Body Mass Index

Chỉ số BMI giúp bạn xác định được tình trạng cơ thể hiện tại có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng không và đang ở mức độ như thế nào. Nó được tính căn cứ trên số liệu về chiều cao và cân nặng của cơ thế. Khi biết được chỉ số BMI của bản thân bạn có thể lên kế hoạch giảm cân hoặc bổ sung dinh dưỡng cho hợp lý.

Cách tính như thế nào?

Cách tính chỉ số BMI là lấy cân nặng của bạn (tính bằng kilogam) chia cho chiều cao của bạn (tính bằng mét).

Gọi W là khối lượng của một người (kg) và H là chiều cao của người đó (m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:

MBI(kg.m2) = W / (H * H)

Cách tính BMI khi W được tính bằng pound và H được tính bằng inch:

MBI(lb.in2) = W / (H * H * 703)

Dựa vào công thức trên sẽ có được con số cụ thể rồi đem so sánh với bảng thống kê theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới- WHO từ đó đưa ra được đánh giá sơ bộ về tình trạng cân nặng của bạn. Cách tính chỉ số BMI cho người Việt Nam thường sẽ dựa vào bảng số liệu của Hiệp hội đái đường châu Á (IDI & WPRO) do thể trạng của người mỗi châu lục là khác nhau.

Công thức tính BMICông thức tính BMI

Chỉ số BMI như thế nào là chuẩn?

Theo WHO và IDI & WPRO (hay có thể gọi là BMI châu Á), chỉ số BMI được chia thành các mức như sau:

Phân loại

Theo WHO

Theo IDI & WPRO

Cân nặng thấp (gầy)

<18,5

<18,5

Bình thường

18,5 - 24,9

18,5 - 22,9

Thừa cân

>=25

>=23

Tiền béo phì

25 - 29,9

23 - 24,9

Béo phì độ I

30 - 34,9

25 - 29,9

Béo phì độ II

35 - 39,9

>=30

Béo phì độ III

>=40

>=40

Dựa vào bảng phân loại trên thì có thể thấy người châu Á như Việt Nam chúng ta chỉ số BMI tốt nhất là trong khoảng từ 18,5- 22,9. Chỉ số BMI cho biết:

  • Nếu nhỏ hơn mức 18,5 nghĩa là bạn đang trong tình trạng thiếu cân. Khi đó cần xem xét điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tăng cường dinh dưỡng để có được thể trạng tốt nhất.
  • Nếu >=23 tức là bạn đang ở mức thừa cân nhưng chưa quá nghiêm trọng nhưng cũng cảnh báo bạn xem xét lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nếu bạn ăn uống và tập luyện, nghỉ ngơi không khoa thì thì sẽ khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn, béo phì là kết quả cuối cùng mà bạn nhận được.
  • Chỉ số BMI >=23: đây là mức tiền béo phì, nó không khác biệt quá nhiều so với mức thừa cân nhưng việc ăn uống khoa học và rèn luyện cơ thể hàng hàng là điều bắt buộc bởi nguy cơ béo phì đã cận kề.
  • Chỉ số trên BMI 25, tức là đã rơi vào tình trạng béo phì. Dựa vào thang đo trên ta có thể thấy được béo phì chia làm 3 cấp độ. Cấp độ càng cao thì tình trạng càng trầm trọng tức là sự ảnh hưởng của béo phì đến sức khỏe càng nghiêm trọng. Càng béo phì thì nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm như mỡ máu, tim mạch, tiểu đường,... càng cao. Khi đó, bạn không chỉ phải giảm cân mà còn phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ dinh dưỡng để có kế hoạch cụ thể và khoa học nhất.

Chỉ số BMI còn đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạnChỉ số BMI còn đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn

Tính chỉ số BMI không chỉ giúp bạn biết cân nặng của mình có đang ở mức lý tưởng không mà còn đánh giá được tình trạng sức khỏe của mình. Nếu chỉ số BMI quá cao tức là bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì và sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như: tim mạch, tiểu đường, bệnh về túi mật, chứng ngưng thở khi ngủ, thậm chí là gây ra một số loại ung thư như ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, đại tràng và túi mật, ung thư buồng trứng.

Tuy nhiên, BMI là chỉ số để xác định tình trạng cân nặng của cơ thể nhưng lại không tính được lượng chất béo tồn tại. Mặc dù khoa học đã chứng minh chỉ số BMI và lượng mỡ trong cơ thể liên quan mật thiết với nhau nhưng không tính được chính xác tình trạng mỡ thừa do nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi, giới tính, tập luyện,...

Ví dụ như phụ nữ thường có xu hướng nhiều mỡ thừa hơn đàn ông do tính chất công việc cũng như việc tập luyện khác nhau. Người già có mỡ thừa trong cơ thể nhiều hơn người trẻ. Người tập luyện thể thao khác nhau thì mức độ săn chắc trong cơ thể cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như vận động viên thường tập luyện với cường độ cao, lượng cơ bắp nhiều nên khối lượng cơ thể cũng cao hơn nhưng mỡ thừa lại rất ít.

Nên ngoài BMI bạn cũng cần dựa vào chỉ số số WHR để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể dựa trên vòng eo và vòng mông. WHR hỗ trợ BMI phân loại mức độ gầy béo cũng như nguy cơ bệnh lý khi mỡ thừa tập trung nhiều vào 2 vị trí là bụng và eo.

Người có chỉ số BMI quá cao cần điều chỉnh gì trong cuộc sống?

Sau khi đo chỉ số BMI của mình và thấy ở ngưỡng tiền béo phì trở lên thì bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để đưa chỉ số đó về ngưỡng an toàn.

Về chế độ ăn uống

  • Kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày bằng cách cắt giảm lượng calo. Thận trọng khi sử dụng đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt bởi việc dư thừa đường, năng lượng là nguyên nhân chính dẫn tới việc mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng có thể giúp đưa chỉ số BMI về ngưỡng an toànĐiều chỉnh chế độ dinh dưỡng có thể giúp đưa chỉ số BMI về ngưỡng an toàn

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống hàng ngày bằng việc kiểm soát khẩu phần ăn, tránh việc ăn quá nhiều một loại thực phẩm, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày để hạn chế việc nạp quá nhiều năng lượng vào cơ thể một lúc.
  • Tăng hàm lượng rau xanh, củ quả trong khẩu phần ăn của mình, đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.

Về rèn luyện thân thể

Những người thừa cân, béo phì nên chịu khó vận động nhiều, tốt nhất là tìm hiểu và xây dựng chế độ tập luyện khoa học và phù hợp sẽ có được hiệu quả cao nhất.

Thống kê cho thấy, những người giảm cân hiệu quả và những người duy trì BMI lý tưởng thường dành 30- 90 phút mỗi ngày trong tuần để tập luyện.

Tập luyện thể thao mỗi ngày để duy trì BMI lý tưởngTập luyện thể thao mỗi ngày để duy trì BMI lý tưởng

Tập luyện thể dục không chỉ đốt cháy mỡ thừa mà còn giúp tăng sức đề kháng, tăng sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp, giảm triệu chứng trầm cảm, stress,...

Mong rằng với bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chỉ số BMI và ý nghĩa của nó với sức khỏe mỗi người. Mọi vấn đề thắc mắc về cân nặng, dinh dưỡng cần giải đáp hoặc đặt lịch khám hãy liên hệ tới số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,189

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám