Chỉ số WBC là gì? Ý nghĩa của việc xét nghiệm WBC đối với sức khỏe

Trần Hồng Nụ

26-02-2021

goole news
16

WBC là gì? Nếu đã từng xét nghiệm máu ít nhất 1 lần, có thể bạn đã biết qua chỉ số này. Hiểu một cách đơn giản nhất, đây chính là thông số về số lượng tế bào bạch cầu trong máu.

Chỉ số WBC là gì?

Chỉ số WBC là từ viết tắt của White Blood Cell. Theo nghĩa tiếng Việt thì nó chính là tế bào bạch cầu trong máu.

Bạch cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người thông qua việc giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập và tác động của những tác nhân gây bệnh bên ngoài và tránh nhiễm trùng vết thương. Thành phần này được sản sinh từ tủy xương, chủ yếu nằm trong máu. Tuy nhiên, vẫn có một lượng nhất định bạch cầu trú ngụ tại các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ thông qua việt phát hiện và tiêu diệt các yếu tố gây nên bệnh tật.

Chỉ số WBC chính là số lượng các tế bào bạch cầu trong máu
Chỉ số WBC chính là số lượng các tế bào bạch cầu trong máu

Có 5 loại tế bào bạch cầu chính tồn tại trong cơ thể con người gồm:

  • Tế bào bạch cầu đơn nhân.
  • Tế bào bạch cầu đa nhân ái kiềm.
  • Tế bào bạch cầu đa nhân ái toan.
  • Tế bào bạch cầu Lympho.
  • Tế bào bạch cầu trung tính.

Xét nghiệm WBC là gì?

Xét nghiệm WBC chính là xét nghiệm được thực hiện để đo số lượng các tế bào bạch cầu có trong máu. Xét nghiệm này thuộc nhóm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi hay xét nghiệm công thức máu. Đây là loại xét nghiệm cơ bản có các thời gian thực hiện nhanh chóng, quy trình đơn giản nhưng lại giúp cung cấp các thông số rất hữu ích cho việc đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của con người.

Tại sao nên làm xét nghiệm WBC?

Như đã nói ở trên xét nghiệm WBC là kỹ thuật đơn giản nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của con người. Cụ thể, thông qua kết quả thu được, bác sĩ sẽ xác định được chính xác số lượng từng loại bạch cầu có trong máu. Nhờ đó mà một số bệnh lý nguy hiểm được phát hiện, bao gồm dị ứng, nhiễm trùng hay các các bệnh máu ác tính, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, ung thư hạch,....

Theo các bác sĩ chuyên khoa, xét nghiệm WBC có thể giúp bạn phát hiện bệnh một cách sớm nhất, từ đó có phương án điều trị kịp thời và phù hợp. Bởi vậy mà bạn nên đi kiểm tra chỉ số này định kỳ 6 tháng 1 lần tại địa chỉ y tế uy tín.

Xét nghiệm chỉ số WBC giúp phát hiện một số bệnh lý nguy hiểm
Xét nghiệm chỉ số WBC giúp phát hiện một số bệnh lý nguy hiểm

>>> Xem thêm: Xét nghiệm HAV là gì? Có thực sự cần thiết?

Quy trình thực hiện xét nghiệm WBC

WBC là một chỉ số có trong kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi với quy trình thực hiện như sau:

  • Nhân viên y tế dùng một kim tiêm nhỏ để lấy mẫu máu từ cánh tay. Lượng máu được lấy chỉ rất nhỏ, đủ để thực hiện xét nghiệm.
  • Mẫu máu được bảo quản và sau đó đưa tới phòng xét nghiệm.
  • Sau 60-90 phút sẽ có kết kết quả xét nghiệm máu. Bác sĩ xem và phân tích các chỉ số máu và dựa vào kiến thức chuyên môn để đưa ra kết luận chính xác cho bệnh nhân.

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm WBC

Có 3 kết quả xét nghiệm WBC đó là chỉ số WBC bình thường, cao và thấp.

Kết quả xét nghiệm WBC bình thường

Ở một người khỏe mạnh, không mắc bệnh tật, WBC sẽ giao động từ mức 80 -100 femtoliter/lít ( trong đó 1 femtoliter bằng 1/1 triệu lít). Tuy nhiên giá trị này cũng có thể thay đổi đôi chút theo lứa tuổi (đặc biệt là ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh) hay các phòng thí nghiệm.

Các phòng thí nghiệm hiện nay có thể sử dụng các phép đo khác nhau để tính toán số lượng tế bào hồng cầu trong máu. Điều này đã dẫn đến sự chênh lệch nhỏ về chỉ số WCV của người bình thường. Chính vì vậy để đảm bảo có được kết quả chính xác tuyệt đối, bạn tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Chỉ số MCV cao hoặc thấp hơn so với mức tiêu chuẩn đều là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe.

Chỉ số WBC trong máu cao

Chỉ số WBC đo được cao hơn mức bình thường chính là hiện tượng tăng bạch cầu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do:

  • Hút thuốc lá thường xuyên.
  • Ảnh hưởng của việc phẫu thuật cắt bỏ lá lách.
  • Bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh bạch cầu hay bệnh Hodgkin tổn thương mô.
  • Một số loại thuốc như corticosteroid Epinephrine, albuterol, Heparin Liti,... cũng có thể là nguyên nhân làm gia tăng số lượng tế bào bạch cầu.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có khả năng làm gia tăng số lượng tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, những nguyên nhân này thường ít gặp hơn nên cũng không thường được bác sĩ đề cập tới.

Vậy bạch cầu cao có nguy hiểm không? Xét nghiệm chỉ số WBC trong máu tuy chỉ cho biết một chỉ số nhỏ có liên quan đến dòng tế bào máu nhưng lại có thể phản ánh được khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực mà cơ thể con người đang phải chịu đựng. Khi WBC tăng cao đồng nghĩa với việc bạn có thể đang mắc một số bệnh lý như bạch cầu dòng tủy mạn hay bạch cầu cấp,... Đây đều là những căn bệnh không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn có thể dẫn tới nhiều vấn đề về máu cần được khắc phục kịp thời.

Chỉ số WBC trong máu thấp

Chỉ số WBC thấp hơn mức bình thường tức dưới 80 femtoliter/lít máu cũng là biểu hiện không mấy khả quan. Đây còn được gọi là hiện tượng giảm bạch cầu.

Một số nguyên nhân có thể khiến chỉ số WBC trong máu thấp là:

  • Người bệnh bị nhiễm các loại virus nguy hiểm như HIV hay Dengue,...
  • Người mắc các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, xơ cứng bì,...
  • Đối tượng bị rối loạn sinh tủy hoặc tủy xương bị suy yếu do nhiễm trùng hay có khối u bất thường.
  • Bệnh nhân ung thư đang trong quá trình xạ trị hoặc có sử dụng các thuốc đặc trị bệnh này.
  • Đối tượng đang gặp phải các bệnh lý về lá lách hoặc gan.
  • Người bị chấn thương, vừa thực hiện phẫu thuật.
  • Tinh thần căng thẳng quá độ.
  • Người bị nhiễm khuẩn rất nặng khiến hệ miễn dịch bị suy giảm gần như hoàn toàn.

Người bị lupus ban đỏ thưởng có chỉ số WBC trong máu thấp
Người bị lupus ban đỏ thưởng có chỉ số WBC trong máu thấp

Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể gây ra tác dụng phụ khiến chỉ số WBC trong máu giảm đáng kể. Cụ thể là:

  • Thuốc chống co giật.
  • Thuốc lợi tiểu dạng nước.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc dùng trong hóa trị - Clorpromazine Clozapine.
  • Thuốc Asen Captopril điều trị bệnh tăng huyết áp và suy tim.
  • Thuốc chẹn histamine-2.

Vấn đề sức khỏe liên quan tới bạch cầu WBC

Chỉ số WBC cao hay thấp hơn tiêu chuẩn đều rất nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay để được xét nghiệm và chẩn đoán bệnh kịp thời khi có một trong những vấn đề về sức khỏe sau:

  • Mệt mỏi thường xuyên, kéo dài.
  • Sụt cân trong thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân.
  • Thường xuyên chóng mặt, buồn nôn.
  • Có dấu hiệu bầm tím trên da.
  • Chán ăn, mất cảm giác ngon khi ăn.

Một số lưu ý khi lấy máu xét nghiệm WBC

Trước và trong khi lấy máu để thực hiện xét nghiệm WBC, để đảm bảo kết quả chính xác nhất, bạn phải tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu sau.

  • Tuyệt đối không dùng thuốc điều trị trước khi làm xét nghiệm máu. Nếu đã trót uống thì cần thông báo với bác sĩ để tìm biện pháp giải quyết. Chú ý, cũng có 1 số loại thuốc uống có thể không gây ảnh hưởng tới kết quả máu.
  • Hầu hết người thực hiện xét nghiệm máu đều được bác bác sĩ yêu cầu nhịn ăn trong vòng 8 đến 12 giờ.
  • Không dùng các chất kích thích trước khi lấy máu xét nghiệm,kể cả rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá,...

Không dùng thuốc điều trị trước khi lấy máu làm xét nghiệm WBC
Không dùng thuốc điều trị trước khi lấy máu làm xét nghiệm WBC

Xét nghiệm WBC ở đâu uy tín, chất lượng?

Lựa chọn được địa chỉ xét nghiệm WBC uy tín, chất lượng luôn là điều mà nhiều người đang trăn trở. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang là cơ sở Y tế tư nhân hàng đầu trong lĩnh vực xét nghiệm nói riêng và các dịch vụ khám chữa bệnh nói chung.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện tại đã sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu thế giới về vật tư y tế như Nhật, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ,.... Cụ thể:

  • Máy phân tích huyết học tự động laser 26 thông số - Quintus được nhập khẩu từ Italy.
  • Máy Sinh hóa tự động hoàn toàn - AU480 của thương hiệu Beckman Coulter, Mỹ.
  • Máy miễn dịch tự động thực hiện theo nguyên lý điện hóa phát quang - Cobas E411 của thương hiệu Roche, đất nước Thụy Sĩ.
  • Máy đông máu tự động - CS600 của thương hiệu Sysmex (Nhật Bản).

Bên cạnh đó, mọi quy trình thăm khám và điều trị bệnh tại đây được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm. Trưởng khoa xét nghiệm tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông chính là Bác sĩ CKII Nguyễn Duy Hải. Đáng chú ý, bác sĩ Hải còn giữ chức phó chủ nhiệm khoa Truyền Máu tại Bệnh viện 108.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Địa chỉ tin cậy để bạn xét nghiệm WBC
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Địa chỉ tin cậy để bạn xét nghiệm WBC

Hiện nay, để đảm bảo an toàn mùa dịch đồng thời nhằm mang lại sự tiện lợi cho quý khách hàng bệnh viện Phương Đông đã triển khai gói dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà với chi phí vô cùng hợp lý. Kết quả xét nghiệm cũng sẽ được bệnh viện trả tận nơi trong thời gian sớm nhất.

Một số lợi ích mà nhận được khi đăng ký xét nghiệm WBC tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông là:

  • Đặt lịch khám vô cùng nhanh chóng, thuận tiện.
  • Thủ tục và quá trình xét nghiệm chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian.
  • Có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế chuyên nghiệp và đội ngũ y, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
  • Được trải nghiệm các trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất hiện đại, khang trang.
  • Mức chi phí xét nghiệm WBC hợp lý, phù hợp với đại đa số thu nhập của người dân.

Như vậy có thể thấy chỉ số WBC mặc dù chỉ là yếu tố nhỏ trong xét nghiệm công thức máu nhưng lại phản ánh tình trạng sức khỏe vô cùng chính xác. Bởi vậy mỗi chúng ta nên thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm hai lần để có thể thực hiện kiểm tra này, từ đó phát hiện sớm những bệnh lý cần được khắc phục kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
12,325

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám