Những quy tắc vàng trong xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng?

Trần Thị Thu Hiền

21-08-2020

goole news
16

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm hiện nay. Lý do là bởi đây là một trong những điều kiện cơ bản để cải thiện thể chất cho các bé. Tham khảo bài viết sau của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để có được những thông tin cần thiết nhé. 

Nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Làm thế nào để nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Theo chuyên gia, cha mẹ có thể thông qua những biểu hiện về thể chất để có thể nhận biết xem con em mình có đang bị suy dinh dưỡng hay không.

Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng thường chậm tăng cân

Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng thường chậm tăng cân

Đa số các bé suy dinh dưỡng thường có những biểu hiện như sụt cân nhanh; chậm phát triển; sức đề kháng kém dẫn tới mắc nhiều chứng bệnh. Chi tiết như sau:

  • Các bé trong độ tuổi từ sơ sinh tới 5 tuổi thường tăng cân nhanh. Tuy nhiên em bé suy dinh dưỡng thường không tăng cân; thậm chí có thể sụt cân nhanh chóng. 
  • Các bé suy dinh dưỡng thường có cơ thể không tròn trịa. Không mập mạp mà gầy, thịt nhão chứ không săn chắc.
  • Da trẻ xanh xao, tái nhợt, tóc có thể dễ dàng gãy rụng, khó mọc thêm.
  • Khả năng ăn uống kém, biếng ăn và có thể mắc chứng rối loạn tiêu hóa. 
  • Đi đại tiện ra phân sống và thường xuyên bị tiêu chảy. 

Bên cạnh đó một số bé bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng có thể xuất hiện các biểu hiện như: Quáng gà, mờ mắt, khô giác mạc, cơ thể bị phù; chức năng hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng.

*Tìm hiểu thêm: Chi phí khám dinh dưỡng cho bé giá bao nhiêu tiền?

Nguyên tắc vàng trong chế độ ăn của trẻ bị suy dinh dưỡng

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng là vấn đề quan trọng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng cần biết.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: nguyên tắc chung khi lên thực đơn cho các bé thuộc nhóm này là cố gắng tăng năng lượng; tăng chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. 

Lượng chất dinh dưỡng cần thiết sẽ phải căn cứ vào lứa tuổi và mức độ dung nạp của trẻ. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản về việc trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì

Nấu đặc

Kinh nghiệm từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên cho bé sử dụng các loại thức ăn từ loãng tới khi đặc dần. Việc nấu loãng, nhiều nước sẽ khiến năng lượng được hấp thu vào cơ thể bé thấp đi. Lý do là khi ăn dạ dày bé bị đầy bởi nước và khó có thể chứa thêm. Ngay cả khi bữa ăn đó chưa đủ năng lượng.

Trẻ nhỏ từ 6 đến 9 tháng tuổi nên được ăn 2 bát bột khuấy đặc mỗi ngày

Trẻ nhỏ từ 6 đến 9 tháng tuổi nên được ăn 2 bát bột khuấy đặc mỗi ngày

Thời điểm bé được từ 6 - 9 tháng. Mỗi ngày cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm 2 bát bột khuấy đặc. Mỗi bát cần phải có đủ 4 nhóm chất bao gồm: Rau, dầu, đạm, bột. Với các bé có biểu hiện khó tiêu, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng men amylase hoặc neopeptin. Tuy nhiên cha mẹ không nên tự ý sử dụng. Cần phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Tăng bữa ăn

Thêm một nguyên tắc nữa trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi cọc là hãy tăng số lượng bữa ăn trong ngày. Thay vì cho bé ăn 3 bữa/ngày. Cha mẹ có thể thực hiện 5 - 6 bữa/ngày. Các bữa phụ cho trẻ ăn thêm nên sử dụng sữa, sữa chua hay chuối và chỉ dùng 1 nửa theo lượng thông thường. Đây là cách để trẻ bớt chán ăn. 

Lưu ý là cha mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều khi đã chán. Nếu làm thế, bé có thể nôn trớ, dẫn tới tình trạng sợ ăn và biếng ăn sau này. Đặc biệt các trẻ suy dinh dưỡng có thể tăng thêm một cữ sữa vào buổi tối. 

Trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, cha mẹ không nên để trẻ uống các loại nước trái cây trước khi ăn

Trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, cha mẹ không nên để trẻ uống các loại nước trái cây trước khi ăn

Trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng. Cha mẹ không nên để trẻ uống các loại nước trái cây trước khi ăn hay coi đây là một bữa phụ do loại nước này rất ít năng lượng. Việc uống nước trái cây cũng khiến trẻ ngang bụng, không muốn ăn bữa chính giàu năng lượng.

Tăng dầu mỡ và thực phẩm giàu năng lượng

Thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng nên tăng dầu mỡ và chọn lựa các loại giàu năng lượng. Lý do là bởi dầu mỡ có thể cung cấp năng lượng gấp đôi so với chất đạm và chất bột. Vì thế mẹ có thể cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc thêm một lượng dầu mỡ vào rau xào, nước canh để tăng năng lượng cho bữa ăn của bé.

Bên cạnh đó lượng chất dầu cũng sẽ làm cho chén bột trở nên mềm và dễ ăn hơn. Trong chế độ ăn dinh dưỡng, ngoài cháo, bột; cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu năng lượng như thức ăn giàu protein từ thịt, trứng, sữa và giàu vitamin từ quả tươi và rau xanh. 

Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn của trẻ

Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn của trẻ

Thời điểm cai sữa mẹ nên hạn chế việc ăn quá nhiều chất bột nhưng lại thiếu chất đạm. Điều này có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. 

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất cho trẻ

Trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, sữa mẹ là vấn đề được đặc biệt lưu ý. Chuyên gia cho răng sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất cho trẻ sơ sinh. Lý do là bởi nguồn sữa mẹ có công thức độc đáo. Đảm bảo cân bằng về mặt dinh dưỡng với cơ thể. 

Bên cạnh đó thành phần các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ thường thay đổi để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên sau sinh sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và phát triển của bé. 

Sau khi sinh nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Sau khi sinh nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Vì thế mẹ sau sinh không nên cai sữa trẻ quá sớm. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi bên cạnh việc bú mẹ nên ăn thêm 4 bữa mỗi ngày. Với trẻ từ 3 - 5 tuổi không bú mẹ có thể ăn từ 5 - 6 bữa trong ngày. 

Bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết cho bé

Thêm một nguyên tắc nữa cha mẹ cần quan tâm khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng. Đó là hãy cố gắng bổ sung các vitamin và muối khoáng cho bé. Cha mẹ có thể lắng nghe tư vấn của các bác sĩ khoa dinh dưỡng để chọn lựa được loại vi chất phù hợp với tình trạng hiện tại của con mình. 

Các vi chất cần thiết nhất đối với sự phát triển của trẻ bao gồm: Canxi, kẽm, vitamin D, A,... Hãy lưu ý là tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng. Vì nếu sử dụng không đúng cách, dư thừa các chất cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt với sức khỏe của trẻ. 

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

Suy dinh dưỡng thấp còi là tình trạng trẻ nhỏ có cân nặng, chiều cao thấp hơn so với mức chuẩn. Tình trạng thường xảy ra ở những bé dưới 3 tuổi do quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng không đạt yêu cầu. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thấp còi cần được xây dựng theo các giai đoạn, cụ thể như sau.

Giai đoạn bào thai

Giai đoạn bào thai, dinh dưỡng của bé được truyền từ người mẹ. Chính vì thế mẹ bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm có giàu dưỡng chất và vitamin.

  • Mẹ bầu nên bổ sung sắt và acid folic trong thai kỳ. 

Mẹ bầu nên bổ sung viên sắt trong thai kỳ

Mẹ bầu nên bổ sung viên sắt trong thai kỳ

  • Với mẹ bầu thiếu canxi thì cần bổ sung thêm viên uống canxi. Hoặc các thực phẩm có chứa nhiều thành phần này như tôm, cua, chế phẩm từ sữa,...
  • Nên sử dụng muối i ốt để chế biến thức ăn cho mẹ bầu.
  • Sau khi sinh nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.
  • Thời gian cho bé bú, mẹ cần tiếp tục ăn uống đủ chất dinh dưỡng. 

Giai đoạn trẻ từ 0 - 2 tuổi

Xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi nên chú ý các vấn đề sau:

  • Nên tăng số bữa ăn và lượng thức ăn của trẻ theo độ tuổi: Từ 5 - 6 tháng tuổi nên cho bé ăn thêm 1 bữa bột loãng trong ngày. Tiếp theo từ 7 - 9 tháng tuổi cần cho bé ăn thêm từ 2 - 3 bữa cháo trong ngày. Trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi cần ăn 3 - 4 bữa cháo trong ngày. Trẻ đã trên 1 tuổi nên ăn 4 bữa mỗi ngày. 
  • Cha mẹ nên duy trì thêm lượng sữa mỗi ngày cho bé để đảm bảo đủ dinh dưỡng của bé. 
  • Mỗi bữa ăn của bé nên có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng từ rau củ, tinh bột, dầu mỡ và đạm. 
  • Chú ý bổ sung vào chế độ ăn của bé các thực phẩm giàu canxi như cua, đậu, tôm, giàu vitamin A và bổ sung thêm kẽm dự phòng. 

Giai đoạn tuổi tiền dậy thì và dậy thì

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn tuổi tiền dậy thì và dậy thì; cần căn cứ vào năng lượng của bé ở các độ tuổi cụ thể và phân theo giới tính. Trẻ nên được ăn 3 bữa/ngày và mỗi bữa cần phải đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết bao gồm:

  • Đạm thực vật và động vật: Đạm chính là nguồn cung cấp protein quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thành phần này cũng giúp hỗ trợ tạo cấu trúc tế bào và tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.

Thời kỳ dậy thì nên bổ sung thêm chất béo trong chế độ ăn của trẻ

Thời kỳ dậy thì nên bổ sung thêm chất béo trong chế độ ăn của trẻ

  • Chất béo: Là một trong những dưỡng chất cần thiết và quan trọng với quá trình tiêu hóa của bé. Đây cũng là nguồn năng lượng để trẻ phát triển thể lực. Cha mẹ cần cân bằng lượng chất béo từ thực vật và động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. 
  • Sắt: Nên cho bé sử dụng nhiều loại thực phẩm có lượng sắt dồi dào như: Thịt bò, tim, trứng, gan, tiết,... Hoặc cha mẹ cũng có thể cho bé uống thêm viên sắt để bổ sung lượng sắt cần thiết. 
  • Canxi: Thay vì sử dụng các thuốc tăng cân cho trẻ suy dinh dưỡng. Hãy chú ý bổ sung lượng canxi cần thiết cho sự phát triển chiều cao của bé. Cha mẹ có thể sử dụng nguồn thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua,... hoặc sử dụng các loại viên uống bổ sung canxi. 

Bên cạnh đó, hãy thực hiện khẩu phần ăn hợp lý cho bé. Với sự bổ sung và cân bằng các loại vitamin A, D, C và kẽm,... Đây là những thành phần rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Mẹ cũng cần phân biệt giữa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng để có thể phòng chống bé mắc phải.

Phân biệt giữa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng cũng là điều mẹ nên chú ý

Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng. Hy vọng bài viết đã cung cấp những hiểu biết đầy đủ nhất, giúp cha mẹ có kiến thức chăm sóc các bé, nhất là vào những năm đầu đời. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,199

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám