Chụp CT mạch vành và những điều bệnh nhân không thể bỏ qua

Ngọc Anh

23-01-2024

goole news
16

Chụp CT mạch vành (chụp cắt lớp mạch vành) giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng vôi hóa động mạch vành, phát hiện hẹp động mạch vành để chẩn đoán và có phương án điều trị bệnh trước khi bệnh nhân có triệu chứng.

Chụp CT mạch vành là gì?

Mạch vành thuộc động mạch vành - hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng tim. Bệnh lý mạch vành xảy ra khi mạch vành bị hẹp, nghẽn bởi các mảng xơ vữa, vôi hoá thành mạch làm hẹp lòng mạch,... khiến lượng máu và oxy chuyển đến tim giảm. Đây là nguyên nhân khiến cơ tim thiếu dưỡng khí, đau thắt ngực, đau tim,... Để phòng ngừa các bệnh lý mạch vành, chụp CT mạch vành có thể phát hiện sớm những biểu hiện bệnh lý trên. 

Chụp CT mạch vành (chụp cắt lớp mạch vành) là kỹ thuật chụp cắt lớp đa lát cắt, cung cấp hình ảnh chi tiết, rõ nét về hệ thống động mạch vành của tim. Do đó, bác sĩ quan sát được những bất thường về mặt cấu trúc và mô của mạch vành trong cơ thể.

(Chụp cắt lớp mạch vành cung cấp hình ảnh về hệ thống động mạch vành của tim)

(Chụp cắt lớp mạch vành cung cấp hình ảnh về hệ thống động mạch vành của tim)

Trong những năm gần đây, chụp cắt lớp được đánh giá cao trong chẩn đoán bệnh lý mạch vành, đánh giá giải phẫu động mạch vành với hình ảnh có độ phân giải cao. 

Vai trò của chụp CT Scanner mạch vành

Vai trò của chụp cắt lớp trong chẩn đoán các bệnh lý mạch vành

Chụp CT mạch vành cung cấp hình ảnh “cây động mạch”, hỗ trợ các bác sĩ trong chẩn đoán tình trạng mạch vành. Qua hình ảnh cắt lớp hệ thống động mạch vành, bác sĩ phát hiện và đo mảng bám chứa canxi trong lớp nội mạc động mạch. Theo đó, phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện bệnh động mạch sớm trước khi bệnh nhân có triệu chứng bệnh.

Kỹ thuật chụp cắt lớp cải thiện rõ rệt về độ phân giải thời gian, không gian cũng như thể tích vòng quay để nâng cao hiệu quả trong đánh giá giải phẫu động mạch vành. Chính vì thế, ngoài chẩn đoán, chụp cắt lớp mạch vành còn được sử dụng phổ biến trong theo dõi và điều trị, lập kế hoạch và lựa chọn phác đồ điều trị giảm nguy cơ đau tim và các vấn đề về tim khác. 

Vai trò của chụp cắt lớp trong đánh giá mức độ vôi hóa động mạch vành

Vôi hóa động mạch vành là quá trình các tạp chất như vôi, mỡ tích tụ trên động mạch vành hình thành các mảng dày và cứng, gây ra sự co bóp và hạn chế dòng máu lưu thông đến tim. Hiện tượng này có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận,...  

(Chụp CT mạch vành giúp đánh giá mức độ vôi hóa động mạch vành)

(Chụp CT mạch vành giúp đánh giá mức độ vôi hóa động mạch vành)

Là bệnh lý nguy hiểm nhưng các bệnh lý vôi hóa động mạch vành lại không có dấu hiệu rõ ràng. Đây là lúc, lợi thế của chụp CT phát huy ưu điểm. Chụp CT động mạch giúp bác sĩ:

  • Đánh giá bệnh nhân có bị vôi hóa động mạch vành hay không? Phát hiện điểm vôi hóa trên động mạch vành
  • Cảnh báo bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh lý mạch vành, thực hiện xét nghiệm lâm sàng để dự đoán sớm các bất thường mạch vành gây ra cho tim. 

Phương pháp chụp và đối tượng chỉ định chụp CT mạch vành

Chụp CT mạch vành không tiêm thuốc cản quang 

Đây là thủ thuật được chỉ định cho các bệnh nhân cần được khảo sát mức độ vôi hoá mạch vành. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh vôi hóa động mạch vành, các bệnh nhân sau thường được chỉ định chụp CT:

  • Nhóm có nguy cơ cao nhưng không có triệu chứng: người cao tuổi, người bị béo phì, người nghiện thuốc lá, rượu bia, người có nồng độ lipid, cholesterol trong máu cao,.... Với nhóm này, chụp cắt lớp mạch vành thường được thực hiện trong tầm soát, kiểm tra sức khoẻ.
  • Nhóm có triệu chứng: Phát hiện điểm vôi hóa mạch vành và có triệu chứng đau ngực. Từ đó, vôi hóa động mạch gợi ý về tình trạng xơ vữa động mạch vành. Nếu bác sĩ cần đánh giá thêm mức độ hẹp lòng động mạch hay kiểm tra chức năng động mạch vành sẽ chỉ định bệnh nhân chụp CT mạch vành có cản quang. 

Do mức độ vôi hóa không tương quan chặt với mức độ hẹp lòng động mạch vành nên trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp cả chụp cắt lớp mạch vành có thuốc cản quang/ không thuốc cản quang. Vôi hoá nặng có thể không gây hẹp lòng động mạch vành. Đồng thời, bệnh nhân không có triệu chứng vôi hoá không có nghĩa không có nguy cơ hẹp động mạch vành. 

Chụp CT mạch vành có cản quang 

Đây là phương pháp vàng trong chẩn đoán hẹp mạch vành giúp xác định hẹp mạch vành tắc nghẽn/ không tắc nghẽn với tỷ lệ chính xác 97 - 100%. Kết quả chụp phản ánh chi tiết về lòng và thành mạch, cấu trúc hệ thống mạch vành để phát hiện bất thường như xơ vữa, dị dạng,...và đánh giá chức năng của mạch vành.

(Chụp động mạch vành trong đánh giá hẹp động mạch vành)

(Chụp cắt lớp động mạch vành giúp đánh giá tình trạng hẹp động mạch vành)

Đối với các bệnh nhân đã thực hiện stent mạch vành, phẫu thuật bắc cầu nối mạch vành cũng được chỉ định chụp CT mạch vành để xác định nguy cơ tái hẹp trong stent mạch vành. 

(Minh hoạ động mạch vành bình thường, tắc nghẽn động mạch vành do canxi, chất béo)

(Minh hoạ động mạch vành bình thường, tắc nghẽn động mạch vành do canxi, chất béo (từ trái sang phải))

Quy trình chụp CT mạch vành

Sau khi chuẩn bị xong, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thay tư thế trong quá trình chụp. Thời gian diễn ra trong khoảng 15 - 20 phút.  

Thủ thuật này được thực hiện qua háng, cổ tay hoặc phần trước khuỷu tay (bên phải). Bác sĩ sẽ đặt gây tê trước và đặt ống thông vào động mạch chủ. Thuốc cản quang được đưa vào cơ thể theo đường này. Nhờ có thuốc cản quang, bác sĩ sẽ đánh giá hình dạng, kích thước hẹp của mạch vàng. 

Trong quá trình chụp không gây đau đớn, ít xảy ra biến chứng nhưng nếu cảm thấy bất kỳ điều gì bất thường ở cơ thể, bệnh nhân có thể thông báo ngay cho kỹ thuật viên thực hiện.

Chụp CT mạch vành có nguy hiểm không?

Chụp cắt lớp mạch vành là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, an toàn, chính xác, Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tình huống xảy ra khi làm động mạch vành như:

  • Tụt huyết áp do thuốc hạ nhịp tim
  • Tác dụng phụ theo thời gian có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc cản quang:
  • < 1h sau tiêm: dị ứng, ói, phù thanh quản, sốc phản vệ
  • 1h - 7 ngày sau khi chụp CT mạch vành có thuốc cản quang: mẩn đỏ, sưng, ngứa da
  • Suy chức năng thận 
  • Phơi nhiễm bức xạ: Chụp cắt lớp sử dụng năng lượng tia X nên vẫn tồn tại nguy cơ này.

(Tụt huyết áp là một trong những tác dụng phụ bệnh nhân gặp sau khi chụp CT mạch vành) 

(Tụt huyết áp là một trong những tác dụng phụ bệnh nhân gặp sau khi chụp CT mạch vành) 

Lưu ý cho bệnh nhân khi được chỉ định chụp CT mạch vành

  • Nhịn ăn khoảng 4h trước khi chụp 
  • Thực hiện một số xét nghiệm trước ngày chụp: xét nghiệm chức năng thận,...
  • Không sử dụng các chất kích thích làm tăng nhịp tim như cà phê, trà đậm,...
  • Không mang theo các vật dụng kim loại: kính mắt, đồ trang sức,... trên người khi thăm khám
  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng cơ thể, các bệnh đang điều trị, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng thuốc,...
  • Bổ sung thêm nước trong 1 - 2 ngày để thuốc cản quang thải hết ra ngoài 

Nếu người bệnh có các dấu hiệu của bệnh lý mạch vành, đi kiểm tra sức khoẻ hoặc tầm soát các bệnh tim mạch thì có thể đăng ký tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

(Máy chụp CT 128 dãy của Philips tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Tại Phương Đông, chúng tôi sở hữu hệ thống máy chụp 128 lát cắt mới nhất của Philips giảm bức xạ ion hoá lên cơ thể người bệnh đến 50% so với dòng máy CT 64 lát cắt cũ.

Đồng thời, Bệnh viện Phương Đông sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, đã và đang chẩn đoán và thực hiện điều trị bệnh tim mạch cho người bệnh đến từ mọi nơi trên đất nước. Ngoài ra để tối ưu quyền lợi cho người bệnh, bệnh viện có chính sách áp dụng bảo hiểm y tế để hỗ trợ chi phí khi khám, chữa bệnh.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chụp CT mạch vành và đặt lịch thăm khám vui lòng liên hệ Hotline:19001806 để được hỗ trợ. 

202

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám