Hỏi đáp về chụp MRI và chụp CT: Mục đích, lợi ích và nguy cơ

Ngọc Anh

30-01-2024

goole news
16

Chụp MRI và chụp CT là hai kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được các bác sĩ chỉ định cho nhiều nhóm người bệnh khác nhau. Bệnh nhân khi đi thăm khám sẽ luôn tò mò về sự khác biệt, mục đích của chụp CT và chụp MRI. Cùng Bệnh viện Phương Đông theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết những băn khoăn của bản thân mình nhé!

Chụp CT là gì? Chụp CT phát hiện ra bệnh gì?

Chụp CT là gì?

Chụp CT là kỹ thuật chụp sử dụng một chùm tia năng lượng X để quét xung quanh bộ phận cần chụp thu về nhiều ảnh chụp lát cắt ở các góc khác nhau. Máy tính sẽ tổng hợp và xử lý để trả về hình đa chiều chi tiết về cấu trúc và phản ánh rõ sự bất thường của bộ phận cần chụp qua độ đậm, nhạt trên ảnh.

Vai trò của chụp CT

Hình chụp CT thường phản ánh rõ bất thường ở xương và mô mềm như viêm phổi ở phổi, khối u ở các cơ quan khác nhau hoặc gãy xương. Chính vì thế, chụp cắt lớp được áp dụng để tìm kiếm các vấn đề ở xương, mô, não hoặc các cơ quan khác. Các tình trạng điển hình được đánh giá qua CT có thể kể đến:

  • Các bệnh lý về tuần hoàn như bệnh tim, tắc nghẽn mạch máu, các vấn đề về thận, phù phổi và phình động mạch chủ được xem và chẩn đoán bằng chụp CT.
  • Một số tình tình trạng bất thường ở bụng như xác định tính chất các khối u ở gan, phát hiện sớm và theo dõi khối u ở tuyến tụy hoặc thận.
  • Tìm kiếm nguyên nhân của đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu ra máu,...
  • Các triệu chứng cảnh báo vấn đề ở  phổi: dấu hiệu xơ hóa, khí thũng, khối u, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi, v.v.
  • Phát hiện các vết gãy xương phức tạp, chấn thương tủy sống, tổn thương do loãng xương và các khối u xương,... Khi kết quả chụp X quang không cung cấp cho bác sĩ đủ dữ liệu về xương. 
  • Các triệu chứng của các bệnh vùng đầu - não như: Xuất huyết, vôi hóa não, khối u và các vấn đề về lưu lượng máu đến não có thể được nhìn thấy khi chụp CT.

(Bác sĩ đánh giá tình trạng cơ quan chụp dựa trên hình chụp cắt lớp)

(Bác sĩ đánh giá tình trạng cơ quan chụp dựa trên hình chụp cắt lớp)

Quy trình chụp CT diễn ra như thế nào?

Người bệnh sẽ phải nhịn ăn từ 4 - 6 tiếng trước và không mang theo các vật dụng kim loại vào phòng chụp. Trước khi chụp, bạn có thể được chỉ định tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch để ảnh chụp CT rõ nét và chất lượng hơn. 

(Người bệnh được kỹ thuật viên hướng dẫn trong quá trình chụp CT)

(Người bệnh được kỹ thuật viên hướng dẫn trong quá trình chụp CT)

Bệnh nhân nằm trên bàn di chuyển, được kỹ thuật viên hướng dẫn tư thế và giữ nguyên trong suốt quá trình chụp. Người bệnh có thể được yêu cầu phải nín thở vài lần. Chụp cắt lớp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, không gây đau đớn cho người bệnh và cả quá trình chụp có thể chỉ mất vài phút. 

Chụp MRI là gì? Chụp MRI để làm gì?

Chụp MRI là gì?

Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng sóng radio và từ trường tác động lên các nguyên tử hydro trong cơ thể và giải phóng năng lượng. Những tín hiệu này sẽ được ghi nhận và chuyển thành hình ảnh độ phân giải cao, cấu trúc cơ thể rõ ràng và sắc nét.

Chụp MRI thường được sử dụng thực hiện trên vùng não, tim, phổi, đầu gối,...

Mục đích chụp MRI

Hình chụp MRI cũng phản ánh chi tiết của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là sự khác biệt của mô bình thường và mô bệnh tạo điều kiện cho bác sĩ quan sát sâu các mô và các cơ quan trong cơ thể. Trên thực tế, các bác sĩ thường sử dụng chụp cộng hưởng từ trong:

  • Phát hiện các khối u: Trên hình chụp MRI, bác sĩ có thể phát hiện các khối u như khối u vú,...
  • Theo dõi các bất thường về khớp như dây chằng, khớp và gân.
  • Một số vấn đề về mạch máu bao gồm chứng phình động mạch, tổn thương do các cơn đau tim trước đó, tắc nghẽn động mạch và các vấn đề khác về tim hoặc mạch máu.
  • Theo dõi trong chẩn đoán bệnh về não: bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, chứng phình động mạch và các tình trạng khác có nguồn gốc hoặc ảnh hưởng đến não hoặc tủy sống.
  • Kiểm tra tình trạng viêm ruột  được đánh dấu bằng chứng viêm như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
  • Theo dõi tình trạng điều trị bệnh gan: xơ gan,... tổn thương gan do bệnh tật hoặc lối sống đều xuất hiện trên MRI.
  • Kiểm tra chức năng rối loạn xương: Bác sĩ có được hình ảnh hiển thị xương và mô mềm xung quanh hỗ trợ trong chẩn đoán liệu người bệnh có bị nhiễm trùng, có khối u trên hoặc gần xương hay không.

Quy trình chụp MRI diễn ra như thế nào?

Trước khi thực hiện chụp, bệnh nhân có thể được tiêm thuốc cản quang hoặc tiêm thuốc an thần (đối với trẻ em). Một số trường hợp, người bệnh sẽ chụp MRI không có thuốc cản quang trước rồi mới thực hiện chụp lần hai có thuốc cản quang. 

Sau khi kiểm tra lại để loại bỏ đồ trang sức, bạn sẽ nằm trên bàn chụp để đưa vào máy chụp. Trong quá trình quét, máy sẽ phát ra tiếng ồn, bệnh nhân sẽ đeo nút tai để giảm tiếng ồn. Tuy nhiên với dòng máy công nghệ cao có thể đảm bảo yên tĩnh cho người bệnh. 

(Bệnh nhân chụp MRI trong máy chụp Tesla 1.5 tại Bệnh viện Phương Đông)

(Bệnh nhân chụp MRI trong máy chụp Tesla 1.5 tại Bệnh viện Phương Đông)

Kỹ thuật viên có thể yêu cầu bạn nín thở khi quét đến vùng ngực hoặc bụng. Bởi đối với MRI, những chuyển động nhẹ của hơi thở cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả. Quá trình chụp cộng hưởng từ kéo dài 20 phút đến một tiếng, đôi khi có thể lâu hơn.

So sánh phương pháp chụp MRI và chụp CT

Chụp MRI và chụp CT là hai kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong lâm sàng. Tuy nhiên vì chưa có cơ hội tìm hiểu có thể khiến bệnh nhân nhầm lẫn giữa hai phương pháp này. 

Theo dõi bảng dưới đây sẽ giúp người bệnh nắm được sự khác nhau giữa chụp MRI và chụp CT.

Nội dung

Chụp CT 

Chụp MRI

Đối tượng 

  • Đối tượng chụp do bác sĩ chỉ định.
  • Hạn chế chỉ định cho trẻ em, không khuyến khích chụp nhiều lần
  • Chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân hen suyễn,..
  • Đối tượng chụp do bác sĩ chỉ định.
  • Cần xem xét với trường hợp bệnh nhân có kim loại trong người & có thiết bị điện tử.
  • Thích hợp cho bệnh nhân phải kiểm tra thường xuyên và chụp chiếu nhiều lần
  • Chống chỉ định cho bệnh nhân sợ không gian kín.

Thời gian chụp

~ 3 - 5 phút

~ 12 - 45 phút (hoặc 15 - 90 phút)

Đặc trưng 

  • Phù hợp cho trường hợp chẩn đoán nhanh như cấp cứu
  • Ưu tiên trong chẩn đoán phần cứng như hộp sọ, hệ xương, các tạng
  • Trường hợp chấn thương do va đập, đánh cần đánh giá tổn thương hộp sọ, vôi hoá,...
  • Hạn chế đối với các bệnh lý gân, cơ, dây chằng,... và các tổn thương ở vị trí khó như tủy sống, tuyến tùng,...
  • Ít bị ảnh hưởng bởi kim loại
  • Phù hợp cho trường hợp giải phẫu thần kinh và các bệnh nhân theo dõi và điều trị lâu dài
  • Ưu tiên trong kiểm tra hình ảnh mô mềm: dây chằng, đĩa đệm,.. và các khớp, xương, mạch máu, não, tim, khối u
  • Trường hợp có biểu hiện đau đầu, co giật, phát hiện dị dạng hoặc khối u,...
  • Hạn chế trong đánh giá tổn thương xương và tổn thương có canxi
  • Phương pháp hiệu quả nhất để khảo sát chức năng não, tuỷ sống và xương khớp
  • Bị ảnh hưởng nhiều bởi kim loại

Chất lượng hình ảnh 

  • Chi tiết, rõ ràng về mặt cấu trúc
  • Độ tương phản cao, có hiệu quả cao trong trường hợp phân biệt mức độ tổn thương
  • Hạn chế đối với các vị trí khó
  • Hình ảnh đa lát cắt, độ phân giải mô mềm cao và chi tiết hơn kết quả chụp CT
  • Đánh giá được các vị trí khuất mà chụp CT không đánh giá được
  • Xử lý được xảo nhiễu, tái tạo được không gian 3D không cần dùng thuốc

Tác dụng phụ

  • Nguy cơ phơi nhiễm bức xạ, do sử dụng tia năng lượng X trong quá trình chụp.
  • Thuốc cản quang iod có thể gây ra phản ứng phụ: dị ứng, sốc phản vệ
  • Tạo ra tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến thính lực
  • Không có nguy cơ phơi nhiễm bức xạ
  • Thành phần thuốc cản quang an toàn hơn, rất hiếm khi xảy ra dị ứng
  • Có thể gây ra co giật nhẹ

Sử dụng thuốc cản quang

Chi phí

  1.000.000 - 5.000.000 VNĐ/ lần chụp 

       (Mức giá có thể được điều chỉnh)

  2.500.000 - 11.000.000 VNĐ/ lần chụp

       (Mức giá có thể được điều chỉnh)

Hỏi đáp về chụp MRI và chụp CT

Chụp MRI và chụp CT, phương pháp nào an toàn hơn cho bệnh nhân?

Về cơ bản, chụp cộng hưởng từ (MRI) an toàn cho bệnh nhân hơn chụp CT. Chụp cắt lớp vẫn tồn tại nguy cơ nhiễm xạ cho bệnh nhân theo thời gian nên không được khuyến cáo chụp nhiều lần. Ngoài ra, một số đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ em, bệnh nhân suy thận thuộc nhóm chống chỉ định chụp CT có thể sẽ được chỉ định chụp MRI thay thế.

Mặt khác nếu bệnh nhân sử dụng các thiết bị điện tử như máy trợ thính, bệnh nhân có kim loại trong cơ thể như nẹp xương, răng giả, van tim nhân tạo, khớp giả,.... khi chụp MRI dễ bị xảo ảnh kim loại.

Các chuyên gia, cơ sở y tế, bác sĩ và Chính phủ đều đặt trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho người bệnh lên hàng đầu. Do đó, khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân khi sử dụng các phương pháp chẩn đoán y tế sẽ luôn được cân nhắc và giảm thiểu đáng kể. 

Chụp MRI hay chụp CT tốt hơn?

Rất khó để đánh giá chụp MRI và chụp CT phương pháp nào tốt hơn. Vì trong chẩn đoán và theo dõi điều trị, chụp MRI và chụp CT vẫn được kết hợp thường xuyên. Vậy nên, bác sĩ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh lý của người bệnh, thời gian chụp, tác dụng phụ, chi phí,... để đưa ra chỉ định phù hợp.

(Chụp MRI và chụp CT lần lượt hình B, A được thực hiện sau phẫu thuật để quan sát khối máu tụ sau điều trị)

(Chụp MRI và chụp CT lần lượt hình B, A sau phẫu thuật để quan sát khối máu tụ sau điều trị)

Chọn chụp MRI hay chụp CT? Hoặc cả chụp MRI và chụp CT?

Trên thực tế, chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp sẽ được bệnh nhân thực hiện khi nhận chỉ định của bác sĩ. Một số tình huống có thể xảy ra là hình chụp CT không đem lại đủ thông tin cho bác sĩ, họ sẽ chỉ định người bệnh chụp MRI và ngược lại. 

(Máy chụp CT Scanner 128 dãy ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

(Máy chụp CT Scanner 128 dãy ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông)

Ngoài ra nếu bệnh nhân chụp MRI không thể nín thở để đảm bảo chất lượng hình ảnh thì hình ảnh cũng có thể được chỉ định chụp CT. Các chuyên gia khi đưa ra chỉ định sẽ căn cứ trên mục đích của thủ thuật có lớn hơn rủi ro xảy ra với người bệnh hay không.

 (Máy chụp MRI Tesla 1.5 sử dụng trong chụp cộng hưởng từ của Bệnh viện Phương Đông)

(Máy chụp MRI Tesla 1.5 sử dụng trong chụp cộng hưởng từ của Bệnh viện Phương Đông)

Chụp MRI và chụp CT là hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị cho bệnh nhân. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào là một trong những lựa chọn hàng đầu của người bệnh bởi hệ thống máy chụp CT 128 dãy, máy chụp MRI Tesla 1.5 cho hình ảnh chính xác, đội ngũ bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh giàu kinh nghiệm và dịch vụ tận tâm đối với mọi khách hàng từ mọi miền Tổ Quốc. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về chụp MRI và chụp CT hoặc đặt lịch thăm khám vui lòng liên hệ Hotline:19001806 để được hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

923

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám