Tổng quan về cuồng nhĩ: Những điều bạn chưa biết?

Nguyễn Phương Thảo

11-12-2024

goole news
16

Cuồng nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa cuồng nhĩ và rung nhĩ – hai vấn đề liên quan đến nhịp tim với các biểu hiện khá giống nhau. Vậy cuồng nhĩ là gì và làm thế nào để phân biệt cuồng nhĩ và rung nhĩ? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để nắm rõ các dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán hai tình trạng này.

Khái quát về cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ (Atrial Flutter) là một dạng rối loạn nhịp tim phổ biến, đứng thứ hai chỉ sau rung nhĩ. Đây là tình trạng tâm nhĩ bị cuồng động nhĩ, phát ra tín hiệu khiến tần số nhịp tim tăng nhanh vượt qua mức bình thường. 

ECG cuồng nhĩ cho thấy hình ảnh 2:1

Hình ảnh minh hoạ tình trạng bệnh cuồng nhĩ trên ECG

Nhịp tim bình thường sẽ dao động từ 60-100 nhịp/phút khi nghỉ ngơi. Trong khi đó, cuồng nhĩ có thể làm cho tâm nhĩ của tim đập nhanh khoảng 250- 350 nhịp/phút. Tim đập quá nhanh trong cuồng nhĩ có thể làm giảm khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan trong cơ thể. 

Bệnh cuồng nhĩ thường xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài, xuất hiện dưới dạng các cơn nhịp nhanh đột ngột. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cuồng nhĩ có thể tự giới hạn và biến mất sau một khoảng thời gian. Điều quan trọng cần người bệnh cần phải theo dõi sát sao, đưa ra phác đồ điều trị đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, bao gồm nguy cơ hình thành cục máu động và suy tim do rối loạn nhịp tim. 

Phân loại cuồng nhĩ 

Cuồng nhĩ được chia thành 2 dạng chính: 

Cuồng nhĩ điển hình phụ thuộc CTI

  • Cuồng nhĩ ngược chiều kim đồng hồ (Counterclockwise Flutter): Đây là một loại cuồng nhĩ điển hình, thường xảy ra sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật mở nhĩ. Trong trường hợp này, dòng điện sẽ đi từ phía sau, dưới của tâm nhĩ (điện cực âm) và di chuyển tới vòng can 3 lá theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, rồi đi về phía trước. 
  • Cuồng nhĩ xuôi chiều kim đồng hồ (Clockwise Flutter): Dạng cuồng nhĩ điển hình này ít gặp hơn. Theo chiều kim đồng hồ, xung động điện sẽ bắt đầu di chuyển từ phía trước van 3 lá sau đó đi đến phía dưới. 

Cuồng nhĩ không phụ thuộc CTI

  • Cuồng nhĩ không phải phụ thuộc CTI: Đây là một dạng nhanh nhĩ, có tần số nhịp tim dưới 240 lần/phút và thường liên quan đến các yếu tố chức năng khác trong buồng nhĩ, không liên quan đến cấu trúc giải phẫu như CTI. Điều này làm cho các vòng vào lại phức tạp và khó chẩn đoán, điều trị hơn. 
  • Cuồng nhĩ bên trái: Là dạng cuồng nhĩ phức tạp hơn, có sóng cuồng nhĩ đa dạng, thường nhỏ và thay đổi liên tục, đi kèm theo rung nhĩ.  

Biểu hiện người bệnh bị cuồng nhĩ 

Cuồng nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp, xảy ra khi các tín hiệu điện trong tâm nhĩ hoạt động bất thường, khiến nhịp tim đập nhanh và không đều. Người bệnh thường gặp phải một số biểu hiện điển hình như sau:

  • Tim đập nhanh và mạnh: Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của cuồng nhĩ là cảm giác tim đập nhanh bất thường. Tần số tim có thể đạt từ 240 đến 340 nhịp mỗi phút ở tâm nhĩ, trong khi tâm thất thường hoạt động ở mức 120-150 nhịp mỗi phút. Người bệnh có thể cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực liên tục mà không rõ nguyên nhân.
  • Mệt mỏi và khó thở: Cuồng nhĩ khiến tim không bơm đủ máu hiệu quả đến các cơ quan, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài. Một số bệnh nhân còn cảm thấy khó thở, đặc biệt khi hoạt động thể chất hoặc nằm xuống.
  • Chóng mặt và ngất xỉu: Vì lượng máu bơm đi từ tim bị giảm, cuồng nhĩ có thể gây chóng mặt hoặc cảm giác mất cân bằng. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể ngất xỉu do lưu lượng máu đến não không đủ.
  • Cảm giác nặng ngực hoặc đau ngực: Người bệnh thường cảm thấy tức ngực hoặc đau thắt ngực. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, có thể cảnh báo biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim nếu không được điều trị kịp thời.
  • Giảm khả năng gắng sức: Cuồng nhĩ làm giảm hiệu suất tim, khiến người bệnh khó hoàn thành các hoạt động thể chất thông thường. Triệu chứng này thường xuất hiện ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc có bệnh lý tim mạch kèm theo.

Nguyên nhân gây nên tình trạng cuồng nhĩ 

Nguyên nhân của rung nhĩ tương tự với cuồng nhĩ, đặc biệt chúng có tồn tại cả hai rối loạn trên cùng một bệnh nhân. 

Xác định được nguyên nhân giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Xác định được nguyên nhân giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Dưới đây là một vài nguyên nhân chính: 

  • Người mắc phải các bệnh lý về tim mạch: Bệnh van tim 3 lá, hẹp hở hai lá, thấp tim, bệnh màng ngoài tim, cơ tim phì đại,... do thay đổi dòng chảy và áp lực của tim, tạo điều kiện cho các vòng vào lại hình thành. 
  • Bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh do cấu trúc của tim không bình thường; 
  • Bệnh nhân mắc bệnh lý về tuyến giáp. Vì khi tuyến giáp hoạt động quá mức có thể kích thích nhịp tim tăng cao và gây ra cuồng nhĩ;
  • Người bị tăng huyết áp, gây áp lực lớn lên thành tim tạo điều kiện cho nhịp tim bất thường xảy ra. 

Các yếu tố nguy cơ của cuồng nhĩ 

Tỷ lệ mắc bệnh cuồng nhĩ tăng dần theo tuổi với tỷ lệ 5/100.000 ở bệnh nhân dưới 50 tuổi và tăng gấp 100 lần đến 587/100.000 ở bệnh nhân trên 80 tuổi. So với nữ giới, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 lần. 

Các trường hợp dưới đây có nguy cơ bị bệnh cuồng nhĩ cao, cụ thể: 

  • Người mắc các bệnh lý về tim như suy tim, van tim, nhồi máu cơ tim,...
  • Người bị cao huyết áp; 
  • Người có bệnh lý về tuyến giáp; 
  • Người từng phải trải qua các cuộc phẫu thuật tim;
  • Người bị bệnh tiểu đường; 
  • Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh phổi nghiêm trọng; 
  • Người bị thừa cân béo phì; 
  • Người thường xuyên sử dụng các chất kích thích có hại, lối sống kém lành mạnh. 

Xem thêm:

Cách chẩn đoán cuồng nhĩ 

Để chẩn đoán cuồng nhĩ chính xác, bác sĩ thường thực hiện một số phương pháp dưới đây: 

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ bắt đầu bằng việc thu thập bệnh sử, bao gồm các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải cũng như kiểm tra nhịp tim và huyết áp để phát hiện dấu hiệu bất thường.
  • Điện tâm đồ (ECG): Đây là phương pháp chính xác và thường được sử dụng nhất để chẩn đoán cuồng nhĩ. Điện tâm đồ cho thấy các dạng sóng "răng cưa" đặc trưng ở tâm nhĩ (sóng F), với tần số xung động từ 240-400 lần/phút. Các chu kỳ sóng này không đều, giúp phân biệt cuồng nhĩ với các dạng rối loạn nhịp tim khác như rung nhĩ.
  • Máy theo dõi nhịp tim Holter 24 giờ: Nếu triệu chứng không xuất hiện liên tục, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng máy Holter để ghi lại nhịp tim trong suốt 24- 48 giờ. Thiết bị này giúp phát hiện cuồng nhĩ không liên tục và đánh giá mối liên hệ giữa nhịp tim bất thường với các hoạt động hàng ngày.
  • Siêu âm tim: Kỹ thuật siêu âm tim đánh giá chức năng của tim, kích thước buồng nhĩ và phát hiện các bệnh lý nền như bệnh van tim, suy tim hoặc huyết khối trong tâm nhĩ - yếu tố nguy cơ lớn gây đột quỵ ở bệnh nhân cuồng nhĩ.
  • Xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm máu như kiểm tra chức năng tuyến giáp (TSH, T3, T4), nồng độ điện giải (natri, kali, canxi), và men tim giúp loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây cuồng nhĩ như cường giáp hoặc rối loạn điện giải.
  • Thăm dò điện sinh lý tim (EPS): Trong trường hợp khó chẩn đoán, EPS được thực hiện để ghi lại hoạt động điện chi tiết trong tim. Kỹ thuật này cho phép xác định nguồn phát xung động bất thường trong tâm nhĩ và hỗ trợ lên kế hoạch điều trị.

Phác đồ điều trị cuồng nhĩ 

Các phương pháp điều trị cuồng nhĩ được thực hiện để khôi phục nhịp tim bình thường, phòng ngừa những cơn cuồng nhĩ trong tương lai cũng như tránh các cơn đột quỵ đột ngột. 

  • Điều trị bằng thuốc: Chính là phương pháp không sử dụng xâm lấn, nhằm kiểm soát và điều hoà nhịp tim trở về bình thường. Trong đó, thuốc chẹn canxi và thuốc chẹn beta được sử dụng phổ biến nhất. 
  • Sốc điện: Biện pháp này thường được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, khi người bệnh có các dấu hiệu như tụt huyết áp, ngất xỉu, mất ý thức để đưa tim trở về trạng thái bình thường. 
  • Triệt đốt loạn nhịp bằng ống thông: Bằng cách sử dụng năng lượng có sóng cao tần để phá huỷ các ổ loạn nhịp trong tim giúp loại bỏ nguyên nhân gây ra nhịp tim bất thường, mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị. 
  • Cắt bỏ nút nhĩ thất (AV): Bác sĩ có thể sử dụng sóng cao tần để loại bỏ nút nhĩ thất (AV) giữa tâm nhĩ và tâm thất. Hoàn tất, người bệnh cần được đeo máy tạo nhịp tim để duy trì nhịp tim ở mức ổn định. 
  • Phẫu thuật MAZE: Trường hợp phẫu thuật MAZE này thường được thực hiện cùng các ca mổ tim hở do bệnh lý khác, giúp điều trị cuồng nhĩ bằng cách tạo ra những vết sẹo nhỏ trong tâm nhĩ, chặn các tín hiệu điện bất thường. 

Cách phòng ngừa cuồng nhĩ 

Để phòng ngừa tình trạng cuồng nhĩ xảy ra, việc duy trì lối sống lành mạnh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch là vô cùng quan trọng. Cụ thể:

Chú trọng chăm sóc sức khỏe tim mạch giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng 

Chú trọng chăm sóc sức khỏe tim mạch giúp người bệnh ngăn ngừa được các biến chứng 

  • Kiểm soát tình trạng bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh mạch vành,... thông qua thuốc điều trị và theo dõi sức khỏe định kỳ giúp giảm thiểu khả năng xuất hiện rối loạn nhịp.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, caffeine quá mức, bởi chúng có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn nhịp tim. 
  • Tăng cường hoạt động thể chất với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bơi lội cũng giúp duy trì sức khỏe tim mạch và điều hòa nhịp tim.
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ, axit béo omega-3 từ cá, rau xanh và các loại hạt có tác dụng bảo vệ tim mạch. Hạn chế muối và chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn để giảm nguy cơ tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ lớn dẫn đến cuồng nhĩ.
  • Giảm căng thẳng và kiểm soát cảm xúc thông qua các bài tập thư giãn như thiền, hít thở sâu, trị liệu tâm lý,....giúp duy trì trạng thái tinh thần ổn định, hạn chế nguy cơ kích hoạt cuồng nhĩ.
  • Tránh lạm dụng thuốc không kê đơn như thuốc cảm cúm có chứa pseudoephedrine, có thể gây tăng nhịp tim và dẫn đến rối loạn nhịp tim. Việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào là điều cần thiết.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bất thường về nhịp tim. Việc điều trị kịp thời không chỉ ngăn ngừa cuồng nhĩ mà còn tránh các biến chứng nguy hiểm hơn như suy tim hoặc đột quỵ.

Nhìn chung, phòng ngừa bệnh cuồng nhĩ đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa chế độ sống khoa học, chăm sóc y tế định kỳ, và việc chủ động nhận diện các yếu tố nguy cơ. Điều này không chỉ giúp duy trì nhịp tim ổn định mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống.

Liên hệ ngay với Bệnh viện Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám trên website nếu quý khách cần thăm khám và giải đáp các thắc mắc sớm nhất. 

Kết luận 

Cuồng nhĩ và rung nhĩ đều là những rối loạn nhịp tim cần được theo dõi và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Hiểu rõ về bệnh cuồng nhĩ là gì và cách phân biệt rung nhĩ sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và thăm khám. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

104

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám