Biểu hiện của da khô là làn da thô ráp, bong tróc, nứt nẻ, gây ngứa ngáy và gây đau đớn cho người bệnh. Ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn cao, rủi ro tiến triển thành các biến chứng da liễu thì da bị khô còn khiến nét mặt xỉn màu, gây thiếu tự tin.
Da khô và đặc điểm của da khô
Da khô là gì? Biểu hiện của da bị khô
Da khô là tình trạng da bị bong tróc, thô ráp, nứt nẻ do lớp biểu bì dưới da không được cung cấp đủ nước. Người bị da khô có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hay châm chích. Tình trạng này có thể gặp vào bất cứ thời gian nào, ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến hơn vào mùa lạnh, độ ẩm giảm làm da mất nước. Các vùng da hở phải tiếp xúc thường xuyên với bên ngoài sẽ dễ bị khô hơn như bàn chân (gót), da tay bị khô, đầu gối, khuỷu tay hay da mặt.
4 đặc điểm nổi bật của da khô
Trước khi tìm hiểu về cách trị da bị khô, bạn nên hiểu rõ đặc trưng của loại da, bao gồm:
- Dễ bị kích ứng, xuất hiện kèm theo các cơn ngứa ngáy. Da trở nên nhạy cảm và dễ mắc viêm da cơ địa, vảy nến
- Dễ bị lão hoá, da xuất hiện nếp nhăn, chảy xệ. Đặc biệt là da mặt.
- Màu sắc da thay đổi, thường là xỉn đi, ít tiết dầu và mất sức sống
- Dễ bị bong tróc thành các vảy mịn màu trắng
(Hình 1 - Da bị khô khiến da dễ bị bong tróc, đặc biệt là da mặt)
Các dấu hiệu nhận biết của da khô
Mặc dù khá dễ nhận biết bằng mắt thường và cảm giác nhưng bạn có thể tham khảo các dấu hiệu dưới đây để nhận ra tình trạng này sớm hơn:
Da khô nhẹ
Ở mức độ nhẹ, bạn sẽ luôn có cảm giác căng da, châm chích. Cảm giác này sẽ rõ rệt hơn sau khi tắm, rửa mặt hoặc bôi kem dưỡng lên da. Nguyên nhân khiến da mất độ ẩm nhẹ, mất đi độ đàn hồi và mịn màng vốn có thể là do da không được cung cấp đủ nước hoặc tế bào chết tích tụ trên mặt.
(Hình 2 - Da khô nhẹ là biểu hiện cho tình trạng mất nước ở lớp biểu bì)
Da khô trung bình
Với cấp độ bình thường, bạn sẽ có các triệu chứng rõ rệt hơn như khô nứt nẻ hoặc xuất hiện các vết rạn trên da. Đồng thời, trạng thái da khô bong tróc ra vảy trắng cũng thường xuất hiện ở giai đoạn này.
Da khô nặng
Khi đã bước vào giai đoạn nặng nhất, các vết nứt trên da sẽ xuất hiện dày đặc hơn và có thể khiến chảy máu. Cảm giác đau đớn, căng cứng sẽ khiến bạn khó chịu và không thể làm ngơ. Nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ thấy vùng da bị khô có màu đậm hơn và có xu hướng nhìn rõ các nếp nhăn hơn. Đồng thời, khi khô da tiến vào mức độ nặng cũng là lúc da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các nhân tố thời tiết, chất tẩy rửa, thực phẩm,... nổi lên dị ứng.
(Hình 3 - Da khô nặng có thể gây đỏ sang vùng da xung quanh)
Hướng dẫn nhận biết da khô tại nhà
Tuy dễ nhận biết nhưng ít người biết bản thân mình thuộc loại da khô nào. Da thường bị khô có rất nhiều nguyên nhân. Da dễ bị khô tại một số vùng cụ thể. Trong khi đó, da dầu lại hay bị khô ở vùng chữ T hay má. Sau đây là một số tình trạng da bị khô thường gặp.
- Da mụn thường xuất hiện ở người trưởng thành, do kem dưỡng ẩm gây bít tắc lỗ chân lông khiến nổi mụn.
- Da ngứa ở một số vùng như tay chân hoặc toàn cơ thể, có thể kèm theo đỏ da, da sưng, da xuất hiện các đốm hoặc mụn nước, da bị nứt. Đây là các biểu hiện của thường gặp hơn ở người lớn tuổi. Cụ thể khi bước qua tuổi 55, tuyến mồ hôi và bã nhờn tiết ra ít hơn làm giảm độ ẩm của da.
- Da nứt nẻ hay gặp ở da môi, da tay, da mặt khô. Lý do là do da không tiết ra dầu nhờn, thường thấy nhất vào mùa đông hoặc sau khi để da tiếp xúc với các chất tẩy rửa, kem dưỡng.
- Da sần, dấu hiệu nhận biết là các nốt sần mềm hoặc cứng rải rác trên da. Khô da và sần da là lành tính và có thể có nhiều nguyên nhân cả bệnh lý và tác động từ bên ngoài.
- Da thiếu nước khiến da sẫm màu, có nếp nhăn và độ đàn hồi của da giảm. Da thiếu nước ngoài khô có thể kèm theo ngứa ngáy, quầng thâm dưới mắt.
(Hình 4 - Một số vùng khô da thường gặp)
Nguyên nhân da khô
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô trên da. Một số chuyên gia y tế cho rẳng, khô là tình trạng lớp biểu bì dưới da không được cung cấp đủ Lipid hoặc Protein cần thiết. Nếu thiếu một trong hai chất này thì độ ẩm của da sẽ mất cân bằng, dễ trở nên khô và nhạy cảm hơn. Tuy nhiên, trên thực tế để dẫn đến khô da có rất nhiều các yếu tố tác động như sau:
Do độ ẩm thay đổi
- Thời tiết: Sự thay đổi bất thường của thời tiết như thời điểm giao mùa, mùa lạnh khiến độ ẩm trong không khí thay đổi thất thường, thường là cao lên. Khi đó, da dễ bị mất nước khiến khô da xảy ra thường xuyên hơn.
- Nhiệt độ: Nếu phải tiếp xúc với nhiệt độ cao lâu ngày thì da sẽ có xu hướng mất nước và khô nhanh hơn.
- Vị trí địa lý: Di chuyển lên các vùng núi cao có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao khiến khả năng thoát mồ hôi giảm, da dễ bị khô, căng rát, nhờn rít hơn rất nhiều.
(Hình 5 - Thời điểm giao mùa dễ khiến da bị mất độ ẩm và khô hơn bình thường)
Do thói quen sinh hoạt hàng ngày
- Do không có thói quen bảo vệ da: Không đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, dọn dẹp hay không dùng kem chống nắng khiến da phải tiếp xúc với các thành phần hoá học thường xuyên. Do đó da dễ bị kích thích gây viêm nhiễm và biểu hiện ra khô da.
- Do thói quen gội rửa quá nhiều: Tắm quá lâu, rửa tay quá nhiều có thể khiến da bị mất đi lipid bảo vệ khiến da bị khô.
- Do chưa chăm sóc da không đúng cách: Một số sản phẩm kem dưỡng, xà phòng, sữa tắm, sữa rửa mặt có nhiều chất tẩy rửa mạnh có thể khiến da dễ bị viêm gây khô da.
- Không cung cấp đủ nước cho cơ thể: Không uống đủ 1.5 - 2 lít nước/ ngày và ăn không đủ các chất béo bão hoà từ cá, gà, đậu phụ,..., vitamin từ rau củ, trái cây sẽ khiến da kém mịn màng và mất nước.
- Hút thuốc và sử dụng chất kích thích nhiều: Trong thuốc lá có khoảng hơn 4000 loại chất độc, trong đó có toxin - hoạt chất làm giảm lưu lượng máu và quá trình trao đổi chất. Do đó, da bị lão hoá sớm và khô hơn.
Do bệnh lý: Da bị khô là dấu hiệu của bệnh gì?
- Do di truyền: Các nhóm da dầu, da hỗn hợp, da bị khô được quy định từ gen. Một số nguyên nhân làn da nhạy cảm do cơ địa nên dễ bị kích ứng và nhạy cảm cũng rất khó giải thích
- Do rối loạn nội tiết tố: Các hormone bị xáo trộn do mãn kinh, mang thai hay sử dụng thuốc điều trị cũng là lý do khiến lớp mỡ dưới da của phụ nữ mỏng khiến da dễ bị khô sạm.
- Do mắc các bệnh lý: Viêm da cơ địa, viêm da kích ứng hoặc vảy nến là nguyên nhân khiến da người bệnh nhạy cảm, dễ bong tróc hơn.
Do tuổi tác
Khô da là biểu hiện dễ thấy nhất của da lão hoá. Trao đổi chất bị chậm và kém hơn khiến da dễ bị thoái hoá và đánh mất độ ẩm. Đồng thời, các lipid thiết yếu dưới da bị thiếu hụt khiến các tế bào da phía dưới cũng bị khô.
(Hình 6 - Lão hoá cũng là nguyên nhân khiến da xấu nhanh hơn bình thường)
Cách chăm sóc da khô đơn giản tại nhà
Làm sạch và bảo vệ da hàng ngày
Để làn da không bị khô nữa tức da phải khoẻ mạnh. Muốn vậy, việc làm sạch, cấp ẩm, cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài là hết sức quan trọng. Bạn cần lưu ý:
- Bổ sung các sản phẩm chăm sóc da: tẩy da chết, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, serum,... đầy đủ và kiên trì sử dụng thường xuyên cho da.
- Xin chỉ định từ bác sĩ khi chọn các sản phẩm chăm sóc da, hạn chế dùng các sản phẩm có chứa nhiều kiềm, tính tẩy rửa cao hoặc không rõ nguồn gốc.
- Mát xa da và thực hiện dưỡng da nhẹ nhàng, tránh cho da bị tổn thương hoặc bong tróc.
- Dùng kem chống nắng cho mặt và kem chống nắng (SPF từ 50 trở lên) toàn thân có lớp chống nắng vừa phải tránh cho lỗ chân lông bí bách.
- Không tắm quá lâu, ngâm bồn lâu với cả nước nóng và nước lạnh.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí trong nhà vào mùa đông và mùa hè khi bật điều hoà để tránh trường hợp da bị khô.
- Đeo găng tay khi làm việc nhà, mặc quần áo bảo hộ khi di chuyển ngoài trời nắng.
- Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát vào cả hai mùa, hạn chế dùng nước giặt nhuộm hoặc nước hoa gây kích ứng da.
(Hình 7 - Các biện pháp chăm sóc da phải thực hiện hàng ngày)
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
- Uống đủ 2 lít/ nước mỗi ngày để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có thể uống nước lọc kết hợp cùng nước trái cây, nước rau củ tự ép để dễ uống hơn.
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi vào chế độ ăn để tăng cường chất xơ và vitamin C giúp da tươi tắn hơn.
- Không uống các đồ uống có cồn, có gas, ăn đồ ăn đóng hộp: Các thành phần hoá học có thể khiến da xỉn màu và ảnh hưởng đến chức năng da.
- Ngủ đủ giấc, ngủ sớm dậy sớm: Vào ban đêm da cần được nghỉ ngơi để thải độc và nuôi dưỡng từ bên trong nên bạn cần ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
Câu hỏi liên quan
Tại sao da bị khô vào mùa đông?
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột từ cao xuống thấp, độ ẩm giảm, thời tiết hanh khô khiến làn da chưa kịp thích nghi. Triệu chứng thường thấy là khô và mất nước.
- Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao khiến tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn của da giảm tiết, da bị thiếu độ ẩm
- Lười uống nước vào mùa đông khiến lượng nước cung cấp cho da không đủ
- Thói quen tắm nước ấm, ngâm nước nóng lâu khiến làm mất lớp màng lipid bảo vệ
- Thói quen không che chắn, không dùng kem chống nắng thường xuyên khiến da dễ bị tác nhân khói bụi, gió lạnh, ánh sáng tấn công
Da khô là dấu hiệu của bệnh gì?
Đây có thể là triệu chứng của bệnh lý hoặc không. Chỉ riêng khô da thì chưa thể kết luận được bệnh nhân đang bị bệnh gì. Tuy nhiên, biểu hiện khô da là thường thấy ở bệnh nhân bị bệnh viêm da cơ địa, vảy nến,... Trong một số trường hợp, người bệnh suy giáp và tiểu đường cũng có thể bị khô da.
(Hình 8 - Khô da có thể là triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa)
Như vậy, da khô là triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân. Để bảo vệ làn da của mình và những người thân yêu, thói quen vệ sinh, chăm sóc da và sinh hoạt điều độ phải được áp dụng đều đặn. Nếu đã áp dụng nhiều phương pháp mà tình trạng khô da vẫn tái phát và có xu hướng trầm trọng hơn thì người bệnh nên đi khám da liễu để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ điều trị.