Những điều cần lưu ý về đái tháo đường thai kỳ

Thu Hiền

26-12-2023

goole news
16

Đái tháo đường hay tiểu đường được xếp vào nhóm các bệnh nguy hiểm nhất thời đại. Trong đó có đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở các phụ nữ mang bầu. Vì thế trong giai đoạn mang thai, chúng ta cần nghiêm túc theo dõi các dấu hiệu và tham khảo các kiến thức hữu ích, tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường hay còn gọi tên khác là bệnh tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khiến cho nồng độ glucose trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép. Hậu quả có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. 3 dạng tiểu đường thường gặp là loại type 1, type 2 và tiểu đường khi mang thai còn gọi là đái tháo đường thai kỳ.

Đái tháo đường thai kỳ hay bệnh tiểu đường thai kỳ là hiện tượng chỉ số lượng đường trong máu cao bất thường ở phụ nữ mang thai trong các giai đoạn nhất định. Bệnh thường có biểu hiện phát ra trong khoảng thai nhi ở tuần thứ 24  đến tuần thứ 28. 

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể đã mắc bệnh trước đó hoặc không. Song nó sẽ làm tăng nguy cơ phát bệnh đái tháo đường tuýp 2 lên nhiều lần, thậm chí tình trạng tiểu đường sẽ không cải thiện sau khi sinh con.

Quan trọng hơn là nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị đúng cách đái tháo đường thai kỳ trong giai đoạn sớm thì sẽ có nguy cơ làm tăng khả năng phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ, viễn cảnh không mong muốn là những biến chứng của bệnh tới sức khỏe mẹ và con.

Bệnh đái tháo đường thai kỳBệnh đái tháo đường thai kỳ

Các nguyên nhân chính dẫn tới đái tháo đường thai kỳ

Nguyên nhân chính dẫn tới tiểu đường nói chung là sự rối loạn nồng độ đường trong máu.

Khi thức ăn đưa vào cơ thể thì carbohydrate từ thực phẩm được phân chia thành đường glucose. Đường này chịu trách nhiệm đi vào máu và chuyển hóa thành năng lượng tế bào nuôi toàn bộ cơ thể. Tuyến tụy là bộ phận làm nhiệm vụ tiết ra hormone insulin, insulin là cầu nối vận chuyển đường vào sâu trong tế bào, đồng thời điều chỉnh giảm bớt lượng đường có trong máu. 

Ở  thời kỳ thai sản, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai sẽ thay đổi rất nhiều. Một số hormone được sản sinh ra nhiều hơn để hỗ trợ nhau thai cung cấp oxy và dinh dưỡng cho bé. Sự thay đổi này có thể dẫn tới sự rối loạn sinh hormon hoặc suy giảm sinh hormon ở một số bộ phận, trong đó có tuyến tụy. Theo nghiên cứu thì trong thời gian thai kỳ, nhu cầu nuôi dưỡng em bé trong bụng khiến tuyến tụy cần hoạt động với cường độ cao hơn để tiết ra lượng insulin nhiều hơn người bình thường gấp 2- 3 lần. Các hiện tượng như kháng insulin hay thiếu insulin xảy ra gây tình trạng bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Nhận biết các triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ

Vì rất nhiều bệnh nhân chỉ mắc đái tháo đường thai kỳ khi mang thai chứ không phải vì đã mắc tiểu đường trước đó, nên nếu rơi vào trường hợp này thì các triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ thường không biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài. Phần lớn bệnh này được xác định chính xác qua các lần thăm khám và xét nghiệm định kỳ. 

Tuy nhiên nếu các bà bầu có những dấu hiệu dưới đây thì hãy chủ động đi kiểm tra sức khỏe sớm hơn, đặc biệt là lưu ý nguy cơ tiểu đường.

  • Đi tiểu nhiều lần bất thường ngay từ khi mới mang thai được vài tuần
  • Tình trạng mệt mỏi, kéo dài khiến cơ thể mất sức
  • Mắt bị mờ tầm nhìn, thị lực giảm không rõ nguyên nhân
  • Uống nhiều nước mà vẫn có cảm giác khát nhiều hơn
  • Cơ thể tăng cân nhanh vượt mức khuyến cáo 

Đối tượng nào có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

Không phải phụ nữ nào mang bầu cũng bị đái tháo đường thai kỳ. Phần lớn do cơ thể trước đó đã thiếu cân bằng, có bệnh sẵn hoặc thói quen sống chưa khoa học. Những đối tượng có các tình trạng sau thường làm tăng nguy cơ tiểu đường khi mang bầu:

  • Người mẹ quá nặng cân, thừa mỡ, béo phì trước khi mang bầu
  • Trong gia đình có người thân đã có tiền sử tiểu đường type 2: mẹ, cô, dì, …
  • Người bị tăng cân quá mức trong thời gian mang bầu
  • Khi kiểm tra sức khỏe phát hiện lượng đường trong máu cao hơn bình thường song chưa đạt ngưỡng gây ra bệnh, đây được xác định là tiền tiểu đường
  • Phụ nữ mang thai và sinh con muộn, thường từ trên 35 tuổi mà mang thai có nguy cơ bệnh cao hơn bình thường
  • Phụ nữ từng sinh con nặng cân, con to trên 4kg
  • Người từng mắc hoặc đang điều trị hội chứng buồng trứng đa nang - PCOS
  • Người từng không mau bị thai lưu, sinh non, bào thai dị tật…
  • Phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ ở các lần sinh trước đó

Các biến chứng cần lưu ý

Để bệnh đái tháo đường thai kỳ phát sinh các biến chứng nguy hiểm là điều mà không người mẹ nào mong muốn, bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn gây ra tình trạng không tốt cho con. Dưới đây là rất nhiều biến chứng không mong muốn có thể xảy ra:

Biến chứng với trẻ

- Thai nhi lớn nhanh quá mức và quá to: do lượng đường trong máu phụ sản quá cao nên thai nhi phát triển nhanh, cơ thể em bé to hơn nhiều so với bình thường, có thể nặng hơn 4 kg. Điều này gây khó khăn để sinh thường và dễ gặp phải chấn thương trong quá trình bà bầu vượt cạn.

- Biến chứng dẫn tới sinh non là rất phổ biến cần được các phụ sản đặc biệt lưu ý.  Tiểu đường có thể gây hiện tượng chuyển dạ sớm trước ngày dự sinh dẫn tới sinh con non do bé phát triển quá to.

- Biến chứng bị hạ đường huyết đột ngột: do em bé đang được nuôi trong bụng mẹ, ở môi trường nhiều đường nên ngay sau khi chào đời, lượng đường cung cấp giảm thấp dẫn tới biểu hiện co giật ở trẻ. Lúc này cần cho bé ăn ngay hoặc nhanh chóng truyền dịch qua tĩnh mạch cho bé.

- Suy hô hấp ở trẻ sinh non do biến chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ.

- Tiểu đường thai kỳ có thể gây biến chứng dị tật bẩm sinh cho trẻ

- Tăng nguy cơ tử vong cho trẻ sơ sinh

- Biến chứng gây hội chứng da vàng ở trẻ mới sinh và gây tăng hồng cầu.

- Tăng nguy cơ béo phì, nguy cơ tiểu đường tuýp 2 khi lớn lên

- Có thể gây biến chứng xấu nhất là em bé bị tử vong ngay trong bụng mẹ (chết lưu)

Biến chứng đái tháo đường thai kỳ tới trẻBiến chứng đái tháo đường thai kỳ tới trẻ

Biến chứng với mẹ bầu:

  • Một biến chứng cực kỳ nguy hiểm với mẹ bầu chính là tiền sản giật
  • Người mẹ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở tự nhiên, thường khó để sinh thường
  • Nguy cơ cao sảy thai hoặc sinh non khi bị tiểu đường thai kỳ
  • Phụ sản dễ mắc một số nhiễm khuẩn đường tiết niệu…
  • Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ dễ bị lại tiểu đường type 2 khi về già

Với rất nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra nếu không may bị đái tháo đường thai kỳ, các chị em và gia đình nên hết sức quan tâm chăm sóc và thăm khám sức khỏe trong những tháng mang thai.

Biện pháp chẩn đoán sớm đái tháo đường thai kỳ

Phần lớn đái tháo đường thai kỳ phải được phát hiện thông qua quá trình kiểm tra định kỳ và các xét nghiệm cần thiết. Phụ nữ khi mang thai cần lưu ý thực hiện các xét nghiệm dưới đây để không bỏ sót cơ hội phát hiện bệnh sớm:

  • Kiểm tra chỉ số đường máu vào khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ (khoảng tuần 12-18). Thai phụ làm xét nghiệm glucose trong máu khi đang đói hoặc xét nghiệm thời điểm bất kỳ để kiểm tra khả năng vận chuyển đường trong máu, dự đoán nguy cơ đái tháo đường sớm nếu có
  • Lần kiểm tra tiếp theo vào khoảng tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Để xét nghiệm này chính xác, phụ sản được khuyên là nên giữ chế độ ăn uống ổn định trong vòng 3 ngày trước ngày khám nhằm giúp kết quả dự đoán bệnh được chính xác. Phụ sản nhịn ăn tối thiểu 8h trước khi làm xét nghiệm.

Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu nào làm tăng nguy cơ bệnh thì sản phụ sẽ được khuyên điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý.

Điều trị đái tháo đường thai kỳ bằng phương pháp nào?

Phương pháp điều trị tốt nhất cho mẹ con phụ sản chính là kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì ở mức an toàn. Làm tốt điều này có thể vệ tối đa sức khỏe mẹ và con trước những biến chứng tiểu đường. Một số điều quan trọng cần thực hiện trong thời kỳ mang bầu:

  • Thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống phù hợp dành riêng cho từng phụ sản bị đái tháo đường thai kỳ: vừa đủ dinh dưỡng cho con, vừa đảm bảo kiểm soát chỉ số đường cho phép
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, không để cơ thể tăng cân nhanh quá mức theo khuyến cáo của bác sĩ.  
  • Mẹ bầu nên tập một số bài tập thể dục phù hợp, đi bộ, yoga… vừa tăng trao đổi chất, vừa giảm đường, giảm calo…
  • Chủ động tự đo đường trong máu hằng ngày và đi khám ngay khi lượng đường tăng bất thường. Thông thường các phụ sản được khuyên nên kiểm tra chỉ số đường huyết 1-2 giờ trước hoặc sau ăn
  • Bác sĩ sẽ chỉ định phụ sản có cần uống thuốc hay tiêm bổ sung insulin hay không và việc của bệnh nhân là tuân thủ nghiêm túc
  • Dự đoán lộ trình và biểu đồ tăng trưởng của thai nhi: kích thước bé, cân nặng,…
  • Sau khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra lại các chỉ số trong cơ thể phụ sản nhằm đảm bảo mọi thứ được đưa về tình trạng bình thường. Việc này cần thực hiện từ 4- 12 tuần sau sinh và định kỳ sau đó.

Mẹ bầu rất cần tuân theo một chế độ ăn uống khoa họcMẹ bầu rất cần tuân theo một chế độ ăn uống khoa học

Cần phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ như thế nào

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả giúp phụ sản tránh được bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc giảm thiểu tối đa các biến chứng, hậu quả từ bệnh cho cả hai mẹ con. Các cách phòng ngừa đều xuất phát từ lối sống và thói quen sinh hoạt khoa học:

  • Ăn uống các thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ, ít chất béo như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc …
  • Vận động và tập thể dục thường xuyên ít nhất 30- 45 phút mỗi ngày
  • Kiểm soát tăng cân hợp lý theo lời khuyên của chuyên gia
  • Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ trước và trong khi mang thai
  • Trang bị kiến thức cần thiết trước khi có ý định mang bầu

Câu hỏi thường gặp với bệnh đái tháo đường thai kỳ:

Người mẹ bị đái tháo đường thì con có nguy cơ bị bệnh này không?

  • Với người có bố hoặc mẹ bị tiền sử đái tháo đường hay đái tháo đường thai kỳ thì con trong bụng mẹ sẽ bị tăng nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn người bình thường. Ngoài ra còn có thể tăng nguy cơ biến chứng nguy  hiểm khác như sinh non, chết lưu, sức khỏe thai nhi không đảm bảo…

Mục đích của điều trị tiền đái tháo đường là gì?

  • Đó chính là điều chỉnh chỉ số Glucose huyết về bình thường, ngăn ngừa khả năng phát triển thành bệnh đái tháo đường khi phụ nữ mang thai
  • Thực hiện điều trị giúp giảm nguy cơ liên quan tới bệnh tim mạch thông qua phát hiện sớm các dấu hiệu đi kèm tiền tiểu đường.

Các nguyên tắc khi điều trị tiền đái tháo đường là gì?

  • Thực hiện điều chỉnh/ thay đổi lối sống: chế độ dinh dưỡng, cường độ hoạt động thể lực
  • Can thiệp điều trị kết hợp sử dụng thuốc
  • Đưa  Metformin vào nhóm thuốc chính được chỉ định điều trị tiền tiểu đường
  • Phát hiện sớm và kiểm soát các nguy cơ bệnh tim mạch

     Đặc biệt nếu phụ nữ đang mang thai hay có ý định mang thai thì cần kiểm tra tình trạng đường huyết thai kỳ định kỳ để điều trị sớm, giúp giảm nguy cơ tiến triển bệnh.

Bằng tất cả tình yêu dành cho con yêu khi đến thế giới này, các bậc cha mẹ hãy trân trọng sức khỏe và nghiêm túc lưu ý trong quá trình mang thai, để cả mẹ và con ra đời khỏe mạnh và an toàn.

Bệnh viện Phương Đông- sở hữu hệ thống phòng khám cao cấp và dịch vụ y tế chất lượng, khoa Phụ Sản tự hào luôn được khách hàng tin tưởng lựa chọn để được đáp ứng mọi nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sản phụ.

Mọi thắc mắc chị em đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
509

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám