Đái tháo đường: Quy trình khám, phác đồ điều trị, chăm sóc và kiểm soát bệnh

Doan Nguyen

08-04-2023

goole news
16

Trên thế giới, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng đáng kể, và những biến chứng từ bệnh này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Điều quan trọng nhất là sự hiểu biết cơ bản về căn bệnh này để có thể tự bảo vệ và quản lý tốt hơn sức khỏe của chính mình. Vậy đái tháo đường là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh và các phương pháp điều trị?

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường hay còn được gọi là bệnh tiểu đường, do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa khiến lượng đường trong máu ngày càng tăng cao. Cơ thể thiếu hụt insulin cũng gây ra rối loạn trong quá trình chuyển hóa đường, mỡ, đạm và các chất khoáng trong cơ thể. 

Khi bị bệnh tiểu đường các thức ăn chứa hàm lượng chất bột đường vào cơ thể nhưng không tự chuyển hóa thành năng lượng, dần dần từng ngày tích lũy gây ra hiện tượng trong máu có tích tụ một lượng đường lớn. Khi trong máu có lượng đường cao các bệnh lý về tim mạch cũng gia tăng, các cơ quan về thần kinh, thận… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Đái tháo đường được chia làm 2 cấp độ chính:

Bệnh tiểu đường liệu có thực sự nguy hiểm đối với người bệnh
Bệnh tiểu đường liệu có thực sự nguy hiểm đối với người bệnh

Tiểu đường tuýp 1 (Insulin-dependent diabetes mellitus - IDDM)

Là bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân khi tuyến tụy bị phá hủy do tế bào beta, lượng insulin trong máu giảm hoặc mất đi chỉ còn rất ít không đáng kể. Nên không thể điều hòa ổn định lượng đường có trong máu. Phần lớn mức độ tiểu đường này thường xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi. Dễ dàng phát hiện ra bệnh bởi xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. 

Tiểu đường tuýp 2 (Non-insulin-dependent diabetes mellitus - NIDDM)

Là bệnh đái tháo đường hay gặp ở những người lớn tuổi và bệnh gần như không phụ thuộc vào insulin. Kể cả insulin ở tuyến tụy vẫn tiết ra như người bình thường, tuy nhiên lại có xu hướng giảm. Đặc biệt vai trò điều hòa lượng đường trong máu càng giảm, lúc này tế bào beta tuyến tụy luôn hoạt động kháng lại insulin. Không dễ dàng phát hiện ra bệnh do chúng không xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. 

Ngoài ra, những phụ nữ đang mang thai lại cũng có nguy cơ mắc căn bệnh đái tháo đường. Mặc dù qua thời gian thai kỳ bệnh sẽ hết nhưng trong thời gian thai kỳ cần chú ý đến cả mẹ và bé. 

Nguyên nhân gây bệnh Đái tháo đường

Trong chế độ ăn uống hằng ngày cần có chất glucose vì đây là nguồn năng lượng cung cấp cho các tế bào hoạt động, đồng thời cơ thể sẽ dự trữ một ít trong gan để chuyển hóa thành glycogen. Khi không có chất glucose được nạp vào cơ thể, ở gan sẽ có những phân tử glycogen ly giải ra glucose tạo nên năng lượng cho cơ thể. Nhưng nếu glucose hấp thụ trực tiếp vào tế bào mà không cần insulin hỗ trợ, khi đó nồng độ glucose trong máu lại giảm. Lâu ngày tuyến tụy sẽ giảm sản xuất insulin. Vì thế mà khi trao đổi chất diễn ra không đúng quy trình thì lượng đường trong máu vẫn còn đọng lại, dần dần máu có lượng đường lớn nên tăng cao. 

Nguyên nhân khiến lượng đường dự trữ nhiều trong máu
Nguyên nhân khiến lượng đường dự trữ nhiều trong máu

Nguyên nhân của tiểu đường tuýp 1

Do tuyến tụy có tế bào beta bị phá hủy nên insulin không được sản sinh và còn một lượng rất ít. Nguyên nhân insulin ngày càng giảm và không còn là 95% hệ thống tấn công nhầm miễn dịch phá hủy tế bào insulin trong tuyến tụy(tuýp 1A), 5% còn lại là không rõ nguyên nhân (tuýp 2B). Lưu ý các yếu tố khiến bệnh nhân mắc phải tiểu đường tuýp 1 vẫn đang trong thời gian nghiên cứu tìm hiểu thêm kiến thức thông tin. 

Nguyên nhân của tiểu đường tuýp 2

Người mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 chưa có thông tin chính xác nên vẫn chưa được làm rõ giải thích đầy đủ. 

  • Do di truyền từ gia đình bố mẹ hoặc anh chị em đã từng mắc bệnh.
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Lối sống ít vận động
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Tuổi tác
  • Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ
  • Các yếu tố nguy cơ khác như: Tiền sử sinh con thiếu cân, bị nhiễm virus CMV, tiếp xúc với chất độc môi trường,...

Béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2Béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh đái tháo đường thường gặp

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường phụ thuộc vào mức độ mắc phải, mới đầu thường không có triệu chứng, tình cờ đi khám mới biết, đặc biệt những người thừa cân, béo phì, tiền căn sinh con lớn, gia đình có bố mẹ bị tiểu đường

  • Triệu chứng khát nhiều, tiểu nhiều
  • Triệu chứng ăn nhiều
  • Sút cân
  • Mệt mỏi
  • Mất thị lực
  • Loét lâu lành
  • Nhiễm trùng
  • Vết da xạm vùng nếp gấp
  • Miệng cảm thấy rất khô và da bị ngứa rát gây khó chịu

Triệu chứng của các biến chứng tiểu đường (toan ceton do đái tháo đường: đau bụng, nôn, da khô, dấu hiệu mất nước. Tăng áp lực thẩm thấu máu như: hôn mê mất nước nặng, mạch nhanh HA tụt..., hoặc biến chứng thần kinh ngoại vi, loét chân,...)

Bị tiểu đường cảm thấy rất khát nước
Bị tiểu đường cảm thấy rất khát nước

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường

  • Người thừa cân, béo phì
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh đái tháo đường
  • Người cao tuổi
  • Người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
  • Người có lối sống ít vận động, ăn uống không lành mạnh

Biến chứng của bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường (tiểu đường) Có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Bệnh tim
  • Đột quỵ
  • Suy thận
  • Bệnh lý thần kinh
  • Bệnh võng mạc
  • Bệnh nha chu

Các biến chứng do bệnh đái tháo đường tháo đường gây ra khi không điều trị kịp thời
Các biến chứng do bệnh đái tháo đường tháo đường gây ra khi không điều trị kịp thời

Các biện pháp chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Theo nghiên cứu đái tháo đường được chẩn đoán kết quả qua việc dùng một trong bốn các tiêu chuẩn như sau: 

  • Trường hợp 1: Người bệnh cần nhịn ăn và không được uống các loại nước trong vòng ít nhất 8 tiếng, để đo glucose huyết tương lúc đói cần ≥ 126 mg/dL hoặc 7 mmol/L.
  • Trường hợp 2: Sau 2 tiếng làm nghiệm pháp dung nạp glucose, huyết tương đường uống 75g hòa tan với 250 - 300ml nước cần uống trong vòng 5 phút, với điều kiện nhịn đói từ lúc nửa đêm và trong vòng 3 ngày trước phải ăn từ 150 – 200g carbohydrate mỗi ngày.

Bảng chỉ số đường huyết giúp xác định tình trạng đái tháo đường
Bảng chỉ số đường huyết giúp xác định tình trạng đái tháo đường 

  • Trường hợp 3: Xét nghiệm HbA1c ≥ 6.5% hoặc 48 mmol/mol cần được thực hiện trong phòng thí nghiệm theo quy chuẩn quốc tế.
  • Trường hợp 4: Trường hợp xuất hiện các triệu chứng về tăng glucose huyết bao gồm tiểu nhiều,  sụt cân không rõ nguyên nhân gây ra; mức huyết tương glucose cao khi đo được là ≥ 200 mg/dL hoặc 11.1 mmol/L.

Trường hợp không xuất hiện các triệu chứng cần xét nghiệm 2 lần thời gian cách lần đầu là 7 ngày với các trường 1, 2 và 4.

Phác đồ khám, xét nghiệm điều trị bệnh đái tháo đường

Bước 1: Khám bệnh đáo thái đường

  • Khai thác tiền sửu đái tháo đường thai ký, tiền sử gia đình bố mẹ bị đái tháo đường
  • Khai thác tiền sử bệnh tật khác, tiền sử sử dụng corticoid, tiền sử mắc bệnh nội tiết
  • Khám toàn thân, đo chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng bụng, HA hai tay, dấu hiệu mất nước, phù, vết xạm da

Khám phát hiện biến chứng tiểu đường: 

  • Khám tim mạch: tìm dấu hiệu của bệnh tim thiếu máu cục bộ, Nhồi máu cơ tim; dấu hiệu hẹp tắc Động mạch ngoại vi, hẹp tắc mạch não
  • Khám hô hấp tìm phát hiện những biểu hiện của nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt lao phổi
  • Khám tiêu hóa
  • Khám thần kinh: tìm dấu hiệu Tai biến mạch máu não, dấu hiệu thiếu máu cục bộ não, dấu hiệu bệnh lý thần kinh ngoại vi
  • Khám mắt: tìm những dấu hiệu biến chứng tiểu đường (bệnh lý võng mạc do tiểu đường)

Bước 2: Xét nghiệm

Xét nghiệm cơ bản chẩn đoán bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Sinh hóa: bilan chức năng gan, thận, mỡ máu, protein, albumin, điện giải đồ, đường máu đói, HbA1C, nghiệm pháp tăng đường máu nếu cần
  • Xét nghiệm định typ
  • Xét nghiệm cortison nếu nghi curxhing

Xét nghiệm tìm biến chứng:

  • Khí máu nếu nghi biến chứng toan ceton (DKA), hoặc tăng ALTT (rối loạn chuyển hoá glucose)
  • Khám mắt và soi đáy mắt
  • Đái tháo đường, Xquang ngực thẳng
  • Troponin T, proBNP
  • Tổng phân tích nước tiểu, microalbumin niệu
  • Siêu âm tim, Doppler mạch cảnh, mạch chi nếu nghi tắc mạch
  • MRI sọ nếu nghi ngờ tai biến mạch máu não
  • Một số xét nghiệm chuyên sâu khác nếu cần

Bước 3: Điều trị

Nguyên tắc cá thể hóa điều trị

  • Khi có biến chứng và có tình trạng nhiễm trùng nặng, HbA1C >9,5 thì dùng insulin tiêm. Nếu có biến chứng cấp tính, hoặc nhiễm trùng nặng thì dùng BTĐ, tùy tình trạng mức độ có thể lựa chọn phác đồ 4 mũi, 2 mũi hoặc 1 mũi kết hợp thuốc uống
  • Khi chưa có biến chứng và mức HbA1C <9.5 có thể sử dụng thuốc viên đái tháo đường (biguanid, sulfonylure, SGLT2, ức chế DPP4), dùng đơn trị hoặc phối hợp tùy vào mức đường huyết và HbA1C

Điều trị biến chứng và bệnh phối hợp

  • Bù nước điện giải
  • Thuốc hạ HA khi có tăng HA, ưu tiên lựa chọn thuốc ức chế men chuyển (ƯCMC) hoặc thuốc ức chế thụ thể (ƯCTT)
  • Thuốc statin khi có rối loạn lipid máu hoặc có bệnh mạch vành hoặc bệnh thiếu máu cục bộ não
  • Xem xét cho Chống kết tập tiểu cầu khi có bệnh mạch vành, hoặc thiếu máu cục bộ não, bệnh thiếu máu ngoại vi
  • Thuốc giãn mạch tăng tuần hoàn nếu có biểu hiện tắc mạch ngoại vi(cilostazol)
  • Vitamin và các loại thuốc phối hợp khác nếu có bệnh phổi hợp kèm theo hoặc các loại thuốc điều trị biến chứng

Bước 4: Chăm sóc và điều trị người bệnh Đái tháo đường

  • Thăm dò dấu hiệu sinh tồn 6-8h/lần
  • Theo dõi nước tiểu 24h
  • Theo dõi đường máu mao mạch 1-2h/lần khi sử dụng insulin tĩnh mạch
  • Theo dõi đường máu các thời điểm lúc đói, trước các bữa ăn và sau ăn 2h.
  • Theo dõi tìm các dấu hiệu biến chứng
  • Báo bác sĩ mức đường máu và các dấu hiệu biến chứng cho y lệnh xử trí kịp thời
  • Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất phù hợp với người bệnh đái tháo đường.

Bước 5: Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân đái tháo đường

  • Nghỉ ngơi tại giường
  • Có thể vận động nhẹ nhàng
  • Tập thể dục tại chỗ

Bước 6: Truyền thông cho bệnh nhân trong thời gian điều trị bệnh

  • Nội quy bệnh viện
  • Tư vấn về các dấu hiệu lâm sàng NB mắc phải và phác đồ điều trị
  • Tư vấn chế độ ăn, sinh hoạt hàng ngày
  • Khuyến cáo NB không tự ý dùng thuốc khi không óc chỉ định của BS
  • Hướng dẫn cách test và thăm dò đường máu, cách tiêm insulin
  • Giải thích các kết quả xét nghiệm máu và thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh cho người bệnh và người nhà bệnh nhân

Bước 7: Kế hoạch ra viện

  • Xác định lại tình trạng lâm sàng của NB và vạch kế hoạch ra viện
  • Tư vấn các dấu hiệu lâm sàng chưa ổn định cần kéo dài thời gian điều trị
  • Hoàn thiện hồ sơ khi có chỉ định ra viện

Biện pháp phòng tránh bị bệnh đái tháo đường 

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa quan trọng:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Ăn uống lành mạnh, bổ xung nhiều rau xanh và ngũ cốc
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Ngủ đủ giấc cơ thể sản xuất insulin một cách hiệu quả hơn
  • Theo dõi sức khoẻ toàn diện
  • Tránh hút thuốc lá và uống rượu
  • Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ

Ăn nhiều rau xanh tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường
Ăn nhiều rau xanh tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường 
 

Kết luận

Việc hiểu rõ về bệnh lý và nhận thức sâu hơn về cách thay đổi lối sống và kiểm soát yếu tố nguy cơ có thể giúp bạn ngăn chặn hoặc quản lý bệnh đái tháo đường một cách hiệu quả. Tự thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ cùng việc duy trì một lối sống lành mạnh, đều có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

(Bài viết có sự tham vấn và kiểm duyệt chuyên môn bởi TTUT.THS.BS: NGuyễn Tường Vân - Trưởng Khoa Nội - Bệnh Viện Phương Đông)

1,812

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám