Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu phải làm gì?

Nguyễn Mai Phương

31-03-2021

goole news
16

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng đi kèm những triệu chứng như chảy máu âm đạo, đau nhói… thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng.

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Có bầu đau bụng dưới tháng cuối là hiện tượng thường gặp. Tình trạng này đa phần xuất phát từ việc thai phụ quá lo lắng hay căng thẳng do sắp sinh hay thai nhi đã lớn chèn vào vùng xương chậu nên thường xuyên gây tức hoặc đau bụng. Đây là những trường hợp đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối mà chị em không phải lo lắng.

Tuy nhiên, tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối cũng có thể là dấu hiệu của những bất thường trong thai kỳ cần thăm khám và theo dõi, chẳng hạn như:

Cơn gò B raxton Hicks (đau đẻ giả)

Phụ nữ mang bầu tháng cuối thường xuất hiện cơn gò Braxton Hicks trong vòng một giờ. Cơn gò này có thể gây co thắt và được gọi là cơn đau đẻ giả. Nguyên nhân là nó không xuất hiện thường xuyên cũng không theo chu kỳ. Cơn gò Braxton Hicks có thể bị kích thích bất cứ khi nào nếu như mẹ hoạt động quá mạnh.

Cơn gò Braxton Hicks có thể là nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối
Cơn gò Braxton Hicks có thể là nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Dấu hiệu sắp sinh

Không giống như cơn gò Braxton Hicks, nếu thai phụ có cơn đau bụng thường xuyên, kèm rò nước ối, bong nút nhầy và đau lưng thì rất có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này chị em cần được đến bệnh viện ngay để bác sĩ hỗ trợ sinh đẻ.

Bong nhau non

Nhau bong xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung trước khi mẹ chuyển dạ. Lúc này, mẹ sẽ  cảm nhận thấy triệu chứng đau bụng kèm hiện tượng chảy máu vùng kín, đau lưng, co thắt mạnh…

Nhau bong non là trường hợp vô cùng khẩn cấp, cần cấp cứu kịp thời vì có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ. Do vậy khi nhận thấy dấu hiệu của hiện tượng này, chị em cần viện ngay.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài cơn đau bụng, chị em còn thường phải đối mặt với các triệu chứng như nóng rát khi đi tiểu, tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu có mùi lạ… 

Trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai dạng nặng, mẹ bầu còn có thể bị sốt, ớn lạnh, đau bụng dữ dội, đi tiểu ra mủ hoặc ra máu. Thậm chí, bệnh này cũng gây sinh non. Chính vì vậy khi có những triệu chứng trên, thai phụ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Táo bón gây đau bụng khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không đa dạng dưỡng chất đồng thời nạp vào cơ thể quá lượng thức ăn cần thiết chính là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở thai phụ. Ngoài ra, sự chèn ép liên tục của tử cung lên vị trí thành ruột hoặc sự tăng nhanh của nồng độ Progesterone làm giảm nhu động ruột cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội ở bụng dưới.

Như vậy, để khắc phục tình trạng táo bón gây đau bụng khi mang thai, chị em cần cần thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần chăm chỉ vận động luyện tập thể thao với cường độ và tần suất phù hợp.

Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Cụ thể, nếu cơn đau bụng dưới chỉ xuất hiện khi mẹ làm việc quá sức, hoạt động mạnh… và sau khi nghỉ ngơi sẽ biến mất thì mẹ không nên quá lo bởi đây là một hiện tượng rất bình thường.

Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra
Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra

Nếu tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối vẫn liên tục diễn ra, không chấm dứt ngay cả khi đã nghỉ ngơi…, các mẹ nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân, không loại trừ đó là cơn gò tử cung báo hiệu mẹ sắp chuyển dạ.

Nếu đau bụng đi kèm chảy máu âm đạo, đau nhói bụng... mẹ bầu cần lập tức tới bệnh viện. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo sắp sinh hoặc mẹ đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng nào đó, chẳng hạn như:

  • Sinh non, dọa sinh non: Cơn gò cứng bụng xuất hiện theo một chu kỳ giống như cảm giác đau đẻ.
  • Sảy thai, dọa sảy thai: Mẹ đã nghỉ ngơi nhưng vẫn thấy đau nhói vùng bụng, xuất hiện các cơn gò cứng thậm chí có máu đông chảy ra, rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo dọa sảy thai, sảy thai.
  • Nhau bong non: Nhau thai thường sẽ bong khỏi cơ thể sau khi em bé được sinh ra, nhưng nhau bong trước khi sinh lại rất nguy hiểm, gây ra những cơn đau đột ngột và dữ dội, xuất huyết tử cung ở sản phụ. 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau bụng dưới kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu mùi lạ…

Mẹ bầu cần làm gì khi đau bụng dưới vào những ngày cuối thai kỳ

Trong tháng cuối mang thai, nếu như  thấy xuất hiện những cơn đau tại bụng dưới, thai phụ cần bình tĩnh xác định nguyên nhân để tìm cách xử lý phù hợp. Tùy theo mức độ cũng như thời gian đau, chị em có thể tiến hành gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, nếu hiện tượng đau bụng được xác định là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp hoặc do trẻ đạp thì chị em có thể áp dụng một số phương pháp sau để có thể kiểm soát cơn đau hiệu quả:

  • Massage nhẹ nhàng toàn thân kết hợp tắm nước ấm mỗi ngày để cơ thể được thư giãn.
  • Không mặc áo quần bó sát để tránh chèn ép lên bụng và thai nhi.
  • Mỗi ngày nên uống đủ lượng nước cần thiết, có thể kết hợp các loại nước ép hoa quả bên cạnh nước lọc.
  • Tránh tất cả đồ uống có gas, cồn, đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn, thực phẩm cay nóng và có chứa nhiều tinh bột. Bởi đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế, kê chân lên ghế thấp hơn khi ngồi.
  • Giữ tinh thần thoải mái và ngủ đủ, ngon giấc mỗi ngày.
  • Bổ sung canxi, kali và nước cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như chuối, nho,…
  • Luyện thể dục phù hợp, tránh vận động quá sức.
  • Không quan hệ tình dục trong những tháng cuối thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, tránh việc sinh non ngoài ý muốn.

Massage nhẹ nhàng sẽ giúp giảm đau và cảm giác khó chịu cho mẹ bầui
Massage nhẹ nhàng sẽ giúp giảm đau và cảm giác khó chịu cho mẹ bầu

Khi nào cần gặp bác sĩ gấp

Như đã phân tích ở trên đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thể là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe của cả thai phụ và em bé. Do đó, khi xuất hiện những cơn đau bất thường tại vùng bụng mà chưa rõ nguyên nhân, chị em gặp phải tình trạng này nên sớm gặp bác sĩ để thực hiện kiểm tra sức khỏe. 

Trong mỗi lần thăm khám, thai phụ nên kê khai đầy đủ và chính xác các dấu hiệu, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng, diễn biến của cơn đau bụng để được kiểm tra chính xác, hiệu quả. Đồng thời cũng cần lưu ý gọi cấp cứu cứu ngay lập tức khi xuất hiện những vấn đề sau:

  • Đau bụng dữ dội, vượt quá sức chịu đựng,  nhất là vùng bụng phía bên phải.
  • Đau bụng có kèm chảy máu âm đạo.
  • Cơn co thắt bụng diễn ra đều đặn, liên tục và cũng không có dấu hiệu thuyên giảm theo thời gian.
  • Huyết áp thai phụ bị rối loạn, có thể kèm theo triệu chứng sốt, chóng mặt, đau đầu, khó thở, mỏi mệt.
  • Da toàn thân hoặc một vùng da xảy ra hiện tượng ngứa, vàng da. Đôi khi triệu chứng nguy hiểm này cũng xảy ra tại vùng mắt.

Tóm lại, đau bụng dưới trong tháng cuối thai kỳ là hiện tượng tuyệt đối không nên chủ quan, bởi đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu của sinh non. Nếu không có phương pháp xử lý kịp thời tính mạng của thai nhi sẽ bị đe dọa. 

Làm sao để ngăn ngừa đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối?

Để ngăn ngừa cơn đau bụng dưới khi mang thai cũng như nhiều vấn đề về sức khỏe khác, mẹ bầu nên được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo thăm khám định kỳ đều đặn để bảo vệ cho chính bản thân và thai nhi.

Khám thai định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé
Khám thai định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé

Để giảm thiểu các cơn đau vào tháng cuối mang thai, các chuyên gia, bác sĩ sản phụ khoa luôn khuyên mẹ bầu nên áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Khi ngồi nên dùng gối hoặc vật mềm để tựa lưng, khi nằm nên chọn tư thế nằm thoải mái nhất.
  • Nếu phải ngồi nhiều, mẹ bầu nên thường xuyên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để giảm căng thẳng, áp lực cho thân dưới, tránh stress, cho mạch máu lưu thông.
  • Tránh đứng/ngồi dậy đột ngột khi đang ngồi/nằm lâu, việc này có thể gây áp lực lên bụng dưới tạo sức ép cho thai nhi. Thay vào đó, mẹ nên dùng tay bám vào một điểm tựa, nghiêng người và đứng/ngồi dậy từ từ.
  • Có thể luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… để cải thiện tuần hoàn máu. 
  • Tránh vận động mạnh, xách đồ nặng, làm việc quá sức. Khi thấy mệt cần nghỉ ngơi ngay.
  • Tắm nước ấm có thể giúp mẹ bầu giảm đau và căng tức vùng bụng.
  • Hạn chế quan hệ trong thời gian này vì có thể kích thích tử cung co bóp dẫn đến chuyển dạ sớm hơn dự định.
  • Tháng cuối thai kỳ, mẹ nên khám thai mỗi tuần với bác sĩ có chuyên môn. 
  • Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ và đến bệnh viện ngay để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Nhìn chung, cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối khi mẹ bầu vận động mạnh là hiện tượng bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cơn đau đi kèm những dấu hiệu bất thường làm mẹ lo lắng, hãy đi khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám với các chuyên gia phụ sản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, các mẹ vui lòng liên hệ 19001806 để nhận hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
13,488

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám