Đau bụng kèm nôn ở trẻ em: Triệu chứng - nguyên nhân - cách xử lý

Thu Hiền

08-03-2024

goole news
16

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng kèm nôn ở trẻ em. Tình trạng này có thể diễn biến cấp tính theo vài ngày, thậm chí nhiều tuần đến nhiều tháng. Cha mẹ nên chú ý quan sát các biểu hiện của bé để xử lý và đưa bé điều trị ở cơ sở y tế kịp thời.

Hướng dẫn nhận biết tình trạng đau bụng kèm nôn ở trẻ em

Đau bụng kèm nôn ở trẻ em có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường ở hệ tiêu hoá của con trẻ. Một số triệu chứng đau bụng buồn nôn ở trẻ em mà cha mẹ quan sát được như sau:

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Vị trí cơn đau nằm ở quanh rốn hoặc giữa bụng, có thể lan xuống vùng bẹn. Một số triệu chứng kèm theo là tiểu khó,...  Chi tiết về vị trí và cơn đau có thể khác nhau giữa những trẻ không cùng độ tuổi. Đối với trẻ đã biết nói (>24 tháng tuổi), có thể nói và trả lời về biểu hiện của cơn đau. 

Tuy nhiên nếu trẻ chưa biết nói (12- 24 tháng tuổi), cơn đau có thể biểu hiện ở việc trẻ quấy khóc liên tục, mặt nhăn nhó vì đau đớn. Cha mẹ cần hết sức chú ý nếu cơn đau ở trẻ em tăng dần hoặc kéo dài.

Nôn mửa kèm theo

Trong trường hợp đau bụng kèm nôn ở trẻ em, trẻ có thể nôn liên tục, nôn ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống. Dịch nôn màu xanh hoặc vàng. Một số trường hợp có lẫn máu tươi hoặc cục máu đông.

Đau bụng quanh rốn và buồn nôn ở trẻ em là tình trạng thường thấy ở trẻ emĐau bụng quanh rốn và buồn nôn ở trẻ em là tình trạng thường thấy ở trẻ em

Tiêu chảy

Sau đau bụng quanh rốn và buồn nôn ở trẻ em, cơn tiêu chảy có thể “ghé thăm” con bạn. Tiêu chảy có thể tiếp diễn cùng với cơn đau bụng, thậm chí sau khi cơn đau bụng biến mất. Nếu trẻ đi ra phân lỏng nhiều nước, đi ngoài nhiều lần, phân có lẫn máu hoặc có biểu hiện mất nước: miệng - lưỡi khô, khó thở, mệt mỏi, bơ phờ,... Lúc này, cha mẹ nên đưa bé đến Bệnh viện để được hỗ trợ y tế ngay lập tức. 

Các bước chăm sóc trong trường hợp đau bụng kèm nôn ở trẻ em

Khi nào phải đưa trẻ bị đau bụng kèm nôn mửa đến Bệnh viện?

Một số diễn biến nặng sau triệu chứng đau bụng kèm nôn ở trẻ em báo hiệu trẻ cần can thiệp y tế bởi các bác sĩ chuyên khoa bao gồm:

  • Vị trí của cơn đau bụng nằm dưới rốn, nghiêng về bên phải. 
  • Mức độ đau tăng dần. Cơn đau kéo dài từ 12 - 24 giờ, có thể báo hiệu tình trạng viêm ruột thừa, tắc ruột,...
  • Nôn kéo dài >24 giờ.
  • Biểu hiện khác: sốt cao liên tục, phát ban,....

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị y tế. 

Sốt cao có thể là dấu hiệu kèm theo đau bụng buồn nôn ở trẻ emSốt cao có thể là dấu hiệu kèm theo đau bụng buồn nôn ở trẻ em

Các bước chăm sóc cho cha mẹ tại nhà

Khi phát hiện đau bụng kèm nôn ở trẻ em, cha mẹ cần giữ bình tình và thực hiện theo quy trình sau:

  • Động viên con trẻ: Đau bụng và nôn làm trẻ mệt mỏi, uể oải. Bố mẹ nên động viên, vỗ về và cho trẻ nghỉ học để nghỉ ngơi.
  • Bổ sung nước cho trẻ bằng nước và oresol: Tình trạng nôn mửa, tiêu chảy kéo dài có thể khiến trẻ bị mất nước và chất điện giải. Phụ huynh có thể pha và cho trẻ uống 50 - 100ml dung dịch oresol từ từ từng chút một.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt nếu thân nhiệt của trẻ từ 38,5 độ C trở lên như Efferalgan, Hapacol, Tylenol.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm và xay nhuyễn để dễ tiêu hoá như cháo bột, ngũ cốc, sữa chua,... Sau 12 - 24 giờ nếu trẻ không nôn trớ thì có thể cho bé ăn uống trở lại.

Nếu đã thực hiện các biện pháp trên mà trẻ vẫn mất nước, nôn trớ hay đau bụng nhiều thì đây là dấu hiệu trẻ cần được hỗ trợ chuyên sâu hơn tại Bệnh viện.

Sau khi đau bụng buồn nôn, trẻ cần bổ sung các thức ăn mềm để dễ ăn và hỗ trợ tiêu hoáSau khi đau bụng buồn nôn, trẻ cần bổ sung các thức ăn mềm để dễ ăn và hỗ trợ tiêu hoá

Một số sai lầm khi chăm sóc đau bụng kèm nôn ở trẻ em

  • Tự ý sử dụng thuốc cầm nôn và thuốc cầm tiêu chảy có thể làm giảm nhu động ruột, hấp thụ kém và khiến vi khuẩn ở lại trong đường tiêu hoá dài hơn. Do đó, trẻ có thể lâu khỏi bệnh hơn.
  • Không cho trẻ uống thuốc kháng sinh để hạ sốt không theo chỉ định. Thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, dị ứng, sốc phản vệ. Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao thường xuyên có thể khiến trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí gây tổn thương gan, mật,...

Nếu cần thêm các thông tin về đau bụng kèm nôn ở trẻ em, bạn có thể liên hệ hotline 19001806 để đội ngũ nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

Tại sao hiện tượng đau bụng kèm nôn ở trẻ em diễn ra?

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh Viện Nhi Trung Ương, các nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng kèm nôn ở trẻ em là:

Nhiễm khuẩn tiêu hoá

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, trẻ em viêm dạ dày - ruột cấp do nhiễm virus rotavirus, norovirus, calci virus, adenovirus, COVID 19. Thói quen như ngậm tay trong miệng, cắn ngon tay,... Hoặc đồ ăn đường phố nhiễm bẩn, thịt cá, hải sản, kem, trứng,.. không đảm bảo vệ sinh cũng có thể làm dạ dày - ruột nhiễm khuẩn. 

Biểu hiện ra ngoài là tình trạng nôn trớ trong vòng 24h. Các triệu chứng kèm theo là tiêu chảy, trẻ đi ngoài phân có nhầy hoặc máu, sốt, đau bụng,...

Ngộ độc thực phẩm

Đau bụng kèm nôn ở trẻ em xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi ăn có thể là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. 

Trẻ em bị ngộ độc thực phẩm thường có cảm giác buồn nôn và nôn ngay. Đôi khi nôn ra cả máu, đau bụng và tiêu chảy nhiều lần. Đại tiện ra phân lỏng, có thể xuất hiện nhầy và máu. Không loại trừ triệu chứng sốt cao trên 38 độ C.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng buồn nôn ở trẻ emNguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng buồn nôn ở trẻ em

Chế độ ăn không phù hợp

Ăn quá no, ăn quá muộn, dị ứng thực phẩm hay dùng thuốc quá liều cũng có thể gây ra đau bụng kèm nôn ở trẻ em.

Dấu hiệu của các bệnh lý khác

Một số các bệnh về đường tiêu hoá khác như lồng ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa,... cần cấp cứu cũng thể khiến trẻ em bị đau bụng buồn nôn.

Lưu ý dành cho cha mẹ: Làm thế nào để phòng tránh đau bụng kèm nôn ở trẻ em?

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp dưới đây:

Điều chỉnh lại thói quen ăn cho trẻ

Lượng thức ăn vừa đủ, ăn chậm rãi, nuốt kỹ nhai chậm. Đồ ăn chọn lọc và chế biến cẩn thận, thái nhỏ, xay nhuyễn. Đặc biệt là thói quen dùng thìa khi ăn, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và không cho tay vào miệng có thể giúp trẻ có thể giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé đi đáng kể.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nấu nướng trong điều kiện đảm bảo vệ sinh có thể khiến bảo vệ sức khoẻ của trẻ tốt hơn.

Lưu ý khi lựa chọn cơ sở y tế theo dõi và điều trị cho trẻ em

Để gia tăng điều trị đau bụng kèm nôn ở trẻ em, tránh phải chuyển viện tốn kém, mất thời gian, gia đình nên lựa chọn các Bệnh viện có điều kiện chữa trị tốt. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sở hữu hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh cho ra kết quả nhanh, chính xác. Kết hợp cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị giúp trẻ em phục hồi nhanh chóng và điều trị dứt điểm tình trạng đau bụng buồn nôn.

Bác sĩ khám cho bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngBác sĩ khám cho bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Ngoài ra đội ngũ điều dưỡng viên có kinh nghiệm chăm sóc và thấu hiểu tâm lý con trẻ trong thăm khám - điều trị. Kết hợp cùng chính sách ưu đãi thường xuyên và chế độ thanh toán kết hợp BHBL, BHYT giúp gia đình nhẹ nhàng chi phí, an tâm điều trị.

Để đặt lịch khám và biết thêm về các thông tin đau bụng kèm nôn ở trẻ em, bạn có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,195

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám