Hướng dẫn sơ cứu, xử trí khi ngộ độc thực phẩm

Nguyễn Thị Vân Anh

07-06-2022

goole news
16

Triệu chứng thường gặp khi ngộ độc thực phẩm là bụng khó chịu, nôn mửa và tiêu chảy. Các biểu hiện thường giảm dần sau 48h, tuy nhiên, đối trường hợp trở nặng bệnh nhân có thể gặp triệu chứng như: Có máu trong phân, đau quặn bụng, tím tái và tiêu chảy kéo dài.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi người bệnh trúng độc do ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi virus gây bệnh, có độc tố mạnh, hoặc do các thực phẩm bị biến chất, ôi thiu quá ngày sử dụng. Ngộ độc ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể khỏe lại sau vài ngày, đối với trường hợp nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Dấu hiệu nhận biết trong các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm

Hầu hết triệu chứng ngộ độc thực phẩm rất dễ nhận biết, có thể xảy ra ngay sau vài phút hoặc vài giờ. Một vài trường hợp phát bệnh có thể gặp như:

  • Người vừa mới ăn xong có biểu hiện khác thường và khởi phát bệnh ngay sau đó. Người đi chung không ăn không gặp vấn đề, người ăn thì cảm giác khó chịu bất thường.
  • Đau bụng, nôn nao trong người.
  • Hiện tượng ớn lạnh, nôn ói.
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Chán ăn, đau mỏi người.

Cảm giác nôn nao, buồn nôn sau khi ănCảm giác nôn nao, buồn nôn sau khi ănCảm giác nôn nao, buồn nôn sau khi ăn

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do đâu?

Ngộ độc thực phẩm chủ yếu do đường ruột, hệ tiêu hóa bị xâm nhập bởi virus khi sử dụng các loại thực phẩm chứa độc tố không đảm bảo sức khỏe con người. Cụ thể thường đến từ:

Ngộ độc do vi sinh vật hoặc độc tố từ vi sinh vật

Độc tố từ vi sinh vật do các loại thực phẩm rau quả, hạt, sữa và các loại tụ cầu, Bacillus cereus, Campylobacter fetus hoặc yersinia enterocolitica,... Trường hợp ngộ độc do vi sinh vật hoặc độc tố từ vi sinh vật, người bệnh sẽ có biểu hiện như nôn nao, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Các dấu hiệu mất nước như khô môi, khô họng, liên tục vã mồ hôi hoặc nhiễm trùng gây sốt cũng có thể xuất hiện ở một vài người.

Ngộ độc do vi khuẩn yersinia enterocolitica

Ngộ độc do vi khuẩn yersinia enterocolitica

Ngộ độc do ký sinh trùng

Ngộ độc do ký sinh trùng đa bào: nhóm giun và nhóm sán. Giun và sán thường “cư trú” ở động vật: trâu, bò; cá, cua sống ở vùng nước không sạch,...
Biểu hiện ngộ độc do ký sinh trùng bụng là đau từng cơn, mót rặn, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phần phân có máu, nhiều nước; người mệt mỏi... Bệnh dễ chuyển sang mãn tính với các biến chứng nặng nề, polyp đại tràng, ruột chảy máu, sa niêm mạc trực tràng, viêm phúc mạc do thủng ruột, viêm gan do amip và áp xe các bộ phận khác trong cơ thể.

Ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất, chứa độc tố tự nhiên

Ngộ độc thực phẩm do nhiễm độc tố từ thực phẩm tự nhiên như sắn, măng, cá nóc, ếch,... khi không được chế biến đúng cách sẽ khiến người bệnh gặp triệu chứng khá phức tạp, không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn xuất hiện cơn đau bất thường như đau đầu, nhịp tim tăng bất thường, trụy tim…

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

Để chẩn đoán chính xác người bệnh có đang bị ngộ độc thực phẩm hay không, bác sĩ chuyên khoa sẽ khai thác thông tin bệnh sử bao gồm:

  • Thời gian mắc bệnh.
  • Biểu hiện người bệnh gặp phải.
  • Thực phẩm tiêu thụ.

Ngoài ra, y bác sĩ sẽ khám lâm sàng để kiểm tra bệnh nhân có bị mất nước không. Dựa trên kết quả đánh giá, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm như nội soi tiêu hóa, xét nghiệm máu hoặc cấy phân nhằm tìm kiếm sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh. Từ đó, xác định nguyên nhân chính xác gây ngộ độc.

Các biện pháp chẩn đoán nhằm xác minh nguyên nhân gây ngộ độc

Các biện pháp chẩn đoán nhằm xác minh nguyên nhân gây ngộ độc

Biến chứng nguy hiểm

Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn thần kinh: Người bệnh nhìn mờ, song thị, líu lưỡi nói khó, bị tê liệt cơ, gặp tình trạng co giật, đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn tim mạch: Người bệnh có thể loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thở, đau tức ngực.
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Phân có máu và chất dịch nhầy, đau bụng dữ dội và đau ở các vị trí khác như đau cổ, đau họng, tức ngực.
  • Sức đề kháng giảm sút: Sức đề kháng của người bị ngộ độc thực phẩm suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ dưới 2 tuổi, người lớn tuổi hoặc những người đang điều trị bệnh phải sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch (ung thư, các bệnh lý về khớp, dị ứng). Ngoài ra, ở những người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh lý dạ dày tá tràng, rối loạn sắc tố,… tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn.

Ngộ độc có thể biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Ngộ độc có thể biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Hướng dẫn sơ cứu, xử trí

Khi nhận thấy bản thân hoặc người xung quanh có biểu hiện, cần bình tĩnh và áp dụng các biện pháp sơ cứu ngay lập tức để giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe.

Gây nôn 

Để hạn chế độc tố tích tụ trong cơ thể, việc đầu tiên cần làm là dùng mọi biện pháp kích thích người ngộ độc nôn ra thức ăn đang ở trong dạ dày ra ngoài. Với biện pháp sơ cứu này, đầu tiên đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn.

Trong quá trình thực hiện, bạn cần lưu ý không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh. Điều này có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân.

Bù nước

Khi bệnh nhân nôn và đi ngoài liên tục dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước, chúng ta cần có các biện pháp để bù nước. Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bạn có thể bổ sung bằng nước lọc, dung dịch oresol pha theo tỉ lệ được chỉ dẫn.

Đưa người bệnh đi cấp cứu tới cơ sở y tế

Trường hợp sau khi sơ cứu, các biểu hiện không thuyên giảm, kèm theo tình trạng tim đập nhanh, co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Chuyên gia cảnh báo tình trạng nếu kéo dài có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người mắc.
Thậm chí, kể cả khi bệnh nhân đã bình ổn, vẫn có nguy cơ gặp nguy hiểm. Vậy nên, cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được chẩn đoán, theo dõi từ y bác sĩ.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm bằng cách nào?

Để phòng ngừa ngộ độc, Bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khuyến cáo, người bệnh cần lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, bảo quản đúng cách và giữ gìn vệ sinh nơi chế biến.

  • Chọn thực phẩm rõ ràng nguồn gốc, sơ chế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tránh ăn thực phẩm có chứa độc tố.
  • Tuyệt đối không sử dụng thức ăn quá hạn.
  • Không để thức ăn ngoài trời quá 2 tiếng.
  • Che chắn thực phẩm bằng màng bọc thực phẩm, cất kín trong tủ lạnh.
  • Rửa tay sạch khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
  • Làm sạch vật dụng, nguyên vật liệu trước khi sơ chế, chế biến món ăn.
  • Nếu như có thể, hãy rửa dụng cụ nấu ăn bằng nước ấm.

Giữ gìn vệ sinh nơi chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmGiữ gìn vệ sinh nơi chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Tránh ăn những nơi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
  • Đảm bảo thức ăn được chín kĩ.

Khi phát hiện các biểu hiện ngộ độc cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định tình trạng và có biện pháp can thiệp kịp thời. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị y tế hàng đầu với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu thăm khám của đông đảo người bệnh. 

Đặc biệt, khoa cấp cứu của bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, giàu kinh nghiệm, có thể xử trí nhanh chóng, chính xác trong nhiều tình huống cấp cứu nguy hiểm. 

Ngộ độc thực phẩm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mắc. Thậm chí, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng ngộ độc kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng. Bạn cần chú ý tới chế độ ăn uống, thực hiện ăn chín, uống sôi, không sử dụng trực tiếp các thực phẩm tươi sống, không rõ nguồn gốc. Khi cần tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ số hotline 19001806 để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,135

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám