Đau bụng quanh rốn là gì?
Vùng bụng quanh rốn là vùng chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể bao gồm lách tá tràng, gan, mật, tụy, dạ dày, hành tá tràng, thận và phía trên của ống niệu quản. Đau bụng xung quanh rốn có thể là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về hệ tiêu hóa do bệnh lý hoặc chế độ ăn uống.
Đau vùng bụng quanh rốn có những diễn biến khác nhau như đau bụng quanh rốn âm ỉ, đau bụng liên tục hoặc theo từng cơn, đau bụng kèm theo một số triệu chứng khác,...
Các vị trí đau khác nhau thì sẽ là dấu hiệu của các bệnh lý khác nhau, hay thậm chí là các căn bệnh nguy hiểm, vì vậy không được chủ quan xem thường. Cơn đau có thể xuất hiện ở vùng trên rốn và vùng dưới rốn và đau toàn ổ bụng, đây là các vị trí thường thấy nhất.
Các vị trí đau bụng quanh rốn thường gặp
Đau nửa bụng ở dưới rốn
Nếu cơn đau bụng của bạn xuất hiện ở vị trí dưới rốn thì có thể mắc các bệnh sau:
- Một số bệnh liên quan đến hệ tiết niệu: sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi bàng quang và viêm đường tiết niệu.
- Một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa: đám quánh ruột thừa, viêm ruột thừa, ung thư trực tràng, ung thư đại tràng sigma,...
- Một số bệnh liên quan đến hệ sinh dục nữ: viêm buồng trứng, u xơ tử cung, viêm phần phụ, u nang buồng trứng xoắn, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng,...
Đau nửa bụng ở trên rốn
Nếu bạn thường xuyên bị đau nửa bụng ở phần trên rốn, bạn có thể gặp các bệnh như:
- Bệnh lý về dạ dày: trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày cấp và mãn tính, viêm loét tá tràng, ung thư dạ dày,...
- Bệnh lý về gan mật: sỏi mật, viêm gan, áp xe gan, ung thư gan, giun chui ống mật, viêm túi mật cấp và mãn tính,...
- Bệnh lý về đại tràng ngang: hội chứng ruột kích thích, túi thừa đại tràng, viêm đại tràng cấp và mãn tính, lông đại tràng, ung thư đại tràng,...
- Và một số bệnh lý khác như: lách to, tắc mạch lách, viêm tụy cấp, ung thư tụy,...
Đau toàn ổ bụng và không có vị trí xác định
Nếu bạn đang bị tình trạng đau bụng này, hãy chú ý đến một số bệnh như viêm ruột cấp tính, lồng ruột, viêm phúc mạc, lao màng bụng hay di căn ung thư tới màng bụng,..
Đau bụng ở các vị trí khác nhau là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh khác nhau
Nguyên nhân gây ra cơn đau bụng quanh rốn
Cơn đau bụng xung quanh rốn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là các lý do thường gặp nhất như:
- Vùng thượng vị ở dạ dày bị đau thường xuyên và kéo dài liên tục.
- Bị ngộ độc thức ăn cũng là một trong những tác nhân gây đau bụng phổ biến nhất, vì các chất độc tác động đến cơ thể và các cơ quan trong ổ bụng khá nhanh, đặc biệt là đường tiêu hóa.
- Bị rối loạn tiêu hóa do các vi sinh vật xâm nhập vào dạ dày, khiến cho quá trình phân hủy thức ăn và hoạt động vi khuẩn trong đường ruột gặp bất lợi.
- Các vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa như khó tiêu làm bụng bị chướng hơi, đi kèm với các cơn đau là bụng bị căng phồng, ợ chua, cảm giác bị tức bụng và thường gặp sau khi ăn.
- Có một vài trường hợp bị giun chui vào các cơ quan trong ổ bụng như mật, gan làm tắc nghẽn và giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng của thức ăn.
- Các chất kích thích, rượu, bia, các loại đồ uống có gas,... là những tác nhân gây ra các cơn đau bụng thường xuyên nhất.
Đau bụng quanh rốn là dấu hiệu của những bệnh nào?
Thoát vị rốn
Thoát vị rốn là một phần nội tạng của cơ thể bị lồi ra bên ngoài do cơ bụng ở rốn đóng không kín. Đây là một căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và các bé lớn hơn. Dấu hiệu của bệnh là bị đau ở vị trí quanh rốn hoặc ở vị trí thoát vị.
Viêm ruột thừa
Căn bệnh này có thể gây ra cơn đau bụng âm ỉ quanh rốn rồi dần dần trở nên quằn quại và dữ dội hơn. Có cảm giác đau thắt mỗi lần vận động mạnh, ho và có thể sẽ bị sốt. Khi có những dấu hiệu này, người bị cần nhanh chóng đến bệnh viện để hạn chế biến chứng vỡ ruột thừa. Phương pháp được áp dụng nhiều nhất là phẫu thuật.
Tắc ruột non
Tình trạng này thường xảy ra ở toàn bộ hoặc một phần của ruột non, nếu bị tắc ở ruột non thì thức ăn không thể đi sâu vào đường tiêu hóa, gây ra cơn đau bụng ở quanh rốn đi kèm với các biểu hiện khác: táo bón nặng, nhịp tim tăng, sốt, bụng bị đầy hơi, lúc ăn không thấy ngon miệng, cảm thấy buồn nôn và nôn.
Viêm tụy cấp
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là sử dụng các loại thuốc, các chất có cồn, sỏi mật và các tác nhân truyền nhiễm. Bệnh nhân trong một vài trường hợp sẽ có dấu hiệu đau bụng xung quanh rốn, nhịp tim tăng cao, buồn nôn và nôn mửa.
Đối với những người bệnh nhẹ thì chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi thì tình trạng sẽ giảm. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng phải nhập viện và có sự can thiệp kịp thời.
Viêm đường tiêu hóa
Vì chế độ ăn uống hàng ngày không lành mạnh, khoa học, nhất là thường xuyên ăn các loại đồ ăn có chứa nhiều đường nên người bệnh bị viêm đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, vi khuẩn, kí sinh trùng và virus cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu như đau bụng quanh rốn âm ỉ hoặc đau dữ dội, đau quặn kèm theo cảm giác buồn đi vệ sinh, sốt, ra nhiều mồ hôi, buồn nôn, ói mửa,...
Ngộ độc thực phẩm
Hay còn được gọi là bị trúng thực khi ăn phải những loại thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc chứa các thành phần gây ngộ độc. Người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội ở quanh vùng rốn, có cảm giác buồn nôn. Xuất hiện các dấu hiệu như tiêu chảy, người bị nóng, cảm cúm, đi ngoài dưới dạng phân lỏng trên 2 ngày, bị chóng mặt, hoa mắt, mất nước, cảm thấy quay cuồng,...
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh này thường xuất hiện ở nữ giới, tác nhân chủ yếu là do vi khuẩn E.coli ở đường ruột xâm nhập vào niệu đạo và hậu môn, gây ra tình trạng nhiễm trùng. Đau bụng quanh rốn cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh đi kèm với khi đi tiểu thì nước tiểu đục hoặc tiểu ra máu. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Nguyên nhân gây ra cơn đau bụng ở vùng rốn rất đa dạng
Các cách giảm đau bụng quanh rốn
Khi xuất hiện cơn đau bụng ở vùng xung quanh rốn, bạn có thể sử dụng các biện pháp sau để làm giảm cơn đau tạm thời:
Nghỉ ngơi
Mỗi khi cơn đau ập đến, bất kể nguyên nhân gì thì bạn cũng cần phải nghỉ ngơi để tránh cơn đau bụng trở nên nặng hơn.
Chườm bụng với khăn ấm hoặc túi nóng
Đây là biện pháp được nhiều người sử dụng nhất mỗi lần bị đau bụng để giảm đau, trong đó có các cơn đau bụng xung quanh rốn. Phương pháp này không chỉ dễ thực hiện, đơn giản, nhanh gọn lại còn hạn chế được cơn đau một cách rõ rệt.
Mật ong
Mật ong không chỉ có tác dụng là làm đẹp cho phái đẹp mà còn có một công dụng tuyệt vời không phải ai cũng biết, đó là làm giảm cơn đau bụng và buồn nôn. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, dễ: bạn chỉ cần pha từ 1 đến 2 thìa mật ong với nước ấm, sau đó uống trực tiếp và làm giảm cơn đau khá nhanh. Đây là một biện pháp đơn giản, không cần dung thuốc nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.
Trà gừng ấm
Vì trà gừng có tính ấm và vị cay nên có tác dụng làm giảm sự chướng bụng, cơn đau và kích thích hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, gừng còn có công dụng là hạn chế tình trạng giãn mạch, các cơn co thắt ruột,...
Uống trà gừng với nước ấm có thể thuyên giảm cơn đau tạm thời
Bạc hà
Bạc hà có thể giúp thuyên giảm cơn đau bụng ngay tức thì và mang lại hiệu quả khá tốt. Cách thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng: lấy một ít lá bạc hà xay cùng với một ít hạt của cây thì là, tỏi, gừng và bột hạt tiêu đen. Sau đó, trộn chung với nước ấm, uống 2 lần mỗi ngày.
Nước giấm hoặc rượu táo
Nước giấm hoặc rượu táo cũng là một phương pháp tốt giúp thuyên giảm cơn đau ở bụng. Bạn chỉ cần pha 1 ly nước ấm với 1 một muỗng nước giấm hoặc rượu táo và thêm 1 thìa mật ong. Một ngày uống 2 lần cho tới khi cơn đau được cải thiện.
Lưu ý: các biện pháp phía trên chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời, không thể thay thế thành cách điều trị đau bụng quanh rốn. Vì nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Các biện pháp phòng tránh đau bụng quanh rốn
Như các bạn đã biết, đau bụng xung quanh rốn có thể bị lại nhiều lần. Dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn phòng tránh và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra:
- Tập luyện: hãy tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng với các bộ môn như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga,...
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: sử dụng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa. Hạn chế uống rượu bia, ăn các đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ, cay nóng, sử dụng thuốc lá, cafein,..
- Xây dựng thói quen nghỉ ngơi hợp lý: không thức khuya, đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức, cân bằng thời gian sao cho phù hợp giữa công việc và nghỉ ngơi.
- Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.
- Nếu xuất hiện các cơn đau bụng ở vùng xung quanh rốn, hãy đến bệnh viện và gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện kịp thời, tránh coi thường để dẫn tới những biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hạn chế các cơn đau bụng xung quanh rốn
Bài viết trên đã chia sẻ một số các thông tin về cơn đau bụng quanh rốn, mong rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn. Đau bụng xung quanh rốn có thể là một triệu chứng bình thường nhưng nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm, vì vậy các bạn hãy chú ý. Nếu bạn đang bị đau bụng ở vùng xung quanh rốn, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị. Bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn và điều trị tận tình và tốt nhất.
Nếu còn thắc mắc nào, có thể liên hệ tới Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ nhé. Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng điền thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.