Đau bụng là hiện tượng thường gặp khi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện trong những tháng cuối thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về tiêu hóa hay hiện tượng co thắt tử dung. Vậy đau bụng trên khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không? Bạn hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để tìm lời giải đáp cho vấn đề này.
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối là hiện tượng gì?
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối là hiện tượng phần bụng trên rốn của bà bầu xuất hiện cảm giác căng tức, đau râm râm hoặc dữ dội. Trong tùy trường hợp tình trạng này có thể biến mất ngay hoặc kéo dài liên tục.
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối là hiện tượng không hiếm gặp
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối có thể kèm theo một số triệu chứng sau:
- Cảm giác ngứa ngáy vùng da bụng.
- Cơn đau xuất hiện bất ngờ, có thể đau râm râm hoặc dữ dội.
- Mẹ bầu bị đau bụng liên tục không khỏi.
- Có thể xác định cơn đau ở một vị trí cụ thể tại bụng.
- Mẹ bầu bị sốt,nôn hoặc buồn nôn.
- Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo.
Nguyên nhân đau bụng trên khi mang thai tháng cuối
Theo các bác sĩ phụ sản, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng trên khi mang thai tháng cuối ở mẹ bầu, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý. Cụ thể:
- Do áp lực của tử cung: Việc phát triển của thai nhi trong tháng cuối khiến tử cung mở rộng ra và tạo áp lực lên cả rốn và vùng bụng. Tình trạng này chính nguyên nhân gây nên những cơn đau bụng trên khi mang thai tháng cuối thai kỳ.
- Da và cơ bắp quanh bụng của mẹ bầu bị căng: Tháng cuối thai kỳ là lúc da và cơ bắp quanh bụng của mẹ bầu phải được căng giãn hết mức để tạo không gian phát triển cho em bé. Điều này đã gây nên tình trạng đau bụng trên rốn cho chị em.
- Mẹ bầu bị thoát vị rốn: Đây là tình trạng thường gặp nhiều ở trẻ em. Tuy nhiên phụ nữ mang thai cũng có thể bị thoát vị rốn do tăng áp lực của ổ bụng. Theo các bác sĩ, triệu chứng này có thể tự khỏi sau sinh hoặc là thông qua thực hiện tiểu phẫu.
- Do yếu tố bệnh lý: Đa phần tình trạng đau bụng trên khi mang thai tháng cuối thường liên quan đến một số bệnh lý về tiêu hóa. Trong đó có bệnh đau, thủng dạ dày; dư thừa lượng acid trong dạ dày hay viêm đại tràng và viêm tụy…
- Do sự chuyển dạ: Quá trình chuyển dạ khiến tử cung người mẹ bị co thắt cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng trên rốn trong tháng cuối.
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Như đã nói, tình trạng có thai bị đau bụng trên rốn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tiêu hóa. Đây là những bệnh cần được kịp thời điều trị để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể:
Bệnh táo bón
Táo bón là một trong bệnh lý về tiêu hoa phổ biến nhất khi mang thai. Trong ba tháng đầu, tình trạng này xuất hiện chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố của người mẹ. Còn trong tháng cuối thai kỳ, nguyên nhân lại là do thai nhi lớn nhanh chèn ép lên tử cung, từ đó gây áp lực lên vùng chậu khiến mẹ bầu khó đi tiêu hơn và bị đau trên rốn. Bên cạnh đó, việc sản phụ tăng cân nhanh, ít vận động cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ táo bón cuối thai kỳ.
Mặc dù táo bón không ảnh nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của sản phụ. Trong trường hợp xấu nhất thì đây còn có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai. Chính vì vậy khi có dấu hiệu đau bụng trên rốn từng cơn khi mang thai tháng cuối thì rất có thể là do mẹ bầu đang bị táo bón. Lúc này bạn cần thay đổi lại chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho lành mạnh và khoa học hơn.
Ợ nóng cũng là một trong những tình trạng phổ biến mà chị em phụ nữ khi mang thai thai phải đối mặt. Theo các bác sĩ, khi thai nhi phát triển nhanh vào tháng cuối, áp lực từ bụng có thể khiến tình trạng trào ngược axit dạ dày - thực quản trở nên nghiêm trọng hơn.
Đau bụng trên rốn từng cơn khi mang thai tháng cuối có thể là do chứng trào ngược axit dạ dày nếu sản phụ có cơn đau kéo dài lên tận ngực và cả vùng sau xương ức kèm theo cảm giác nóng ran. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên sử dụng một số thuốc tân dược chống ợ nóng và không cần sự kê đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và hạn chế ăn đồ có chứa axit để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về túi mật
Một số vấn đề về gan và túi mật có thể khiến cơ thể bà bầu có những triệu chứng sau:
- Bụng bị đau ở phần trên, phía bên phải.
- Bụng bị đau ở phần dưới.
- Cơn đau xuất hiện ở phần bụng gần sát với xương sườn.
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về túi mật
Ngoài ra, sản phụ cũng cần chú ý: Nếu đau bụng xuất hiện kèm hiện tượng nôn hoặc buồn nôn, vàng da và ngứa ngáy thì đây chính là những dấu hiệu bất thường. Lúc này bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Bà bầu đang gặp một số vấn đề về gan
Chứng ứ mật thai kỳ có tên khoa học là cholestasis of pregnancy. Bệnh này xuất hiện do sự thay đổi hormone khi sản phụ mang thai. Đối với hầu hết các trường hợp, triệu chứng đầu tiên của chứng ứ mật thai kỳ là ngứa nhiều tại bụng, nôn hay vàng mắt và da.
Chứng ứ mật thai kỳ không chỉ gây khó chịu cho mẹ bầu mà còn tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, suy thai hay phân su trong nước ối. Bên cạnh đóm tình trạng này cũng khiến các bà mẹ tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh, do nó làm cơ thể giảm hấp thu vitamin K trong toàn bộ thai kỳ.
Đau bụng trên khi mang thai tháng cuối cảnh báo bệnh viêm tụy
Viêm tụy là tình trạng viêm nhiễm ở tuyến tụy do bị vi khuẩn tấn công, bị chấn thương hay do ảnh hưởng từ các vấn đề về gan và túi mật. Tình trạng này khi xuất hiện có thể khiến bà bầu bị đau bụng trên, kiệt sức, nôn hoặc buồn nôn hay làm thay đổi màu sắc của phân.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh viêm tụy mà sản phụ có thể tự điều trị tại nhà hoặc cần phải nhập viện. Với bệnh lý này, các sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc truyền dịch để điều trị.
Dấu hiệu của sự chuyển dạ
Thông thường các cơn co thắt do chuyển dạ thường bắt đầu ở phía trên tử cung, tức là phần bụng trên. Tình trạng này khiến bà bầu bị căng tức bụng trên hoặc đau thắt dữ dội với cường độ ngày càng mạnh.
Quá trình chuyển dạ cũng khiến bà bầu bị đau bụng trên khi mang thai tháng cuối
Các cơn co thắt sẽ bắt đầu từ đỉnh phần bụng đa số đều là dấu hiệu của sự chuyển dạ. Chính vì vậy, nếu mang thai tháng cuối mà xuất hiện tình trạng này thì tốt nhất sản phụ cần đưa tới cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
Đau bụng trên tháng cuối thai kỳ khi nào nên khám bác sĩ?
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi bị đau bụng trên tháng cuối thai kỳ, bạn cần gọi bác sĩ hoặc hộ sinh ngay lập tức. Bên cạnh đó tại mỗi lần khám thai, sản phụ hãy thông tin cho bác sĩ về bất cứ triệu chứng bất thường nào mà gặp phải để được chẩn đoán và kiểm tra.
Sản phụ nên đi khám bác sĩ ngay nếu tình trạng đau bụng trên kèm theo một số biểu hiện sau:
- Các cơn đau xuất hiện thường xuyên, với cường độ mạnh.
- Đau bụng trên bên phải.
- Đau bụng kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo
- Các cơn co thắt trong tháng cuối xảy ra đều đặn.
- Đau bụng kèm triệu chứng sốt.
- Đau bụng kèm một hoặc một số triệu chứng của bệnh huyết áp cao như: chóng mặt, đau đầu, khó thở, mệt mỏi.
- Bị ngứa tại vùng bụng, vàng da hoặc mắt.
Sản phụ bị đau bụng trên khi mang thai tháng cuối là điều không thể chủ quan. Bởi đây không chỉ là dấu hiệu của sinh non mà còn cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Chính vì vậy, khi thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ ngay để được kiểm tra và tư vấn điều trị nếu cần thiết.