Đau đầu buồn nôn sau khi ăn là do đâu? Cách khắc phục

Trần Hồng Nụ

23-03-2021

goole news
16

Đau đầu buồn nôn sau khi ăn là tình trạng ít khi gặp, cũng chính vì ít khi gặp nên bạn không được phớt lờ những triệu chứng này vì có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cần được cấp cứu ngay. Vậy nguyên nhân là do đâu? Khắc phục như thế nào? BV Phương Đông sẽ giúp bạn giải đáp đầy đủ những thắc mắc này.

Nguyên nhân gây đau đầu buồn nôn sau khi ăn

Tình trạng đau đầu sau khi ăn có thể thay đổi rất nhiều thứ, từ cảm giác đè nặng giữa 2 mắt, đau nhói 1 bên đầu đến cảm giác căng đầu cùng với buồn nôn và nôn, mỗi kiểu đau có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. 

Đau đầu buồn nôn sau khi ăn là hiện tượng khá hiếm gặpĐau đầu buồn nôn sau khi ăn là hiện tượng khá hiếm gặp

Việc ăn uống có thể gây ra các thay đổi phức tạp trong cơ thể con người, tùy vào loại thức ăn, số lượng và thời điểm mà bạn ăn. Một vài nhà nghiên cứu gọi gọi ruột là "bộ não thứ hai" chính là vì tính tự động và sự phức tạp trong việc gửi tín hiệu tới các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu gặp phải tình uống đau đầu, buồn nôn, nôn sau khi ăn thì bạn hãy lưu ý đến một số nguyên nhân dưới đây:

Ngộ độc thực phẩm

Chắc hẳn ai cũng từng ít nhất 1 lần bị ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn bị nôn sau khi ăn cùng với cảm giác đau đầu, nôn, đau bụng,... thì hãy đi khám ngay lập tức vì có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị ngộ độc thức ăn.

Khi bị ngộ độc do thức ăn, các loại virus, vi khuẩn, chất độc hại trong đồ ăn do không đảm bảo vệ sinh sẽ tấn công khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, hệ thần kinh bị tê liệt, và hệ quả chính là những cơn đau nhức đầu kéo dài, nôn mửa, đau bụng đi ngoài,...

Ngộ độc thực phẩm khiến bạn bị buồn nôn sau khi ănNgộ độc thực phẩm khiến bạn bị buồn nôn sau khi ăn

Ngộ độc ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể khỏe lại sau vài ngày nhưng trường hợp nặng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe, thậm chí là tử vong nếu không được xử lý và điều trị kịp thời.

Dị ứng thực phẩm

Là phản ứng của hệ thống miễn dịch xảy ra ngay sau khi ăn loại thức ăn nhất định, kể cả khi bạn ăn với một lượng nhỏ thực phẩm gây dị ứng thì nó cũng có thể kích hoạt các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. 

Khi bị dị ứng, dạ dày bị kích ứng dẫn tới co bóp mạnh và theo phản xạ tự nhiên nó sẽ đẩy thức ăn này ra ngoài qua đường miệng. Các biểu hiện khác của bệnh thường là gây ngứa hoặc phát ban, nhức đầu, buồn nôn có thể đi kèm với triệu chứng khó thở.

Việc xét nghiệm máu và xét nghiệm dị ứng trên da được dùng để chẩn đoán dị ứng. Một số thực phẩm thường gây dị ứng như: hải sản, đậu phộng, trứng, sữa, cá… do vậy mọi người cần cảnh giác trong việc lựa chọn thực đơn, tìm hiểu kỹ về thành phần của thực phẩm mà bạn sử dụng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Dị ứng thức ăn gây buồn nôn chóng mặt sau khi ănDị ứng thức ăn gây buồn nôn chóng mặt sau khi ăn

Cơ thể không dung nạp thực phẩm

Chứng không dung nạp thực phẩm khác hoàn toàn với ngộ độc thực phẩm và dị ứng thức ăn dù nó cùng có triệu chứng là đau đầu và nôn sau khi ăn nhưng nhưng nhân và tình trạng bệnh ít nghiêm trọng hơn và không liên quan đến hệ miễn dịch. 

Không dung nạp thức ăn là hệ quả của việc cơ thể quá mẫn cảm với một loại thực phẩm nào đó nhưng chưa đến mức gây dị ứng mà chỉ tác động vào quá trình tiêu hóa khiến cơ thể lập tức đào thảo thực phẩm đó ngay sau khi bạn vừa ăn.

So với dị ứng thực phẩm thì triệu chứng của không dung nạp thực phẩm thường cần nhiều thời gian hơn để xuất hiện, khởi phát thường là vài giờ sau ăn và có thể tồn tại trong vài giờ hoặc vài ngày. Trong một số trường hợp thì phải đến 48 tiếng mới xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng của chứng bệnh này đó là đầy hơi, đau đầu, đau nửa đầu, ho, chảy nước mũi, co thắt bụng, nổi mề đay, đau bụng buồn nôn sau khi ăn.

Hạ đường huyết ngay sau khi ăn

Chóng mặt sau khi ăn có thể là do hạ đường huyếtChóng mặt sau khi ăn có thể là do hạ đường huyết

Một cơn đau đầu dữ dội xuất hiện kèm theo triệu chứng buồn nôn sau khi ăn có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị chứng bệnh hạ đường huyết sau ăn hay còn gọi là hạ đường huyết phản ứng. 

Bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn ngột ngột giảm xuống mức thấp và thường xuất hiện trong vòng 4 giờ kể từ khi ăn. Hạ đường huyết còn gây ra những cơn buồn nôn khi đói và sau khi ăn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng hạ đường huyết sau khi ăn, trong đó thủ phạm chính là do mắc các bệnh như tiểu đường, rối loạn hormone, u tuyến tụy,... Ngoài ra đây cũng là hệ quả của việc ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh trong thời gian dài như ăn không đúng bữa, ăn quá no, để bụng quá đói, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá...

Chứng rối loạn TMJ

Chứng rối loạn TMJ chính là chứng rối loạn khớp thái dương- hàm có thể phát hiện thông qua triệu chứng buồn nôn, chóng mặt sau khi ăn.

Chứng rối loạn khớp thái dương hàm cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu buồn nôn sau khi ănChứng rối loạn khớp thái dương hàm cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu buồn nôn sau khi ăn

Khớp thái dương- hàm là bộ phận liên kết giữa hàm răng dưới với phần sọ nằm ở phía trước tai của con người hay còn được gọi là xương thái dương. Khi phần khớp này bị rối loạn, sẽ gây khó khăn trong việc đóng và mở miệng một cách tự nhiên. Ngoài ra thì việc nhai, nuốt thức ăn thường xuyên với lực mạnh khi bị rối loạn TMJ có thể gây ra những cơn nhức đầu tại vị trí đầu gần vùng thái dương.

Buồn nôn sau khi ăn có thai không? Buồn nôn sau mỗi lúc ăn uống có thể là do sự gia tăng của nội tiết tố khi mang bầu, cũng có thể là da dạ dày gặp vấn đề, do ăn quá no hoặc vận động ngay sau khi ăn. Do đó, nếu chỉ dựa vào buồn nôn thì chưa thể kết luận là có thai hay không.

Phải làm gì khi bị đau đầu buồn nôn sau khi ăn?

Đau đầu và nôn sau mỗi khi ăn không chỉ khiến bạn khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe bởi cơ thể không thể dung nạp được chất dinh dưỡng cần thiết hàng ngày. Nếu gặp tình huống này bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để khắc phục cũng như kiểm soát tốt tình trạng

  • Đi khám bác sĩ: như đã nói từ đầu bài thì đau đầu, buồn nôn sau ăn là một hiện tượng không bình thường. Do vậy, nếu chẳng may có những dấu hiệu này thì bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và khắc phục kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng tới sức khỏe mà điều trị còn mất nhiều thời gian.

Khám bác sĩ ngay nến đau đầu, cảm giác buồn nôn sau khi ăn không giảmKhám bác sĩ ngay nến đau đầu, cảm giác buồn nôn sau khi ăn không giảm

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau: nếu cơn đau diễn ra với cường độ mạnh, quá sức chịu đựng thì bạn cũng không thể tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ vì việc này có thể làm cho tình trạng của bệnh trở nên trầm trọng hơn bởi bạn hoàn toàn chưa biết nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?
  • Ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất: hầu hết các trường hợp đau đầu buồn nôn, nôn sau khi ăn thì việc ăn uống luôn là yếu tố quan trọng để khắc phục bệnh. Bạn hãy bổ sung thêm chút tinh bột, đường và ăn uống đủ bữa đồng thời kiêng tuyệt đối rượu bia, các chất kích thích ảnh hưởng đến thần kinh.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày: nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người, giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe. Do vậy, cách trị buồn nôn sau khi ăn đơn giản đó là uống đủ 2- 2.5 lít nước mỗi ngày bạn nhé.

Trên đây là câu trả lời cho vấn đề đau đầu buồn nôn sau khi ăn là do đâu cũng như cách để khắc phục chứng bệnh này. Tốt nhất vẫn là nên đến bệnh viện để được thăm khám chẩn đoán chính xác nhất, có như vậy thì mới khắc phục nhanh và biết cách tránh để bệnh bị lại. Nếu vẫn còn câu hỏi thắc mắc hoặc cần đặt lịch khám bệnh, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số Hotline 1900 1806 của bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
21,933

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám