Giải đáp: Đau đầu mệt mỏi là triệu chứng của bệnh gì?

Ngọc Anh

16-04-2024

goole news
16

Đau đầu mệt mỏi là dấu hiệu phổ biến của cơ thể khi bị thiếu máu, mất nước, rối loạn giấc ngủ và các bệnh mãn tính. Trong nhiều trường hợp, đau đầu và mệt mỏi thường là biểu hiện đồng thời báo hiệu những vấn đề bất thường trong cơ thể. 

Đau đầu mệt mỏi là triệu chứng của bệnh gì?

Đau đầu mệt mỏi là trạng thái sức khoẻ, chỉ mỗi đau đầu mệt mỏi thì chưa đủ cơ sở để chẩn đoán đây là triệu chứng của bệnh gì. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết trạng thái của bản thân và chuẩn bị các biện pháp điều trị nếu cảm thấy:

  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng, cảm thấy khó khăn khi bắt đầu một hoạt động nào đó. 
  • Đau hay nhức vùng đầu và mặt, hoặc vùng cổ trên. Cơn đau ở 1 hoặc 2 bên đầu, tại 1 vị trí nhất định hoặc tỏa ra khắp đầu. 

(Hình 1 - Đau đầu và mệt mỏi có thể xảy ra nhiều ngày, thậm chí kéo dài nhiều tháng)

(Hình 1 - Đau đầu và mệt mỏi có thể xảy ra nhiều ngày, thậm chí kéo dài nhiều tháng)

Tại sao lại bị đau đầu mệt mỏi?

Cơ thể mất nước

Mất nước, thiếu nước do uống rượu, nôn mửa, không uống đủ 2 lít nước/ ngày là nguyên nhân dẫn đến cơ thể có biểu hiện mệt mỏi. Bên cạnh đó, các dấu hiệu đau đầu chóng mặt, mất sức, yếu cơ, da khô, đánh trống ngực,... đi kèm.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất nước nên có dấu hiệu đau đầu mệt mỏi. Không những thế, thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs),... cũng ảnh hưởng xấu lên hệ thần kinh, gây tác dụng phụ là đau đầu mệt mỏi buồn nôn sau khi uống thuốc.

(Hình 2 - Uống thuốc không theo chỉ định hoặc một số loại thuốc cũng khiến người bệnh bị đau đầu mệt mỏi lâu ngày)

(Hình 2 - Uống thuốc không theo chỉ định hoặc một số loại thuốc cũng khiến người bệnh bị đau đầu mệt mỏi lâu ngày)

Bệnh đau nửa đầu

Đau nửa đầu (Đau đầu migraine) có thể khiến người bệnh bị đau đầu từ 4 - 72 giờ, mức độ từ vừa tới nặng theo thời gian. Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi hôi. Các đối tượng hàng đầu có khả năng bị đau đầu do migraine gây ra là trẻ dậy thì và thanh niên. 

Caffeine

Mặc dù caffeine trong trà, cà phê có thể hỗ trợ thu hẹp mạch máu, hạn chế lưu lượng máu và giảm đau đầu. Tuy nhiên, đó là lợi ích khi hấp thụ 1 lượng caffeine vừa phải. Không loại trừ liều lượng và thói quen uống các loại đồ uống này ở mỗi người và thì tác động của caffeine lên cơn đau đầu lại khác nhau. 

Caffeine cũng là nguyên nhân gây nên cơn đau đầu mệt mỏi ở một số trường hợp. Đặc biệt trong trường hợp uống quá nhiều cafe. Hoặc ngưng tiêu thụ caffeine đột ngột khiến cơ thể sản xuất ra thừa adenosine - hoạt chất gây buồn ngủ, lờ đờ, buồn nôn. 

(Hình 3 - Cafe vừa có thể giảm nhẹ và khiến cơn đau đầu trở nên nặng hơn)

(Hình 3 - Cafe vừa có thể giảm nhẹ và khiến cơn đau đầu trở nên nặng hơn)

Đau cơ xơ hoá (Hội chứng đau xơ cơ)

Đây là bệnh mãn tính thường gặp ở người trung niên. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng hết sức kín đáo: căng và đau cơ, đau đầu mệt mỏi. Trong đó nhức đầu là dấu hiệu ở 50 - 70% bệnh nhân. Cơn đau đầu của người bệnh đau cơ chủ yếu là đau nửa đầu.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Đây là trạng thái người bệnh luôn thấy mất sức, uể oải, mệt mỏi mà không có lý do trong suốt 6 tháng. Người mắc bệnh sẽ luôn thấy thiếu năng lượng, kiệt sức khó hồi phục sau khi hoạt động mạnh và mất ngủ,... Nguyên nhân của bệnh lý này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng bệnh và có tiên lượng tốt hơn theo thời gian. 

(Hình 4 - Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ)

(Hình 4 - Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ)

Rối loạn giấc ngủ

Khó ngủ, mất ngủ, tỉnh giấc giữa đêm, ngủ gật ban ngày, ngủ không sâu giấc,... đều là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Người bệnh có thể bị đau đầu mệt mỏi, uể oải làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và bất ổn về mặt cảm xúc. 

Hội chứng sau chấn động

Hội chứng chấn động là chấn thương não có thể xảy ra sau khi bị tác động nhẹ vào đầu. Đau đầu chóng mặt có thể xảy ra và kéo dài hàng ngày, thậm chí hàng tháng sau chấn thương. Một số bệnh nhân cảm thấy đau đầu căng thẳng sau, số khác lại bị đau ở một bên đầu. 

Cảm giác nôn nao

Cảm giác nôn nao bao gồm suy nhược, mệt mỏi, khát nước, đau đầu, đau cơ, buồn nôn, đau dạ dày, nhạy cảm,... Đây là triệu chứng sau khi say rượu hoặc cơ thể bị sốc do thay đổi áp suất không khí, ô nhiễm môi trường hay căng thẳng.

Cảm lạnh, cảm cúm

Nếu cơ thể bị các vi khuẩn, virus tấn công gây cảm lạnh hoặc cảm cúm thì người bệnh có thể thấy cảm thấy đau đầu mệt mỏi, bủn rủn tay chân,...

Kinh nguyệt 

Đau đầu kiểu căng thẳng hoặc đau nửa đầu có thể xảy ra trong kỳ kinh nguyệt. Buồn nôn, nhạy cảm, bất thường về thị giác, xúc giác có thể xuất hiện khi các hormone thay đổi trong kỳ kinh nguyệt. Cơn đau đầu do chu kỳ thường xảy ra khi bắt đầu kỳ kinh và kéo dài hơn cơn đau khác. 

(Hình 5 - Một số bạn nữ sẽ bị đau nhức đầu, mất năng lượng khi kỳ kinh nguyệt đến)

(Hình 5 - Một số bạn nữ sẽ bị đau nhức đầu, mất năng lượng khi kỳ kinh nguyệt đến)

Bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể dẫn đến triệu chứng đau đầu mệt mỏi. Tất cả các bệnh nhân thiếu máu do sắt, thiếu máu do chế độ sinh dưỡng, tan máu bẩm sinh,.... đều có thể bị nhức đầu, mất sức. 

Ngoài các bệnh về máu thì tình trạng xuất huyết trong, viêm nhiễm, bệnh thận, ung thư,... cũng gây nên triệu chứng tương tự. 

Dùng nhiều thiết bị điện tử

Tiếp xúc liên tục với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân gây đau nửa đầu. Đặc biệt là trường hợp bạn phải sử dụng hàng ngày, sử dụng máy tính, điện thoại trong thời gian dài.

Đang mang thai 

Cơ thể người phụ nữ đang mang thai có thể xảy ra nhiều sự biến đổi khiến người phụ nữ đau đầu mệt mỏi buồn nôn, chán ăn. 

Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh tự miễn dịch - Lupus ban đỏ hệ thống cũng gây ra nhức đầu, đau khớp, mệt mỏi không rõ lý do, khô miệng, khô mắt cho người mắc bệnh.

(Hình 6 - Lupus ban đỏ và các bệnh tự miễn cũng khiến cơ thể dễ mệt mỏi hơn)

(Hình 6 - Lupus ban đỏ và các bệnh tự miễn cũng khiến cơ thể dễ mệt mỏi hơn)

Sức khỏe tinh thần giảm sút

Trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng, stress,... đều là lý do gây nên đau đầu mệt mỏi uể oải liên tục mà không tìm được lý do từ bệnh lý.

U não

Đau đầu mệt mỏi là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của u não. Bệnh nhân có thể cảm thấy cơn đau vùng đầu dữ dội, đặc biệt là buổi sáng và cơn đau càng lớn. Nguyên nhân là do khối u choán chỗ trong hộp sọ, tăng áp lực trong sọ não. 

Cách điều trị cho triệu chứng đau đầu mệt mỏi

Thăm khám để điều trị dứt điểm

Đây là cách tốt nhất dành cho người bệnh có dấu hiệu đau đầu mệt mỏi. Như đã liệt kê ở trên, đây có thể là biểu hiện bình thường hoặc triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Khi đó, bạn cần sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán, kê đơn và tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

(Hình 7 - Bệnh nhân thăm khám lâm sàng trước khi Khám Thần Kinh)

(Hình 7 - Bệnh nhân thăm khám lâm sàng trước khi Khám Thần Kinh)

Điều chỉnh thói quen sống khoa học

Bạn cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt của mình như sau:

  • Uống đủ 1,5 - 2 lít nước/ ngày
  • Tập thể dục nhẹ nhàng từ 20 - 30 phút/ ngày và từ 3 - 4 ngày/ tuần
  • Ăn uống đầy đủ, đủ chất, đúng giờ để bổ sung các thực phẩm cần thiết
  • Ngủ sớm, ngủ đủ và thức dậy đúng giờ
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hàng ngày

Dùng thuốc giảm đau

Nếu tình trạng đau đầu mệt mỏi kéo dài bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên liều lượng, tần suất sử dụng cần phải điều chỉnh hợp lý để tránh các tác dụng phụ không đáng có.

Điều trị dự phòng

Chủ động tránh xa khỏi những nguyên nhân có thể dẫn dắt cơn đau đầu của bạn như nơi có ánh sáng quá chói hoặc âm thanh quá lớn. 

Cách phòng bệnh đau đầu mệt mỏi

Biểu hiện đau đầu mệt mỏi có thể được phòng tránh đáng kể nếu thực hiện theo chỉ dẫn như sau:

  • Không phụ thuộc vào các loại thuốc có tác dụng phụ gây đau đầu mệt mỏi
  • Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn 15 - 30 phút/ ngày
  • Bổ sung nhiều rau quả, trái cây vào bữa ăn, hạn chế đồ ăn mặn, đồ ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn
  • Dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình, bạn bè mỗi ngày, mỗi tuần để cân bằng cảm xúc, tránh rơi vào trạng thái lo âu quá độ.
  • Giữ gìn môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái, thoáng mát

(Hình 8 - Dành thời gian thư giãn và chăm sóc bản thân là điều hết sức cần thiết)

(Hình 8 - Dành thời gian thư giãn và chăm sóc bản thân là điều hết sức cần thiết)

Khi nào người bệnh đau đầu mệt mỏi phải gặp bác sĩ?

Đa số các ca bệnh đều có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có 1 trong các triệu chứng dưới đây, người bệnh nên đến Bệnh viện thăm khám ngay, nếu:

  • Đau đầu mệt mỏi kéo dài và thường xuyên
  • Đau đầu kèm theo suy nhược, khó thở, khó chịu, mất thị giác,...
  • Cơn đau nghiêm trọng và diễn ra đột ngột
  • Đau đầu sau khi uống thuốc
  • Tiền sử mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tai biến,...

Có thể nói, đau đầu mệt mỏi tuy không phải tình trạng hiếm gặp nhưng đều có nguyên nhân nhất định và không thể chủ quan. Để điều trị khỏi nhanh chóng, dứt điểm, người bệnh nên đi kiểm tra định kỳ và đi thăm khám nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Hiện nay, Khoa Nội Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ được tin tưởng khi muốn thăm khám về các bệnh thần kinh. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia vững chuyên môn và luôn tận tâm vì lợi ích người bệnh. 

Đồng thời, hệ thống trang thiết bị y tế nhập khẩu từ các quốc gia tiên phong về thiết bị y tế như Mỹ, Đức, Nhật, Hàn,...hỗ trợ chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh lý. Bên cạnh đó, chính sách thanh toán kết hợp chương trình ưu đãi, BHYT, BHBL giúp người bệnh nhẹ nhàng, giảm nhẹ áp lực khi điều trị bệnh. 

38

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám