Dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 chuẩn nhất

Dương Thị Trà My

24-03-2021

goole news
16

Dù đã có kinh nghiệm vượt cạn 1 lần nhưng không ai có thể dự đoán chuẩn xác ngày sinh của bé thứ 2 hay khoảng thời gian từ khi có dấu hiệu sinh tới lúc chuyển dạ là bao lâu. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 dưới đây, mẹ hãy sẵn sàng chào đón bé yêu. 

Dấu hiệu sắp sinh con thứ 2

Vào những tuần cuối của thai kỳ, hầu hết mẹ bầu đều quay cuồng với mớ câu hỏi như dấu hiệu sắp sinh lần thứ hai là gì? Sinh con lần 2 có khác gì so với lần đầu không? Hiểu được những băn khoăn đó của các mẹ nên bệnh viện Phương Đông chia sẻ những dấu hiệu nhắc mẹ sắp sinh con lần 2 chuẩn nhất nhằm giúp mẹ an tâm hơn:

Bụng bầu tụt (Sa bụng)

Gần tới ngày sinh của lần 2, rất nhiều mẹ bầu có bụng tụt xuống thấp thấy rõ. Có một số mẹ sẽ không cảm nhận được dấu hiệu này một cách rõ rệt do xương chậu đã có sự giãn nở nhất định ở lần sinh trước đó nhưng bụng bầu ở lần mang thai này sẽ thấp hơn hẳn so với bụng bầu lần 1. Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh trước 2 tuần hoặc ngắn hơn. 

Bụng bầu tụt xuống là lúc mẹ chuẩn bị sinh em béBụng bầu tụt xuống là lúc mẹ chuẩn bị sinh em bé

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, trước ngày dự kiến sinh khoảng 10 tuần, thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển xuống khung xương chậu của mẹ, phần đầu của thai cũng quay về hướng thấp nhất của tử cung. Thuật ngữ sản khoa gọi tình trạng này là ngôi thai thuận

Lúc này, mẹ di chuyển sẽ khó khăn do cơ thể nặng nề hơn, buồn đi vệ sinh nhiều hơn nhưng bù lại thì mẹ dễ thở hơn do lúc này con không còn chiếm không gian phổi và áp lực lồng ngực cũng giảm đi, tình trạng trào ngược thực quản cũng giảm đáng kể.

Khi mẹ dùng tay áp vào ngực mà thấy ngực không chạm với bụng thì có nghĩa là em bé đã tụt sâu xuống dưới và sẵn sàng chui ra ngoài, đây cũng chính là dấu hiệu giúp mẹ bầu biết được thời điểm chuyển dạ sinh con đã đến gần.

Cổ tử cung bắt đầu mở

Cổ tử cung mở là một trong những hiện tượng sắp sinh. Trong những tuần cuối của thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ bắt đầu giãn ra và mỏng dần đi để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn, chào đón em bé. Khi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đánh giá và theo dõi độ xóa mở cổ tử cung bằng việc thăm khám âm đạo.

Cổ tử cung mở báo hiệu quá trình chuyển dạ đã đếnCổ tử cung mở báo hiệu quá trình chuyển dạ đã đến

Mỗi thai phụ có cơ địa khác nhau nên tốc độ xóa mở cổ tử cung cũng sẽ nhanh chậm khác nhau. Thường thì cổ tử cung mở đến 10cm mới được xem là mở trọn. Quá trình này được chia làm 2 giai đoạn gồm:

  • Giai đoạn đầu: Cổ tử cung bắt đầu mở đến 3cm, tiến triển chậm khoảng 6- 8 giờ, trung bình mỗi 2 giờ mở được 1 cm. 
  • Giai đoạn thứ 2: Cổ tử cung mở từ 3- 10 cm, tiến triển nhanh, mất khoảng 7 giờ, trung bình mỗi mở thêm 1 cm hoặc nhiều hơn.

Ngừng tăng cân

Gần đến ngày sinh, mẹ sẽ không tăng cân, tăng ít thậm chí là giảmGần đến ngày sinh, mẹ sẽ không tăng cân, tăng ít thậm chí là giảm

Vào những ngày cuối của thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu thường tăng chậm, ngừng tăng có mẹ còn bị sụt cân. Đây đều là những biểu hiện hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe hay cân nặng của thai nhi nên mẹ không cần quá lo lắng.

Các Chuyên gia Sản phụ khoa tại BVĐK Phương Đông cho biết, nguyên nhân gây sụt cân có thể là do lượng nước ối giảm nhằm tạo thuận lợi cho hành trình vượt cạn của bạn.

Mệt mỏi, chỉ muốn nằm nghỉ

Càng gần đến ngày sinh thì bụng bầu ngày càng to gây chèn ép bàng quang khiến bạn phải đi tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Chính điều này đã khiến mẹ mệt mỏi và thiếu ngủ. 

Hơn nữa, thai nhi tụt xuống thấp gây khó khăn trong việc vận động, cùng với việc gần sinh khiến mẹ lo lắng, mất ngủ dẫn tới cơ thể rã rời. Do vậy, bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ bạn nên tranh thủ chợp mắt để có sức khỏe cho cuộc sinh nở sắp tới.

Chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Chuột rút trở nên nghiêm trọng hơn khi mẹ gần sinhChuột rút trở nên nghiêm trọng hơn khi mẹ gần sinh

Đau lưng có phải sắp sinh? Khi em bé sắp chào đời, những cơn chuột rút sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Tình trạng đau mỏi lưng, hai bên háng cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do các khớp ở vùng xương chậu và tử cung đang kéo căng ra để thai nhi dễ dàng ra ngoài.

Các khớp giãn ra

Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ tiết ra hormone relaxin giúp các dây chằng trở nên mềm và giãn hơn. Điều này bạn sẽ cảm nhận rõ hơn khi chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh nở, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Do đó, nếu thời điểm này mẹ thấy các khớp của mình trở nên lỏng lẻo hơn bình thường thì cũng không cần lo lắng.

Tiêu chảy

Thay đổi nội tiết tố, thay đổi chế độ ăn uống hay việc sử dụng thuốc bổ,... trong thai kỳ đều có thể khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, khi đã gần đến ngày dự sinh thì tiêu chảy có thể là dấu hiệu cho thấy bạn và bé yêu chuẩn bị gặp nhau.

Quá trình chuyển khiến các cơ trong tử cung bắt đầu giãn ra dẫn tới tiêu chảyQuá trình chuyển khiến các cơ trong tử cung bắt đầu giãn ra dẫn tới tiêu chảy

Tiêu chảy khi sắp sinh là do lúc này cơ thể người mẹ tạo ra các hormone nhằm tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé, đồng thời các cơ trong tử cung giãn ra đã thích ruột của bạn hoạt động thường xuyên hơn, dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc nôn mửa. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi vì mất nước nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng vì đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Thậm chí là trong quá trình chuyển dạ bạn cũng muốn đi vệ sinh.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này chính là uống nhiều nước để bổ sung lượng nước bị mất đi. Nếu tình trạng tiêu chảy quá nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ để có chỉ định y khoa thích hợp vì có thể đó cũng là dấu hiệu bạn bị ngộ độc.

Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

Trong thời kỳ mang thai, dịch nhầy tích tụ dần tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Khi thai kỳ vào khoảng 37- 40 tuần, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều nhầy nhớt. Đây chính là hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung, nút nhầy này có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm và những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến thai nhi, nút nhầy bong là lúc thời khắc chuyển dạ chính thức bắt đầu.

Bong nút nhầy nhắc mẹ quá trình chuyển dạ bắt đầuBong nút nhầy nhắc mẹ quá trình chuyển dạ bắt đầu

Dấu hiệu nhận biết là dịch nhầy có thể có màu trong suốt, sậm màu hoặc màu hồng hoặc có một ít máu lẫn vào. Tuy nhiên cũng có trường hợp đã bung nhớt hồng nhưng phải chờ 1- 2 tuần sau mới thực sự chuyển dạ. Nếu thai kỳ đã đủ 40 tuần và bạn mong muốn gặp bé yêu nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì bạn có thể gặp bác sĩ phụ trách của mình để tham khảo ý kiến.

Các cơn co thắt liên tục

Trong thai kỳ, các cơn co thắt tử cung vẫn thi thoảng xuất hiện nhưng không đều, thưa thớt, đa phần diễn ra ngắn, không gây đau đớn rõ rệt, cảm giác khá mơ hồ. Đây chính là dấu hiệu sắp sinh giả hay còn gọi là co thắt sinh lý Braxton Hicks.

Dấu hiệu sắp sinh con thật là khi các cơn co thắt thật sự mạnh mẽ, đau khiến bạn khó chịu và không giảm dù bạn nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế. Tần suất các cơn co diễn ra liên tục và đều đặn, cứ khoảng 5- 7 phút lại có một cơ co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút. Do đó không khó để phân biệt co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ.

Cơn co thắt xuất hiện liên tục và đều đặnCơn co thắt xuất hiện liên tục và đều đặn

Tần suất các cơn gò diễn ra mạnh và liên tục có thể khiến bạn run rẩy dù không lạnh. Diều này có thể xảy ra trong hoặc sau khi sinh nhưng bạn cũng đừng lo lắng quá vì đó là hiện tượng tự nhiên của cơ thể để giảm căng thẳng. Để giảm tình trạng này thì bạn có thể tắm nước ấm hoặc nhờ người xoa bóp cơ thể.

Vỡ nước ối

Chảy nước ối là dấu hiệu sắp sinh em bé rõ ràng nhất. Dưới tác động của các cơn gò, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm, đầu thai di chuyển xuống tạo thành đầu ối. Đầu ối căng phồng, tại vị trí tiếp giáp với vòng cổ tử cung là nơi màng ối mỏng nhất nến rất dễ vỡ. Khi màng ối bị vỡ, một lượng nước ối sẽ chảy ra ngoài. Trường hợp màng ối tự trượt lên nhau hay đầu thai xuống thấp chèn vào sẽ ngăn hoàn toàn dòng nước ối chảy hoặc chỉ chảy rỉ.

Khi gần sinh mẹ sẽ xuất hiện tình trạng vỡ nước ốiKhi gần sinh mẹ sẽ xuất hiện tình trạng vỡ nước ối

Lúc này, vỡ ối là tác nhân khiến các cơn gò tử cung xuất hiện nhiều và dồn dập hơn. Trường hợp sắp đến ngày dự sinh mà mẹ chưa thấy cơn gò thù bác sĩ sẽ dùng thủ thuật bấm ối để làm vỡ màng ối cho nước ối ra, nhằm kích thích khởi phát cơn gò chuyển dạ một cách tự nhiên.

Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ gặp phải dấu hiệu này, chỉ có khoảng 8- 10% thai phụ vỡ ối là dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ. Và mỗi người sẽ có lượng nước ối chảy ra ít nhiều khác nhau. Nước ối thông thường là trong, lợn cợn trắng đục hoặc có màu vàng nhạt. Do đó, khi vỡ ối bạn nên ghi lại thời gian vỡ ối, lượng nước ối và màu sắc của nước ối đồng thời đến bệnh viện ngay để bác sĩ kiểm tra. 

Các chuyên gia cũng khuyên mẹ bầu nên đặc biệt thận trọng nếu vỡ ối non trước 37 tuần thai kỳ. 

Ỏ lần sinh thứ 2 này, mẹ sẽ có kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh nhiều hơn, do vậy việc chuẩn bị đồ đi sinh rồi chuẩn bị tinh thần cũng sẽ tốt hơn lần trước.

Dấu hiệu sắp sinh lần 2 có khác với dấu hiệu sắp sinh lần 1 không?

So với sinh con đầu lòng (sinh con so) thì khi chuyển dạ sinh con rạ, sản phụ ít nhiều cũng cảm nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Điều này là nhờ vào kinh nghiệm từ lần sinh trước, một phần là do đã qua 1 lần sinh nở rồi nên tầng sinh môn và cổ tử cung giãn nở và mềm ra nhanh chóng hơn.

Sự khác nhau giữa dấu hiệu sinh lần 2 với lần 1Sự khác nhau giữa dấu hiệu sinh lần 2 với lần 1

Ở lần sinh đầu tiên, mẹ phải vật lộn với các cơn gò cổ tử cung trong nhiều giờ đồng hồ do các cơ sàn chậu và lớp đàn hồi âm đạo đã bị kéo dài. Nhưng khi đến lần sinh thứ 2 trở đi, tử cung do đã giãn nở, sự co rút có xu hướng mạnh mẽ hơn nên có thể khiến thai phụ đau đớn nhiều hơn, nhưng bù lại thời gian diễn ra nhanh hơn.

Thời gian chuyển dạ sinh con so thường trong khoảng 12- 18 giờ. Trong khi đó, mẹ sinh con lần 2 thì chuyển dạ chỉ mất khoảng 8- 12 giờ.

Do đó, những mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và đủ sức khỏe thì quá trình sinh thường sẽ diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. 

Khi nào cần tới bệnh viện để chuẩn bị sinh?

Khi vần về đích của thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho mẹ những việc cần làm khi có dấu hiệu sắp sinh. Đặc biệt, mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện khi có những dấu hiệu sau đây:

  • Dịch nhầy âm đạo chứa nhiều máu gần giống như kinh nguyệt, đây có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm.
  • Vỡ ối, đặc biệt là khi nước ối có màu xanh lá, vàng nâu vì rất có thể đây là phân su của bé, nếu bé hít hay nuốt phải sẽ vô cùng nguy hiểm. 
  • Có hiện tượng hoa mắt, đau đầu hoặc cơ thể đột nhiên sưng phù- đây có thể là những dấu hiệu của chứng tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.

Vậy sắp sinh cần chuẩn bị những gì? Lúc này mẹ cần chuẩn bị sẵn đồ dùng cho mẹ và bé khi ở viện, sữa cho con để đề phòng mới sinh xong sữa mẹ chưa kịp về, giấy tờ tùy thân, sổ khám thai hàng tháng và tiền để chi tiêu cho thời gian ở viện.

Trên đây là tổng hợp những dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 mà mẹ bầu cần nắm rõ để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của con yêu. Để có được thai kỳ khỏe mạnh và chăm sóc toàn diện trước, trong và sau sinh, chị em hãy chọn cho mình cơ sở y tế uy tín với đội ngũ chuyên gia Sản khoa hàng đầu. Và Phương Đông chính là lựa chọn tốt nhất dành cho các mẹ. Nếu vẫn còn câu hỏi thắc mắc hoặc đặt lịch khám thai, mua gói thai sản, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số Hotline của bệnh viện 1900 1806 để được giải đáp sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,120

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám