Bên cạnh việc súc họng bằng nước muối và uống nước ấm, không ít người tự hỏi đau họng nên ăn gì. Trên thực tế, bạn có thể bổ sung thêm nước chanh mật ong giàu vitamin C và có tính kháng khuẩn, trà gừng ấm giúp giảm viêm, trà hoa cúc giúp thư giãn và các loại nước ép trái cây bổ dưỡng,... đều góp phần giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Bị đau họng có sao không?
Cổ họng bị đau kèm theo cảm giác rát, ho, khó nuốt hay có đờm là hiện tượng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như ung thư vòm họng, ung thư hạ họng, viêm họng, viêm amidan,... Một số người tự hỏi đau họng nên làm gì? Cách tốt nhất là bạn nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.
Tình trạng viêm họng cần phải được điều trị càng sớm càng tốt
Trong trường hợp bạn bị viêm họng, viêm amidan nên đau họng thì có thể tham khảo các cách chăm sóc sức khoẻ trong bài viết dưới đây.
Bị đau họng nên làm gì?
Có rất nhiều cách xử lý khi đau họng tại nhà, bạn có thể tham khảo các hướng dẫn cụ thể như sau:
Điều trị bằng thuốc theo chỉ định
Thông thường, nếu họng chỉ sưng viêm do các nguyên nhân bình thường, bệnh nhân sẽ được kê đơn sử dụng các loại thuốc thông dụng như:
- Paracetamol: Thuốc dùng khi bị viêm họng cấp tính và dùng liều thông thường trong 2 ngày, có tác dụng giảm đau khi viêm họng từ 2 - 5 ngày.
- Corticosteroid và kháng sinh để làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau, thường chỉ định trong trường hợp viêm họng nặng hoặc viêm họng do virus
- Thuốc xịt họng gây tê dùng cho trẻ trên 3 tuổi trở lên và người lớn theo chỉ định của bác sĩ
- Viên ngậm họng dùng cho người lớn và trẻ em từ 5 - 6 tuổi trở lên
- Thuốc giảm ho dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên và người lớn để giảm kích ứng cổ họng
- Thuốc kháng histamin kê cho người bị dị ứng và chảy nước mũi sau, làm giảm xuất tiết chất nhầy trong dị ứng bùng phát
- Thuốc kháng axit chuyên dụng cho người bị trào ngược do axit, dùng thuốc kháng axit để làm giảm sự trào ngược axit và cải thiện các cơn đau ở họng
- Thuốc gây tê tại chỗ dành cho các ca bệnh bị đau họng do virus
- Thuốc dị ứng kê theo toa hoặc dùng theo liệu pháp giải mẫn cảm để khống chế các cơn dị ứng. Thuốc kháng histamin theo toa để ngăn chặn tác dụng của histamine trong cơ thể. Thuốc mũi corticoid giúp làm giảm phù nề niềm mạc mũi và các chất nhầy trong mũi.
Lưu ý: Chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hay bỏ thuốc.
Xem thêm: Viêm họng có cần uống kháng sinh không? Khi nào nên uống?
Đau họng nên làm gì? Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Súc họng bằng nước muối
Đau họng nên làm gì? Câu trả lời thường thấy nhất là súc họng nước muối. Đây là phương pháp tuy an toàn nhưng vẫn đem lại hiệu quả sát khẩun, giảm đau, tan đờm và kháng viêm hiệu quả. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn tại các nhà thuốc hoặc có thể tự pha tại nhà để sử dụng. Tuy nhiên, khuyến khích bạn dùng nước muối pha sẵn vì tự pha nước muối tại nhà thường không đạt được nồng độ muối tiêu chuẩn, dẫn đến họng không đạt được hiệu quả sát khuẩn ưng ý.
Mỗi ngày bạn nên súc họng bằng nước muối ít nhất 2 lần khi ngủ dậy hoặc chuẩn bị đi ngủ. Đồng thời, bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu và hôi miệng, bạn cũng nên súc miệng. Lưu ý khi dùng nước muối súc họng là ngửa cao cổ để nước muối đi sâu xuống họng, giữ nước muối trong miệng ít nhất 30s rồi mới nhổ ra và súc miệng trở lại bằng nước.
Khi súc miệng hãy ngẩng đầu lên khoảng 30s rồi mới nhổ ra
Uống nhiều nước ấm
Đau họng nên làm gì? Chắc chắn là bạn nên uống nước ấm thường xuyên. Nếu bạn bị ho và sốt kéo dài gây mất nước thì càng nên bổ sung nhiều nước ấm cho cơ thể.
Dùng máy tạo độ ẩm
Không khí khô khiến họng khô rát khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Khi đó gợi ý bạn dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để cải thiện các triệu chứng viêm họng.
Uống nước chanh và mật ong ấm
Nếu ai hỏi bạn đau họng nên làm gì thì có thể pha 1 thìa nước cốt chanh hay giấm táo, 1 thìa cà phê mật ong và ¼ thìa cà phê gừng tươi vào 1 cốc nước ấm khuấy đều rồi uống. Theo các chuyên gia, loại nước uống này có công dụng ngăn chặn các dây thần kinh truyền đi tín hiệu đau.
Uống trà
Một trong số những gợi ý kinh điển khi bạn mắc các bệnh đường hô hấp và phải đi tìm giải pháp cho “đau họng nên làm gì” là uống trà. Bạn có thể chọn một trong số các loại trà sau:
- Trà đen ấm giúp giảm đau họng, nó chứa các hợp chất tanin có tác dụng làm dịu niêm mạc họng và giảm triệu chứng đau hiệu quả.
- Trà cam thảo dùng như một bài thuốc chữa viêm họng do nhiễm virus và đẩy lùi các triệu chứng do viêm họng
- Trà bạc hà với công dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống dị ứng tốt cũng được ứng dụng để phát huy khả năng giảm đau và gây tê thần kinh tại chỗ.
- Trà gừng với khả năng chống viêm, kháng khuẩn và trị các bệnh truyền nhiễm, viêm họng do virus hiệu quả. Vì thế, bạn có thể uống trà bạc hà ấm mỗi ngày để giảm viêm và đau họng
- Trà hoa cúc được ứng dụng rộng rãi để viêm da và viêm niêm mạc cũng như các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác nhau trên da, khoang miệng và đường hô hấp. Flavoid - chất kháng viêm tự nhiên và tinh dầu hoa cức xâm nhập bên dưới bề mặt da sẽ giúp xoa dịu bề mặt niêm mạc họng và giảm tình trạng viêm, đau họng
Hãy pha cho mình tách trà mỗi ngày
Dùng các loại nước ép trái cây
Các loại nước ép giàu trái cây vitamin C như nước chanh, nước cam, nồng độ axit cao,... sẽ tăng cường sức đề kháng và giúp bệnh mau phục hồi.
Bị đau họng nên ăn gì? Kiêng gì?
Bên cạnh tìm hiểu về “đau họng nên làm gì”, bạn nên chú trọng thay đổi chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp. Theo đó, bạn nên lưu ý:
- Không ăn đồ khô cứng, giòn
- Hạn chế các món ăn nhiều gia vị, đồ ăn cay nóng
- Không uống rượu và hút thuốc lá
- Hạn chế ăn thịt sống như sushi, gỏi cá
- Ăn thức ăn mềm như cháo súp và các món ăn lỏng như súp gà, súp hải sản, cháo rau củ, ăn nhiều hoa quả,...
Làm sao để phòng ngừa đau họng?
Để phòng bệnh viêm họng diễn ra nghiêm trọng hơn, bạn nên tích cực áp dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây:
- Giữ ấm cho cơ thể trong thời tiết lạnh
- Tiêm phòng các loại vắc xin, ho gà, HPV để chủ động bảo vệ cơ thể
- Không uống nước đá lạnh
- Hạn chế hò hét quá mức gây tổn thương dây thanh quản
- Đeo khẩu trang trước khi ra khỏi nhà
- Rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn mỗi khi ra ngoài về nhà
Nếu bệnh viêm họng kéo dài mà không được cải thiện, hãy đến các Bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị y tế kịp thời. Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cũng là một trong số các địa chỉ thăm khám Tai mũi họng uy tín tại Hà Nội. Đây là chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ có nhiều kinh nghiệm ở bệnh viện lớn và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đem lại trải nghiệm thăm khám và điều trị bệnh thoải mái, an tâm và hài lòng cho mọi khách hàng.
Thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết về câu hỏi “đau họng nên làm gì”. Khi bị đau họng, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách súc họng nước muối, uống nhiều nước ấm, dùng máy tạo độ ẩm và sử dụng các loại thức uống ấm. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau họng không cải thiện sau vài ngày, hoặc xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, khó thở, khó nuốt, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức