Đau khớp háng là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở nhiều người gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe. Bài viết sẽ bật mí tất cả thông tin liên quan đến bệnh lý này.
Đau khớp háng là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở nhiều người gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe. Bài viết sẽ bật mí tất cả thông tin liên quan đến bệnh lý này.
Đau khớp háng là tình trạng khớp háng bị đau nhức gây khó chịu ảnh hưởng tới khả năng vận động, sinh hoạt hằng ngày. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây bệnh; triệu chứng bệnh; đối tượng nào thường mắc phải và cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp ngay trong bài viết này để bạn đọc tham khảo nhé.
Khớp háng bị đau ảnh hưởng từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các chuyên gia sẽ có hai nhóm nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh như sau:
Những người mắc các bệnh lý sau có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của khớp háng cụ thể là:
Bao hoạt dịch có nhiệm vụ tiết dịch nhầy giúp quá trình vận động êm trơn và giảm ma sát. Thế nhưng khi cơ quan này bị viêm nhiễm sẽ dẫn đến triệu chứng sưng tấy và đau nhức khi bạn vận động quá mạnh.
Đây là một trong những bệnh lý hiếm gặp xảy ra. Khi vi khuẩn xâm nhập vào máu và di chuyển đến bộ phận khớp háng gây nên tình trạng viêm. Bệnh lý này sẽ có các triệu chứng tại chỗ như đau âm ỉ và liên tục. Các cơn đau sẽ tăng lên liên tục khi vận động hoặc đứng lâu. Đau ở vùng bẹn, mông, giống như đau thần kinh tọa. Ngoài ra, bệnh lý này còn gây nên tình trạng sốt, ớn lạnh và buồn nôn.
Lao khớp háng cũng gây nên bệnh đau xương khớp háng
Đây là tình trạng chỏm xương đùi bị thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến tình trạng xương bị hoại tử. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể là do lạm dụng rượu bia, hoặc nhiều nguyên nhân khác.
Đây là hiện tượng dây chằng háng bị viêm. Cũng từ nhiều nguyên nhân như do chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc do căng cơ quá mức sẽ làm dây chằng bị dãn ảnh hưởng đến hoạt động của khớp. Khi dây chằng bị viêm sẽ gây khớp háng bị đau nhức, sưng nóng.
Đây là tình trạng bệnh lý thường xảy ra ở nhóm người lớn tuổi. Khi mật độ xương giảm dần và gây giòn, xốp xương, dễ xẹp và gãy. Bệnh lý này báo hiệu cơ thể thiếu canxi với các triệu chứng như đau nhức, giảm khả năng và phạm vi hoạt động của khớp háng.
Có rất nhiều nguyên nhân bệnh lý gây nên tình trạng đau viêm khớp háng
Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý, khớp háng đau còn xuất phát từ những nguyên nhân sinh lý sau đây:
Tư thế sinh hoạt, đi lại, nằm ngồi ngủ sai tư thế. Có thể gây nên tình trạng đau khớp toàn thân nhất là khớp háng. Tình trạng này nếu không được cải thiện sớm có thể gây hại cho sụn khớp. Tăng nguy cơ thoái hoá khớp háng và nhiều bệnh khớp mãn tính khác.
Đau khớp háng có thể là hệ quả của những chấn thương; vận động không đúng kỹ thuật; té ngã và tai nạn giao thông hay do chấn thương trong luyện tập.
Khớp háng chịu áp lực lớn của toàn thân; việc vận động này quá mạnh; hay mang vác vật nặng có thể gây sưng, viêm, đau nhức. Gây khó khăn cho sinh hoạt và vận động hằng ngày.
Đau khớp vùng háng này thường xảy ra với chị em đang mang thai ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Khi thai nhi phát triển lớn, tử cung giãn nở chèn ép vùng xương chậu và khớp háng gây nên tình trạng đau nhức, ê ẩm. Cùng với đó là sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai cũng là yếu tố gây bệnh.
Đây là bệnh lý thường xảy ra ở người cao tuổi, từ 60 tuổi trở lên. Theo thời gian, sụn khớp và xương khớp bị phá hủy. Khó có thể phục hồi và khiến khớp háng bị thoái hoá.
Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng đau viêm khớp háng
Triệu chứng đau khớp háng sẽ tùy vào từng giai đoạn. Mức độ nặng nhẹ mà có các biểu hiện cụ thể như:
Giai đoạn này, triệu chứng của bệnh chưa thực sự rõ ràng. Có thể biến mất sau một vài ngày. Chủ yếu là xuất hiện cơn đau ở vùng háng bẹn. Lan xuống đùi và cơn đau sẽ tăng khi có cử động hay tư thế đứng lâu quá một chỗ và di chuyển khập khiễng.
Ở giai đoạn này, bệnh có những triệu chứng rõ ràng hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt hơn khi di chuyển, vận động và xoay người gập người. Nhất là lúc ngủ, giao mùa, cơn đau nặng hơn; tê cứng chân, khó khăn trong di chuyển. Giai đoạn này sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Tùy vào từng giai đoạn mà sẽ có triệu chứng cụ thể
Giai đoạn này, con đau sẽ kéo đến thường xuyên với tần suất cao hơn. Vùng khớp háng sẽ trở nên đau đớn, đi lại khó khăn và không thể xoay người, gập người, dạng háng ra được. Các cơ khớp háng bị thoái hoá và teo nhỏ lại. Lúc này sẽ khó điều trị và dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí có thể liệt hai chân vĩnh viễn.
Viêm đau khớp vùng háng sẽ thường xuất hiện ở các đối tượng dưới đây:
Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh đau sưng khớp háng
Khi có triệu chứng đau vùng khớp háng, người bệnh nên tiến hành thăm khám ở cơ sở y tế uy tín. Để có phác đồ điều trị phù hợp nhất, cải thiện tình trạng đau nhức. Thông thường, các bác sĩ sẽ chẩn đoán với những phương pháp cụ thể như sau:
Việc kiểm tra thể chất sẽ giúp các bác sĩ đánh giá khả năng vận động của khớp háng cũng như phần hông và bắp đùi. Khi cử động mà những cơn đau tăng lên có khả năng người bệnh sẽ bị viêm khớp háng. Và nếu nặng bệnh nhân sẽ đi khập khiễng, co cứng khớp.
Khi có những chẩn đoán về lâm sàng, các bác sĩ sẽ có chỉ định chụp X-quang để thấy được cấu trúc của xương người bệnh. Thông qua hình ảnh phim chụp, các bác sĩ sẽ thấy được mức độ tổn thương, thoái hoá ở mức độ nào. Từ kết quả này bác sĩ sẽ đưa ra được các phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
Chụp X- quang để phát hiện tổn thương xương khớp
Xét nghiệm này sẽ được thực hiện nếu hình ảnh chụp X-quang không đủ cung cấp các dữ liệu để chẩn đoán chính xác bệnh. Sử dụng sóng và từ trường để hình ảnh xương được hiển thị chi tiết giúp biết được chính xác tình trạng xương khớp.
Trong trường hợp nghi ngờ khớp háng bị đau do viêm khớp dạng thấp hoặc lao khớp sẽ phải tiến hành xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu để phát hiện ra các virus có xâm nhập vào máu không.
Xét nghiệm máu để xác định có virus xâm nhập vào xương máu không
Trong trường hợp cần biết về nguyên nhân gây đau khớp háng do viêm dạng thấp hoặc do gout; viêm khớp nhiễm khuẩn; chấn thương. Các bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch khớp và đưa đi phân tích cụ thể.
Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Tình trạng đau nhói ở khớp háng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:
Sưng đau vùng khớp háng để lâu không chữa sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Sau khi tìm ra nguyên nhân, các triệu chứng của bệnh các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh theo phương pháp phù hợp nhất. Theo đó, sẽ có hai phương pháp điều trị như sau:
Điều trị nội khoa sẽ gồm có những biện pháp cụ thể như sau:
Nếu bạn bị thừa cân, người bệnh nên lên kế hoạch giảm cân càng sớm càng tốt và giảm cân một cách khoa học. Khi giảm cân, bạn sẽ giảm áp lực trọng lượng từ cơ thể lên khớp háng. Giúp giảm các cơn đau tại khu vực này.
Người bệnh nên để khớp háng có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi. Và nên hạn chế đi bộ đường dài, chơi nhiều môn thể thao nặng và hạn chế leo cầu thang hay bưng vác vật nặng.
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu khá đơn giản như xoa bóp, bấm huyệt; nhiệt trị liệu giúp cải thiện tuần hoàn máu. Từ đó cải thiện những cơn đau nhức khớp háng do viêm hoặc do tổn thương.
Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau như aspirin, ibuprofen giúp cải thiện các cơn đau nhức khớp háng. Tuy nhiên, những loại thuốc này sẽ có tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ.
Người bệnh cũng có thể chườm đá trong vài ngày sau chấn thương hoặc viêm khớp. Đây là biện pháp giúp giảm đau, sưng rất tốt. Bạn hãy cho đá vào chiếc túi vải hoặc khăn ẩm, tránh chườm trực tiếp lên da có thể gây nên tình trạng bỏng lạnh.
Có thể áp dụng vật lý trị liệu nếu như bệnh đang ở mức độ nhẹ
Điều trị phẫu thuật chính là giải pháp cuối cùng dành cho người bệnh có khớp háng bị hư hại và tổn thương nghiêm trọng khiến đùi bị biến dạng. Kỹ thuật thay khớp háng này được phân thành hai loại cụ thể đó là:
Bác sĩ sẽ thay toàn bộ phần mặt khớp của xương đùi và ổ cối. Người bệnh được chỉnh định phẫu thuật này khi khớp hãng đã bị biến dạng, tổn thương nghiêm trọng.
Các bác sĩ chỉ thay thế phần chỏm xương đùi mà không thay thế ổ cối. Phẫu thuật này được chỉ định trong trường hợp bị chấn thương gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi hoặc trường hợp thể trạng yếu. Không thể đảm bảo thực hiện thay khớp toàn phần. Phần khớp háng bán phần là một loại khớp lưỡng cực. Hỗ trợ cải thiện biên độ vận động của bệnh nhân vô cùng hiệu quả.
Nên điều trị ngoại khoa nếu như bệnh chuyển biến nghiêm trọng
Nhiều người bệnh đang thắc mắc đau khớp háng phải làm sao? Để phòng ngừa và hạn chế những cơn đau, bệnh nhân nên tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể nhất là các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, dầu cá, sữa,.... Bạn cũng nên duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm để có khả năng cải thiện toàn diện sức khỏe và đẩy lùi căn bệnh này.
Bên cạnh đó, hãy sắp xếp thời gian làm việc hợp lý. Tránh hoạt động tăng áp lực lên khớp háng. Đồng thời hãy kiểm soát cân nặng bằng các bộ môn có cường độ nhẹ như yoga, bơi lội để cải thiện sức khỏe.
Tránh để căng thẳng lo âu quá mức, hệ thần kinh căng thẳng có thể gây nên triệu chứng viêm khớp bùng phát nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nên bổ sung và tăng cường sức đề kháng bằng các thực phẩm giàu vitamin B, C, D, K và magie.
Đặc biệt nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện uy tín. Bởi nếu bạn biết chăm sóc bản thân khám sức khỏe 6 tháng một lần sẽ phát hiện ra bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.
Có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh tích cực
Bệnh đau viêm khớp háng đang diễn ra ngày càng phổ biến nhất là độ tuổi trung niên và cao niên. Do đó, bệnh nhân thường có nhiều câu hỏi đặt ra đó là:
Đau khớp vùng háng là bệnh lý xương khớp, diễn ra ở vùng hông, chậu và đùi xuống các chi. Các cơn đau diễn ra thường xuyên nhất là khi làm việc nặng, vận động mạnh.
Đau khớp vùng háng là một bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Bạn nên vận động nhẹ nhàng và nên đi bộ đều đặn mỗi ngày để có thể thả lỏng, lưu thông máu và cải thiện bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng chỉ nên đi bộ mà không nên chạy bộ hay tập các bài tập mất sức, vận động mạnh nhé.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang là địa chỉ uy tín chuyên khám chữa bệnh đa khoa với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ điều trị tiên tiến hàng đầu thế giới. Đặc biệt, bệnh viện vừa cho đi vào hoạt động Trung tâm Cơ xương khớp với mục tiêu là đơn vị tiên phong trong điều trị chuyên sâu về sức khỏe cơ xương khớp. Giúp đẩy lùi bệnh xương khớp mang tới một cuộc sống khỏe mạnh cho người dân trên địa bàn Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Trung tâm Cơ xương khớp BVĐK Phương Đông quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực cơ xương khớp. Đội ngũ điều dưỡng giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, luôn tận tâm, hết lòng vì người bệnh.
Tại trung tâm cơ xương khớp, các thiết bị, máy móc đều được tân trang hiện đại, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới như: máy chụp X-Quang; chụp CT; máy cộng hưởng từ thế hệ mới; máy siêu âm; đo mật độ xương,.... Từ đó hỗ trợ giúp phát hiện sớm các tổn thưởng và điều trị thành công các bệnh lý về xương khớp nhanh chóng.
Hãy đến Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để khám và điều trị bệnh lý xương khớp
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng ngừa bệnh đau khớp háng. Đây là một trong những bệnh về cơ xương khớp nguy hiểm. Cần nhận biết sớm và có phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Đồng thời, bạn nên đi khám sức khỏe xương khớp định kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh từ sớm. Tránh để lâu sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể, thậm chí dẫn đến tàn phế vĩnh viễn. Vui lòng liên hệ 1900 1806 để được tư vấn chi tiết hơn.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.