Bệnh cơ xương khớp – không đơn giản như chúng ta nghĩ
Theo thông tin từ các bác sĩ, bệnh nhân cơ xương khớp thường đến bệnh viện, phòng khám khi không thể chịu đựng được cơn đau nữa. Thực tế đa số....
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý ngày càng phổ biến với triệu chứng sưng đau và nóng ở khớp. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị đúng cách thì các khớp rất dễ bị biến dạng hoặc phá hủy hoàn toàn dẫn gây hạn chế khả năng vận động, thậm chí tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp còn gọi là bệnh thấp khớp. Đây là một dạng bệnh rối loạn tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch tự tấn công vào các tế bào khớp khỏe mạnh.
Hệ quả của tình trạng này là dẫn tới phản ứng viêm và sưng đau ở các khớp. Khi bệnh tiến triển nặng, các khớp có thể bị biến dạng, phá hủy gây hạn chế hoặc mất khả năng vận động.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hướng đáng kể đến khả năng vận động
Các khớp dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp dạng thấp là:
Bệnh viêm khớp dạng thấp diễn biến và phát triển qua 4 giai đoạn:
Viêm khớp dạng thấp giai đoạn cuối khiến người bệnh mất khả năng vận động các khớp
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể con người gặp vấn đề. Lúc này lớp màng của màng bao quanh khớp mang tên synovium bị chính hệ miễn dịch tấn công dẫn đến viêm và sưng. Khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng; sụn và xương trong khớp có thể bị phá hủy hoàn toàn.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là do yếu tố di truyền
Nguyên nhân gây rối loạn miễn dịch dẫn đến viêm khớp dạng thấp đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng. Một vài nghiên cứu được thực hiện đã cho thấy yếu tố di truyền có nhiều khả năng liên quan đến bệnh lý này.
Cụ thể, một số gen của con người có khả năng khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn. Nhất là khi gặp những tác động xấu bên môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đa số các trường hợp đều do virus hay vi khuẩn nhất định làm khởi phát bệnh.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp rất đa dạng. Nó có thể xuất hiện tại khớp và ngoài khớp.
Một số triệu chứng viêm khớp dạng thấp điển hình
Xem thêm: Đau lưng: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị
Khác với tình trạng viêm xương khớp thông thường. Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tác động và phá hủy niêm mạc khớp của người bệnh. Hệ quả của nó là gây viêm, sưng đau khớp trong thời gian dài. Cuối cùng là dẫn đến biến dạng khớp, xói mòn xương nghiêm trọng. Lúc này, khả năng vận động khớp, sinh hoạt thường ngày của người bệnh đã bị hạn chế hoặc mất hoàn toàn.
Cách biến chứng thường gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp
Ngoài ra bệnh viêm khớp dạng thấp khi chuyển biến nặng mà không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao mắc hội chứng khô mắt. Thậm chí gây mù lòa.
Hội chứng Sjogren thường xảy ra ở những người mắc chứng viêm khớp dạng thấp. Gây rối loạn và giảm độ ẩm trong khoang miệng.
Viêm khớp khiến người bệnh tăng khả năng mắc chứng xơ sẹo phổi. Gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và viêm niêm mạc phổi hoặc tăng áp trong phổi
Những người bị viêm khớp có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn 50% so với những người bình thường. Bên cạnh đó, bệnh này cũng khiến khả năng đột quỵ tăng cao gấp 2 lần và và tăng phát sinh cơn đau tim khoảng 2 đến 3 lần ở những người có bệnh tim.
Người bệnh khi xuất hiện các cơn đau cổ. Chính là triệu chứng cho thấy cơ thể đã bị tổn thương về thần kinh.
Mạch máu thường bị giảm kích thước hoặc bị thu hẹp lại và yếu hơn. Khiến sự lưu thông của dòng máu bị ngăn chặn.
Việc ít vận động, di chuyển do bị đau, sưng khớp làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương.
Sự thay đổi hệ thống miễn dịch của người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể tăng nguy cơ ung thư hạch và một số loại ung thư khác.
Năm 2010, Hội thấp khớp học Hoa kỳ đưa ra các tiêu chí chẩn đoán viêm khớp dạng thấp như sau:
Ở giai đoạn đầu, việc chẩn đoán lâm sàng viêm khớp dạng thấp có thể gặp khó khăn. Nguyên nhân là do các triệu chứng của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Người bị viêm khớp dạng thấp cần tới bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị bệnh
Thông quá các dấu hiệu sau đây, bác sĩ có thể có căn cứ nghi ngờ rằng bạn đang mắc viêm khớp dạng thấp:
Những người nghi ngờ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thường được bác sĩ xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh. Thông thường, người bị bệnh này sẽ có chỉ số CRP (tức protein phản ứng C) hoặc tốc độ sed hoặc ESR (tức tốc độ lắng hồng cầu) cao. Một số xét nghiệm máu khác cũng có thể được chỉ định nhằm tìm kiếm kháng thể peptide citrullated có tác dụng chống cyclic và yếu tố thấp khớp.
Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định chụp X-quang khớp. Các hình ảnh có từ phương pháp này có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các triệu chứng đang xảy ra và cả khả năng phát sinh biến chứng.
Hình ảnh chụp X quang viêm khớp dạng thấp
Cho tới nay, bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay đều nhằm mục đích làm giảm triệu chứng. Ngưng hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Dựa vào thời gian mắc bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng triệu chứng viêm khớp dạng thấp mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau;
Những loại thuốc chống viêm không steroid đều có tác dụng giảm viêm và giảm triệu chứng đau hiệu quả. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh uống NSAID không kê đơn gồm: Ibuprofen (Advil, Motrin IB) và Naproxen natri (Aleve).
Các thuốc chống viêm không steroid thường ít khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nếu dùng thuốc này trong thời gian dài hay quá liều lượng có thể làm phát sinh một số vấn đề về tim mạch, dạ dày, tổn thương thận; tăng nguy cơ xuất huyết và máu khó đông.
Những loại thuốc Corticosteroid, đặc biệt là prednison có tác dụng giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu sử dụng đúng cách, chúng cũng giúp làm chậm quá trình tổn thương khớp.
Việc dùng Steroid cho người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ mang đến hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên thuốc này lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. trong đó, chủ yếu là tiểu đường, tăng cân bất thường và loãng xương. Vì thế thuốc corticosteroid cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Những loại thuốc chống thấp khớp hay còn gọi là DMARDs có khả năng làm chậm sự tiến triển của triệu chứng viêm khớp. Bên cạnh đó, thuốc cũng bảo vệ các mô và các khớp khác trước nguy cơ tổn thương vĩnh viễn.
Thuốc chống thấp khớp (DMARDs) giúp kiểm soát sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp
Những thuốc chống thấp khớp thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh gồm: Sulfasalazine (Azulfidine), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil), methotrexate (Trexall, Otrex Up). Các tác dụng phụ của nhóm thuốc trên có thể bao gồm tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi.
Thuốc sinh học còn được các chuyên gia, bác sĩ gọi là công cụ sửa đổi phản ứng sinh học. Thuốc này sẽ được dùng cho những trường hợp bệnh nặng. Đồng thời không có đáp ứng tốt với những loại thuốc vừa kể trên. Khi dùng đúng cách, nó sẽ phát huy công dụng chống viêm, giảm đau, ngăn chặn các tổn thương khớp và cải thiện khá nhiều triệu chứng khó chịu khác do viêm khớp dạng thấp gây ra.
Ngoài ra các thuốc sinh học còn có khả năng ức chế hoạt động của các thụ thể, tế bào và những loại protein gây viêm. Từ đó nó sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và hạn chế các đợt bùng phát viêm khớp dạng thấp cấp tính. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể được điều trị bằng loại thuốc sinh học sau:
Chú ý: Việc dùng thuốc có thể kiểm soát tốt triệu chứng viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên phương pháp chữa trị này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng.
Việc sử dụng thuốc chữa viêm khớp có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn
Nếu các loại thuốc kể trên không thể làm chậm hoặc ngăn ngừa triệu chứng viêm khớp. Người bệnh có thể cần phẫu thuật. Mục đích của phương pháp điều trị này là sửa chữa những khớp bị hư hỏng, cải thiện chức năng khớp và giảm đau.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật thay khớp gối
Một số biện pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh gồm:
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần tuân thủ chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc tăng cường bổ sung các thực phẩm phù hợp và kiêng đồ ăn gây hại chính là cách tốt nhất để phòng ngừa và hỗ trợ giảm viêm, sưng đau khớp. Nhờ đó mà triệu chứng bệnh được kiểm soát tốt hơn. Đẩy lùi nguy cơ xảy ra biến chứng.
Vậy viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Một số thực phẩm mà người bệnh cần tránh là:
Một số thực phẩm người bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn
Thực phẩm nên bổ sung khi bị viêm khớp dạng thấp:
Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cũng như ngăn chặn các biến chứng do viêm khớp dạng thấp gây ra. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, hiện nay chưa có bất cứ một biện pháp nào có thể ngăn ngừa hiệu quả bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên mỗi người cũng nên chủ động nâng cao sức khỏe bằng cách kiểm soát cân nặng, căng thẳng. Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống đủ chất.
Người thuộc đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp cần chú ý thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ
Ngoài ra những người thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp do yếu tố di truyền cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đây là cách tốt nhất để sớm phát hiện bệnh lý tại khớp và kịp thời chữa trị.
Chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ tin cậy mà bạn có thể điều trị viêm khớp dạng thấp. Bệnh viện cũng đã từng tiếp nhận nhiều ca bệnh khó, phức tạp đang hoặc có nguy cơ gây biến chứng.
Hiện tại, chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang sở hữu đội ngũ y bác sĩ cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Cụ thể:
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện tại đang sở hữu nhiều chuyên gia đầu ngành về cơ xương khớp, chấn thương giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Và đã từng công tác và giữ vị trí quan trọng tại các bệnh viện lớn tuyến Trung ương. Tiêu biểu nhất là PGS.TS. Bác sĩ Cơ xương khớp Nguyễn Mai Hồng. Bác sĩ Hồng từng giữ Trưởng khoa Cơ xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai. Tham gia chương trình đào tạo Chuyên ngành Khớp tại Khoa Khớp và Miễn dịch, Trường Đại học St Mariana, Kawasaki, Nhật Bản.
Bên cạnh đó bệnh viện cũng có đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình là các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, II… Họ đều là những người giàu kinh nghiệm, vững vàng chuyên môn. Có khả năng xử lý triệu chứng và kiểm soát tốt bệnh lý và phòng ngừa biến chứng.
PGS.TS. Bác sĩ Cơ xương khớp Nguyễn Mai Hồng có rất nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp
Với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế và máy móc đầy đủ, đồng bộ. Người bệnh sẽ được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số thiết bị hiện đại được sử dụng tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông gồm:
Ngoài ra, bệnh viện Đa khoa Phương Đông luôn thường xuyên cập nhật các kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong khám và điều trị Cơ xương khớp cho bệnh nhân. Nhờ vậy, việc lựa chọn Phương Đông là nơi chữa trị viêm khớp dạng thấp. Người bệnh sẽ có cơ hội được điều trị tận gốc bệnh, kể cả khi các triệu chứng dã ở mức độ nặng.
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh nguy hiểm và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt của người bệnh. Bởi vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, mỗi chúng ta cần chủ động tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời để kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Theo thông tin từ các bác sĩ, bệnh nhân cơ xương khớp thường đến bệnh viện, phòng khám khi không thể chịu đựng được cơn đau nữa. Thực tế đa số....