Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị

Lê Thảo

26-01-2022

goole news
16

Thoái hóa khớp là bệnh viêm khớp phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bệnh xảy ra phổ biến ở người trên 40 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nguy cơ tàn tật. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, cách chăm sóc và điều trị. Phòng tránh tình trạng khớp thoái hóa bằng cách nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này.

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một bệnh rối loạn mãn tính làm tổn thương đến sụn và các mô xung quanh khớp. Đây là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học dẫn đến mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn. 

Thoái hóa khớp là bệnh lý về xương khớp phổ biến ở người ngoài 40Thoái hóa khớp là bệnh lý về xương khớp phổ biến ở người ngoài 40

Sụn khớp chính là lớp đệm bao phủ bề mặt xương. Được cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản. Chức năng của nó là bảo vệ, giảm ma sát trong khớp với vai trò như bộ giảm xóc. Do đó, khi bị thoái hóa, nó sinh ra các biểu hiện như thay đổi hình thái; sinh hóa; nứt loét; mất sụn khớp; xơ hóa xương dưới sụn; tạo gai xương và hốc xương dưới sụn.

Thoái hóa ở các khớp là gì?

Thoái hóa ở các khớp là dạng tổn thương thường gặp nhất trong hơn 100 tổn thương viêm khớp khác nhau. Theo thống kê, tình trạng này ảnh hưởng đến 27 triệu người Mỹ và gần như tất cả mọi người đều ở độ tuổi 80. Đối với độ tuổi trẻ hơn thì tỷ lệ nam giới bị thoái hóa khớp do chấn thương cao hơn. Khi ngoài 70 tuổi thì tỷ lệ mắc là bình đẳng giữa các giới.

Một số nghiên cứu cho biết, tình trạng này cũng liên quan đến vấn đề chủng tộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh khớp thoái hóa ở người Nhật khá cao. Trong khi người da đen ở Bắc Phi, Đông Ấn Độ và Bắc Trung Quốc lại rất thấp. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, giai đoạn từ năm 2011- 2020, được WHO xem là "thập niên xương khớp". Riêng tại Việt Nam, ước tính trong một nghiên cứu về tình trạng thoái hóa khớp cho thấy tình trạng thoái hóa khớp đang ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa. Có 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 và 85% ở người trên 85 tuổi gặp vấn đề về thoái hóa khớp.

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Nguyên nhân thứ phát

Bệnh thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Khi hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác. Đã làm cho hàm lượng và chất lượng Protein trong sụn giảm dẫn đến việc các sụn khớp bị thoái hóa.

Tình trạng này vận động trong thời gian dài khiến phần sụn bị tổn thương. Gây nên tình trạng nứt, bong hay thậm chí là tiêu biến sụn. Làm gia tăng sự ma sát giữa khớp gây đau và thoái hóa.

Nguyên nhân nguyên phát

  • Di truyền:

Một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn. Dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh tình trạng thoái hóa các khớp.

  • Béo phì:

Thừa cân không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, hông và cột sống. Do đó, mỗi người nên duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân về trọng lượng lý tưởng. Điều này vừa ngăn ngừa tình trạng thoái hóa vừa làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.

  • Luyện tập thể thao quá độ:

Việc tập luyện quá độ hoặc không đúng cách gây chấn thương tại các khớp. Nếu người bệnh không thực hiện điều trị cũng như chăm sóc đúng cách thì sẽ khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn so với bình thường.

Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp

  • Khớp làm việc quá nhiều với tần suất cao:

Việc lạm dụng khớp làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Chẳng hạn như những người thường xuyên làm việc tay chân nặng nhọc như bốc vác; làm việc thủ công thì cơ phát triển thoái hóa khớp ở cổ tay, cổ chân cao hơn.

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học:

Chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh. Đặc biệt, nếu cơ thể bị thiếu hụt canxi, glucosamine và chondroitin sẽ khiến mật độ xương giảm dần. Khiến cho hệ thống sụn khớp dễ bị bào mòn và thoái hóa hơn.

  • Thói quen sinh hoạt sai tư thế:

Ngồi làm việc, nằm, cúi gập người sai tư thế đều tác động tiêu cực đến hệ xương khớp. Làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Ảnh hưởng bởi những bệnh xương khớp khác:

Những người mắc viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp,... thì có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. 

Ngoài ra, cũng có một số tình trạng hiếm gặp. Chẳng hạn như thừa sắt hoặc thừa hormone tăng trưởng, tạo cơ hội cho bệnh phát triển.

Ai là người có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp

Từ nguyên nhân gây bệnh kể trên thì có thể kể đến các nhóm đối tượng cao có nguy cơ bị thoái hóa khớp gồm:

  • Những người lớn tuổi. Đặc biệt là người già có nguy cơ rất cao bị thoái hóa, chủ yếu là khớp gối.
  • Những người lao động chân tay nặng nhọc. Thường xuyên phải mang vác đồ vật nặng.
  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Người ăn uống không đủ chất, đặc biệt la bị thiếu hụt canxi.
  • Người có các dị dạng bẩm sinh. Hoặc có tiền sử bị chấn thương khớp như đứt dây chằng, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi,...
  • Người mắc các bệnh liên quan đến xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp…

Những người lớn tuổi có nguy cơ rất cao bị thoái hóa khớp

Các vị trí thoái hóa khớp bao gồm

Viêm khớp thoái hóa có thể ảnh hưởng đến mọi khớp trong cơ thể. Đặc biệt là những vị trí khớp chịu nhiều ảnh hưởng như đầu gối, cột sống, háng,... Thường thì bạn sẽ chỉ gặp các triệu chứng ở 1 khớp hoặc vài khớp cùng lúc.

Thoái hóa khớp gối

Thoái hoá khớp gối là tình trạng các cấu trúc khớp gối bị suy giảm chức năng và tổn thương. Xảy ra khi lớp sụn bao bọc khớp gối bị hao mòn, rách hoặc tiêu biến. Phần xương khớp ở gối không còn lớp sụn bảo vệ nên bị chà xát lên nhau gây đau đớn cho người bệnh. Viêm sưng dẫn đến hạn chế trong việc di chuyển.

Trong nhiều trường hợp, thoái hóa do viêm khớp thúc đẩy các gai xương trên khớp gối hình thành dẫn đến bệnh gai khớp khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Thoái hóa ở khớp gối

Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa ở cổ chân thường gặp ở người trên 40 tuổi. Hoặc có công việc sử dụng nhiều đến cổ chân như vận động viên, cầu thủ đá bóng,... Bệnh tiến triển chậm với các triệu chứng ban đầu khá mơ hồ nên khó nhận biết.

Khi chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng khớp cổ chân. Cảm giác nặng nề và kém linh hoạt mỗi khi vận động. những cơ đau nhói đến khi người bệnh gắng sức hoặc tác động đến vùng khớp bị tổn thương.

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa ở đốt sống cổ gây đau cổ và thắt lưng. Các gai xương hình thành dọc theo khớp cột sống (gai cột sống) có thể kích thích các dây thần kinh cột sống. Gây đau dữ dội, tê và ngứa ran ở các bộ phận bị ảnh hưởng trên cơ thể.

Thoái hóa đốt cổ tay, bàn tay

Bệnh thoái hóa các khớp ở bàn tay, cổ tay thường gặp ở người lớn tuổi. Lúc này, lượng máu cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay suy giảm. Gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn. Khả năng chịu lực trước tác động liên tục và hàng ngày lên khớp suy giảm.

Thoái hóa khớp cùng chậu

Khi bị thoái hóa khớp cùng chậu, người bệnh sẽ có các biểu hiện như đau thắt lưng, hông. Cảm giác tê bì chân mỗi khi ngồi lâu một tư thế, mệt mỏi.

Đây là tình trạng viêm khớp, sưng đau ở vùng khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên. Người bệnh có thể bị một hoặc cả 2 khớp cùng chậu.

Thoái hóa khớp háng

Người bị bệnh thoái hóa khớp háng sẽ gặp tình trạng đi lại khó khăn. Ở giai đoạn đầu của bệnh thường khó chẩn đoán. Vì cơn đau không chỉ xuất hiện ở háng mà còn nhiều vị trí khác nhau như đùi, mông hoặc đầu gối. Cơn đau có thể nhói, buốt hoặc âm ỉ và phần hông thường sẽ cứng.

thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi

Ngoài ra còn có thoái hóa khớp vai. Tuy nhiên tình trạng này không quá phổ biến như khớp gối hay khớp háng. Ước tính có khoảng 1/3 người trên 60 tuổi gặp phải vấn đề này. Vai bị đau, cứng do thoái hóa sẽ hạn chế vận động của cánh tay. Từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán vị trí và tình trạng thoái hóa khớp

Theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology) năm 1991, viêm thoái hóa khớp có thể chẩn đoán dựa vào:

Biểu hiện lâm sàng

  • Tràn dịch khớp: thường thấy nhất là ở khớp gối. Nguyên nhân là do phản ứng viêm của màng hoạt dịch.
  • Biến dạng khớp: tại vị trí các khớp xuất hiện các gai xương. Có thể là do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

Chẩn đoán hình ảnh

  1. Chụp Xquang quy ước: theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp của Kellgren và Lawrence thì có 4 giai đoạn gồm:
  • Giai đoạn 1: Xuất hiện gai xương kích thước nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
  • Giai đoạn 2: Tình trạng gai xương mọc rõ ràng.
  • Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
  • Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp kèm theo nhiều xơ xương dưới sụn.
  1. Siêu âm khớp: phương pháp này có tác dụng kiểm tra tình trạng hẹp khe khớp; gai xương; tràn dịch; đo độ dày sụn khớp; màng hoạt dịch khớp; phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
  2. Chụp cộng hưởng từ (MRI): với phương pháp này, các bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ nhờ hình ảnh biểu thị bằng không gian 3 chiều. Phát hiện được các tổn thương ở sụn khớp, dây chằng và màng hoạt dịch.
  3. Nội soi khớp: phương pháp này sẽ quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hóa của sụn khớp ở các mức độ khác nhau. Kết hợp sinh thiết dịch màng hoạt để làm xét nghiệm, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khớp khác.
  4. Xét nghiệm máu và sinh hoá: nhằm đo tốc độ lắng máu xem có bình thường hay không.
  5. Kiểm tra dịch khớp: khớp bị thoái hóa có tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.

Thoái hóa khớp có biến chứng nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa khớp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh gút (gout): đây là một trong những biến chứng của thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp làm thay đổi ở sụn. Dẫn đến việc hình thành các tinh thể urat natri trong khớp gây nên bệnh gout khiến người bệnh sưng đau.
  • Trầm cảm và lo âu: nhiều nghiên cứu cho thấy, cơn đau do viêm khớp thoái hóa có liên hệ với chứng trầm cảm lo âu. Nhiều bệnh nhân chia sẻ, họ lo lắng về mặt tinh thần khi được chẩn đoán mắc bệnh.
  • Tăng cân: khi các khớp bị sưng đau người bệnh sẽ có xu hướng ít vận động lại. Dẫn đến nguy cơ béo phì do thiếu vận động.
  • Rối loạn giấc ngủ: những cơ đau xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ và khó có được một giấc ngủ ngon và sâu.
  • Vôi hóa sụn khớp: thoái hóa xương khớp làm hình thành các tinh thể canxi lắng đọng trong sụn. Vôi hóa sụn khớp làm cho tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Có thể dẫn đến những cơn đau cấp tính.

Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp

Một số biến chứng khác của bệnh như:

  • Hoại tử xương
  • Dễ bị gãy xương
  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng
  • Tổn thương gân, dây chằng quanh khớp.

Điều trị bệnh thoái hóa khớp

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh viêm xương khớp. Nhưng tình trạng bệnh không nhất thiết trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Có một số phương pháp điều trị giúp giảm các triệu chứng đau khớp do thoái hóa như:

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc giảm đau có thể được bác sĩ khuyến nghị trong điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng. Những loại thuốc này sẽ tùy vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau, tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác của người bệnh. Một số loại thuốc được khuyến nghị như:

  • Paracetamol: nếu bị đau do viêm xương khớp thì bác sĩ có thể đề nghị dùng paracetamol để tiến hành điều trị. Khi sử dụng phải đảm bảo liều dùng mà bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, vượt quá liều tối đa ghi trên bao bì.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): nếu thuốc trên không có hiệu quả trong kiểm soát cơn đau thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid cho người bệnh. Trong đó, NSAID là thuốc giảm đau hoạt động bằng cách giảm viêm. Nó có thể là dạng kem để bôi trực tiếp lên khớp bị bệnh hoặc dạng viên nén. Ngoài việc giảm đau thì chúng cũng có thể giúp giảm sưng. Khi sử dụng nên tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là những người mắc bệnh hen suyễn, loét dạ dày hoặc đau thắt ngực, đau tim hoặc đột quỵ.
  • Tiêm steroid: đây là loại thuốc chứa các phiên bản nhân tạo của hormone cortisol. Chúng được sử dụng trong điều trị các vấn đề về cơ xương đặc biệt đau đớn. Thuốc tiêm được thực hiện trực tiếp vào vùng bị ảnh hưởng nên có tác dụng nhanh chóng. Có thể giảm đau trong vài tuần hoặc vài tháng. Bạn có thể được gây mê cục bộ trước để làm tê và giảm đau.

điều trị bệnh thoái hóa khớp

Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân

Đây là sản phẩm được chiết xuất từ một thể tích máu tự thân. Trong đó có nồng độ tiểu cầu cao gấp 2 đến 8 lần lần so với mức cơ bản bình thường trong máu tĩnh mạch.

Nguyên lý của phương pháp điều trị này, đó là dựa trên khả năng của tiểu cầu là giải phóng các yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học để chống viêm; kích thích khả năng hồi phục; tái tạo lại chỗ của mô tế bào, bao gồm sụn khớp, gân và dây chằng.

So với phương pháp tiêm corticoid thì liệu pháp này có hiệu quả và ưu việt vượt trội hơn hẳn. Vì nó có nhiều tác dụng như giảm đau, chống viêm, kích thích phục hồi vết thương theo cách sinh lý tự nhiên. Đồng thời nó còn giúp làm chậm quá trình tiến triển bệnh, giảm nguy cơ phải phẫu thuật thay khớp.

Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp

Trường hợp người bệnh đã tham gia điều trị bằng các phương pháp như dùng thuốc, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu,... nhưng không đạt hiệu quả hoặc phàn khớp gặp tổn thương mức nghiêm trọng thì phương pháp phẫu thuật sẽ được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp.

Phẫu thuật này có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh. Tăng khả năng vận động và chất lượng cuộc sống người bệnh nhưng chi phí điều trị khá cao.

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Tập thể dục thường xuyên

Đây là phương pháp điều trị đơn giản, hiệu quả mà an toàn. Do đó mà được xếp vào vị trí quan trọng nhất cho những người bị viêm khớp thoái hóa. Các bài tập được khuyến nghị gồm kết hợp các hoạt động giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện thể lực.

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Nhiều người cho rằng, việc tập thể dục sẽ khiến cơn đau tăng nặng, tăng nguy cơ cứng khớp mà không biết rằng, tập thể dục thường xuyên giúp bạn vận động linh hoạt, xây dựng cơ bắp và tăng cường sức mạnh cho khớp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Rèn luyện thể lực còn là trợ thủ đắc lực cho việc giảm cân, điều chỉnh lại tư thế, giảm căng thẳng, lo lắng, đặc biệt là cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

tập thể dục thường xuyên để ngăn thoái hóa khớp

Bác sĩ điều trị hoặc nhà vật lý trị liệu sẽ thảo luận cho người bệnh nghe về những lợi ích từ việc tập thể dục và cũng có thể đưa cho người bệnh kế hoạch tập luyện, theo dõi tại nhà. Quá trình rèn luyện này cần tuân thủ theo kế hoạch, tránh tập sai làm ảnh hưởng xấu đến các khớp.

Giảm cân khoa học

Thừa cân, béo phì làm cho tình trạng bệnh viêm thoái hóa khớp trở nên trầm trọng hơn. Để biết mình có bị thừa cân hay béo phì không thì bạn có thể sử dụng công cụ tính trọng lượng tiêu chuẩn.

Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo thì thì hãy cố gắng giảm cân bằng cách tập luyện thể dục thể thao và xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Hiện nay không có chế độ ăn uống cụ thể nào được chứng minh là có thể điều trị bệnh thoái hóa khớp nhưng một số chất dinh dưỡng nhất định có thể cải thiện tình trạng bệnh hoặc giảm mức độ nghiêm trọng như bổ sung Axit béo omega-3, vitamin D, canxi, rau xanh, trái cây và hạn chế đồ chế biến nhiệt độ cao.

Khám và điều trị thoái hóa khớp tại bệnh viện đa khoa Phương đông

Ngành Xương khớp Việt Nam thống kê, hiện nay tỉ lệ người mắc các chứng bệnh về xương khớp chiếm 35% trên tổng số dân. Trong đó lứa tuổi từ 50 đến 70 chiếm đến 70%. Cứ 100 người trong độ tuổi từ 25 đến 35 thì có 27 người bị đau lưng, 20 người bị đau vai, 8 người bị đau khớp và 3 người bị viêm khớp.

Hiểu được vấn đề đó nên Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã nghiên cứu và thành lập Trung tâm cơ xương khớp nhằm điều trị các bệnh về xương khớp, cải thiện tình trạng bệnh.

Giám đốc trung tâm là PGS.TS. Bác sĩ Cơ xương khớp Nguyễn Mai Hồng - người có năng lực chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh thực tế, là nguyên trưởng khoa Cơ xương khớp tại Bệnh viện Bạch Mai. PGS.TS Mai Hồng là gương mặt tiêu biểu trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo bác sĩ cơ xương khớp.

 

Với hệ thống thiết bị y tế được nhập khẩu từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc Mỹ,... hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Đặc biệt, thăm khám và điều trị tại Phương Đông, khách hàng sẽ được áp dụng đồng thời cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh, đảm bảo lợi ích tối đa.

Quý khách hàng dễ dàng đặt lịch thông qua Hotline, fanpage hoặc website của bệnh viện, tránh việc chờ đợi mất thời gian.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh lý thoái hóa khớp. Nếu có câu hỏi thắc mắc hoặc cần đặt lịch khám sức khỏe, quý khách liên hệ theo số hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,404

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám