Đau lưng giữa: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Doan Nguyen

29-03-2023

goole news
16

Cảm giác đau đớn vùng lưng trên, lưng dưới, lưng giữa luôn khiến người bệnh khó chịu nhưng không phải ai cũng để tâm tới các dấu hiệu này. Đặc biệt tình trạng đau lưng giữa cũng ít người gặp phải hơn nên mọi người thường chủ quan, vậy nó nguy hiểm như thế nào?

Đau lưng giữa do đâu và có thực sự nguy hiểm?
Đau lưng giữa do đâu và có thực sự nguy hiểm?

Thế nào là đau lưng giữa?

Đau giữa lưng là cảm giác đau, khó chịu bất thường ở khu vực giữa của lưng, từ khoảng cột sống giữa ngực tới vùng cột sống dưới khung xương sườn. Khu vực này bao gồm nhiều bộ phận có thể gây cảm giác như dây thần kinh, tủy sống, đốt sống, đĩa đệm, mạch máu, gân, cơ, dây chằng…

Bất kỳ tổn thương nào tác động vào các phần này đều có thể gây ra các cơn đau khu vực giữa lưng. Trên thực tế, khu vực lưng giữa cũng ít bị đau hơn lưng trên hay lưng dưới do phần này thường chắc chắn, cố định và được bảo vệ bởi nhiều búi cơ bên phía trên lưng và ngực. Nếu đau do giãn cơ hay có tác động vật lý trên phần mềm thì bệnh nhân có thể tự xoa bóp và điều trị tại nhà. Tuy nhiên sau vài ngày hoặc vài tuần mà không thấy thuyên giảm thì nguy cơ cao là do nguyên nhân bệnh lý khác, cần đi khám ngay.

Xem thêm: Đau lưng: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Các nguyên nhân có thể  dẫn tới bệnh đau lưng giữa

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cảm giác đau, thậm chí một số biểu hiện nghiêm trọng khác như nhức bên trong, mỏi, đau râm ran hay kiến bò… Triệu chứng này báo hiệu nguyên nhân do đâu, người bệnh hãy đối chiếu biểu hiện của mình với các nhóm nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân đau do viêm cột sống, dính khớp cột sống lưng. Ban đầu lưng đau thành mảng cảm thấy cứng, nếu tình trạng bệnh nặng tức là các đốt sống dính thành mảng với nhau sẽ khiến thay đổi tư thế dáng người, khó khăn cho vận động.

- Chấn thương do sai tư thế khi làm việc và vận động: Khi tác dụng lực lên một bộ phận trọng thời gian quá lâu sẽ gây đau do áp lực cao lên cơ, dây chằng, thậm chí là xương… nhiều khi còn ảnh hưởng tới khả năng thăng bằng, đi lệch, dễ mất trọng tâm

- Đau lưng dưới do bị thoái hóa xương, cụ thể là thoái hóa cột sống:  đó là khi sụn khớp và xương dưới sụn bị mòn, chất kết nối giữa các khớp xương bị mất dần đi, khi người bệnh hoạt động thì xương có thể va chạm và cọ sát vào nhau gây đau nhức. Bệnh lý này không được điều trị sớm thì hậu quả là người bệnh sẽ đau hơn do bị tiến triển thành gai cột sống, nguy cơ thoát vị đĩa đệm cũng tăng lên.

- Đau do không may bị ngã, bị tai nạn dẫn tới chấn thương: Nguyên nhân này rất dễ nhận định nếu người bệnh chịu khó quan sát khi vận động, chơi thể thao, leo trèo hay tham gia giao thông… Lưu ý là ngay khi xảy ra chấn thương, người bệnh cần thực hiện ngay các kiểm tra sâu như chụp X-quang hay CT nếu nghi ngờ tổn thương bên trong.

- Cân nặng quá tải so với sức chịu đựng của cơ thể cũng gây đau lưng. Rất nhiều bệnh nhân béo phì thừa nhận rằng cơ thể nặng nề khiến họ trong tình trạng mệt mỏi, chậm chạp, đau lưng, đau chân…

- Đau lưng giữa do bị loãng xương: Dễ hiểu là khi mật độ xương thấp thì khung xương trở nên xốp, yếu, chịu đựng sức nặng kém hơn bình thường. Biểu hiện đau xương, đau lưng giữa chỉ là ban đầu. Nếu tình trạng loãng xương không được cải thiện còn dễ bị gãy xương.

- Đau lưng giữa một phần từ nguyên nhân do cảm giác đau thần kinh tọa. Dây thần kinh chạy dọc cột sống và phân nhánh xuống chân mà bị tổn thương sẽ khiến đau cả khu vực rộng từ trên thắt lưng xuống tới chân

- Bong gân, căng cơ cũng thuộc nhóm nguyên nhân phổ biến khi các bệnh nhân đi khám đau lưng giữa. Dãn dây chằng, bị thương bởi các vết thương quanh lưng, khuân vác nặng bị lệch cơ nâng… đều gây đau lưng một thời gian nhất định

Sai tư thế lưng gây áp lực lên cột sống
Sai tư thế lưng gây áp lực lên cột sống

- Cong vẹo cột sống trong thời gian dài: cũng khiến lưng giữa đau. Vì lý do gì đó mà bệnh nhân đi đứng nằm ngồi thiếu cân bằng, bị nghiêng hẳn về một bên hay dồn lực quá nhiều vào một phía, lâu dần cột sống bị cong vẹo, sai khác… cảm giác đau là dễ hiểu.

Nhận biết các triệu chứng của đau lưng giữa

Mỗi bệnh nhân sẽ miêu tả và cảm nhận cảm giác đau khác nhau như:

  • Đau căng cứng
  • Đau vùng lưng giữa dữ dội thành cơn
  • Đau khó chịu khó tả kèm theo cảm giác nóng rát, châm kim
  • Đau lưng giữa kèm theo ngứa râm ran, tê bì tay chân
  • Đau lưng giữa lan xuống lưng dưới hay ngực
  • Tay chân yếu ớt mất sức kèm theo đau khu vực lưng

Xem thêm: Đau lưng dưới: nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Đối tượng nào có nguy cơ hay bị đau lưng giữa

Các đối tượng sau thường dễ bị đau lưng giữa:

  • Người hay phải dùng sức mạnh để bê đồ, kéo đẩy, cúi người, đứng lên ngồi xuống nhiều…
  • Người làm các công việc phải ở lâu trong một tư thế như: thợ đứng máy, vận động viên
  • Người đang mắc các bệnh lý về xương cơ khớp dẫn tới đau lưng 
  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt các tháng cuối 
  • Sẵn có các dị tật trên xương từ khi mới sinh
  • Người đã và đang tăng cân bất thường thiếu kiểm soát, béo phì
  • Người bị loãng xương hay có gen di truyền các bệnh lý về xương, dinh dưỡng…
  • Các vận động viên thể dục thể thao, thể hình…

Các biến chứng nếu tình trạng đau lưng giữa không được điều trị

  • Nghiêm trọng nhất là biến chứng dẫn tới tàn phế: Khi các bệnh lý trở nặng không thể cứu vãn thì trường hợp xấu nhất bệnh nhân phải đối mặt là bị liệt chi, liệt người hay một số bộ phận 
  • Mất đi khả năng vận động bình thường, suy giảm sức lao động là hậu quả đáng tiếc nếu tình trạng đau lưng giữa không được trị liệu đúng nguyên nhân. Chắc chắn sẽ không ai mong muốn cơ thể mình trở nên yếu ớt, không đủ sức kiểm soát một số vận động mà mình mong muốn
  • Phải chịu đựng đau lưng mãn tính: tức là sẽ khó có thể điều trị dứt điểm, có thể phải chịu đựng dai dẳng suốt cuộc đời, thậm chí phụ thuộc vào thuốc giảm đau
  • Bị hạn chế một số vận động nhất định trong cuộc sống như xoay vặn người, đứng cúi người, gập mình… khiến cuộc sống trở nên bí bách, khó khăn.

Đau lưng giữa có nguy hiểm cho người bệnh không?
Đau lưng giữa có nguy hiểm cho người bệnh không?

Cách thức chẩn đoán bệnh do đau lưng giữa

  • Kiểm tra lâm sàng thông qua việc hỏi về lịch sử vận động và thói quen hoạt động của bệnh nhân như: làm công việc gì? Thời gian phải làm việc trong một tư thế là bao nhiêu lâu? Chơi môn thể thao gì? Có cảm giác đau từ khi nào? Đặc điểm đau ra sao…, nghi ngờ nguyên do gì dẫn tới đau lưng giữa?...
  • Kiểm tra chức năng dẫn truyền vận động thần kinh thông qua khả năng vận động của các ngón chân, ngón tay, đứng lên ngồi xuống, đầu gối…
  • Thực hiện các chỉ định kiểm tra chuyên sâu như: chup X-quang, chụp CT, chụp MRI, các xét nghiệm nghi ngờ bệnh lý khác…

Phương pháp điều trị đau lưng giữa nhanh và hiệu quả

Mỗi bệnh nhân được xác định đau lưng giữa do nguyên nhân nào thì sẽ có biện pháp điều trị khắc phục phù hợp, một số cách từ đơn giản tới phức tạp sẽ được áp dụng trong điều trị như sau:

  • Điều chỉnh lại đúng tư thế chuẩn
  • Xoa bóp bằng một số loại thuốc, dầu gió, dầu xoa bóp

Luyện tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể dẻo dai và hạn chế đau lưng giữa
Luyện tập thể dục mỗi ngày giúp cơ thể dẻo dai và hạn chế đau lưng giữa

 

  • Uống thuốc giảm đau và thuốc theo toa do bác sĩ kê đơn
  • Vận động một số bài tập nhẹ nhằm thư giãn lưng giữa
  • Bấm huyệt giãn cơ và  kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu khác
  • Phẫu thuật xương nếu được chỉ định là cần thiết

Biện pháp đề phòng tình trạng đau lưng giữa

Hãy nghiêm túc bảo vệ bộ xương sống của mình để hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh khiến đau lưng giữa. Biện pháp phòng ngừa rất dễ dàng và đa dạng mà bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:

  • Lựa chọn cho mình một thực đơn dinh dưỡng và chế độ ăn uống khoa học phù hợp nhằm mục tiêu kiểm soát tốt cân nặng, tránh béo phì.  Bên cạnh đó hết sức quan trọng là tạo thói quen vận động hợp lý mỗi ngày với cường độ từ thấp tới tăng dần. Không nên tập nặng hay bê vác nặng ngay từ đầu.  Một số môn thể thao tốt cho lưng như: đi bộ, bơi lội, yoga, múa, zumba…

Một số chuyên gia yoga khuyến khích người tập thực hiện các động tác kéo dãn, tăng sự dẻo dai cho lưng sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương gây đau lưng giữa:

+ Bài tập yoga hướng dẫn giãn cơ bằng tư thế chiến binh

+ Bài tập yoga hướng dẫn giãn lưng bằng tư thế rắn hổ mang

+ Bài tập yoga tư thế nhân sư

+ Bài tập yoga tư thế con mèo

 

Luyện tập động tác yoga giúp phòng ngừa đau lưng
Luyện tập động tác yoga giúp phòng ngừa đau lưng

  • Bên cạnh phòng ngừa béo phì, không thể để cơ thể thiếu chất hay loãng xương: Mỗi người cần chủ động bổ sung thực phẩm hay  một số thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức khỏe hệ xương khớp và sức đề kháng toàn cơ thể. Một số gợi ý:

+ Các thực phẩm giàu canxi, photpho có chức năng quan trọng trong hình thành các tế bào xương. Các chất này có nhiều trong: sữa, cá, tôm, trứng gà, quả hạch, thịt chim, thịt gà, các loại đậu đỗ…

+ Luôn chú ý nghỉ ngơi giữa các khoảng thời gian làm việc quá lâu ở một tư thế. Hãy đứng dậy đi lại hay vận động nhẹ các tư thế khác nhằm dẫn thông mạch máu, thư giãn các bộ phận tập trung nhiều dây thần kinh dẫn như bàn tay, hông, cổ vai gáy…

Một số câu hỏi thường gặp về đau lưng giữa

Bị đau lưng giữa thì có tập được yoga hay không?

  • Vẫn tập được bình thường, thậm chí tập yoga đúng cách còn giúp cải thiện tình trạng đau nếu nguyên nhân gây bệnh là do căng cơ, cứng cơ, ở quá lâu trong một tư thế… Tất nhiên cần có sự hướng dẫn của người hướng dẫn yoga có chuyên môn.
  • Trường hợp khác, khi bác sĩ chẩn đoán rằng hạn chế tác động lực vào khu vực đó, hoặc bệnh nhân gặp vấn đề về xương, thoái hóa, bệnh lý… thì cần chờ điều trị khỏi hẳn và xin lời khuyên của bác sĩ.

Bổ sung canxi có chữa được bệnh đau lưng giữa không?

  • Nếu nguyên nhân đau lưng xuất phát từ việc thoái hóa xương, loãng xương thì việc bổ sung canxi nói riêng và một số thực phẩm chức năng nói chung có thể hỗ trợ phần nào tình trạng đau, tuy nhiên cần được tham khảo ý kiến từ bác sĩ, áp dụng liều lượng hợp lý và duy trì thời gian đủ lâu
  • Việc bổ sung canxi khi cơ thể không cần thiết hoặc bổ sung không kiểm soát, không phù hợp có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn.

Nhịp sống nhanh và công việc nhiều áp lực thôi thúc mọi người trở nên vội vàng. Chính điều này khiến đôi lúc mọi người quên đi mình cần cẩn thận và an toàn  hơn khi vận động, đồng thời chú ý hơn tới các tư thế lao động hằng ngày. Trường hợp các cơn đau xuất hiện nghiêm trọng, không thuyên giảm sau khi đã thực hiện một số biện pháp điều trị tại nhà thì hãy đến với với chúng tôi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn và điều trị kịp thời. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội y bác sĩ chuyên môn cao, các phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn đã được bệnh nhân tin tưởng trong những năm qua.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
11,416

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám