Những nguyên nhân gây ra đau răng khôn
Răng khôn (răng số 8) là răng cuối cùng của mỗi bên hàm và thường là răng mọc muộn nhất khi con người đã trưởng thành. Số lượng và thời gian mọc răng khôn của mỗi người là không giống nhau. Răng số 8 khiến nhiều người gây tranh cãi vì không có chức năng nhai nhưng lại gây ra nhiều phiền toái, đặc biệt là những cơn đau khó tả.
Hình ảnh đau răng khôn
Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau răng khôn:
Răng khôn mọc
Trong quá trình mọc, răng khôn cần đâm xuyên qua nướu, điều này làm phá vỡ bề mặt nướu, có thể gây chảy máu và tạo ra những cơn đau dai dẳng. Đồng thời, vì là răng mọc cuối cùng khi các răng khác đã phát triển hoàn thiện và đầy đủ nên diện tích hàm của chúng ta có thể không còn đủ chỗ cho răng khôn mọc bình thường. Nên răng này có nguy cơ mọc lệch, thậm chí là xô lấn, chèn ép các răng bên cạnh hoặc mắc kẹt ở nướu. Chính vì thế đau khi mọc răng khôn thường nghiêm trọng hơn so với các răng khác, khiến nhiều người không thể ăn uống hoặc ngủ được.
Một số triệu chứng đau răng mọc giúp bạn có nhận biết sớm gồm:
- Đau nhức, khó chịu nằm ở vị trí trong cùng của khoang miệng, phía sau răng hàm.
- Nhìn thấy có răng khôn bắt đầu nhú ra khỏi nướu.
- Sưng lợi vì răng khôn mọc có kích thước lớn, chen chúc ở dưới nướu chưa thể chồi lên được.
- Sưng má do răng khôn mọc lệch, mọc không thẳng.
- Phát sốt, nhức đầu hoặc nổi hạch ở khu vực cổ.
Có thể giảm đau răng khôn mọc bằng cách dùng thuốc giảm đau hoặc một số cách chăm sóc răng miệng và cơn đau chỉ chấm dứt khi răng khôn đã mọc hoàn toàn.
Răng khôn mọc lệch gây đau
Đau răng khôn do bị sâu
Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là nếu như răng khôn bị một phần lợi bao trùm lên. Ngoài ra, khi ăn thì các vụn thức ăn thừa cũng dễ đọng lại tại khu vực này và gây ra tình trạng sâu răng.
Răng khôn sâu không chị gây ra nhức cơn đau nhức nghiêm trọng mà còn có thể ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Thậm chí, sâu răng khôn nặng sẽ gây mất răng. Chính vì vậy, nếu răng khôn bị sâu, bạn nên đến gặp nha sĩ để thăm khám và có hướng can thiệp kịp thời.
Nhận biết triệu chứng đau răng khôn do bị sâu như sau:
- Bề mặt răng khôn xuất những lỗ sâu có kích thước to hoặc nhỏ, màu đen, nâu hoặc ố vàng.
- Răng khôn đau nhức khó chịu, đặc biệt là rất nhạy cảm khi ăn đồ ăn quá lạnh, quá nóng hoặc thức ăn ngọt.
Nhiều người bị đau nhức, khó chịu do răng khôn bị sâu
Đau răng khôn không rõ nguyên nhân
Nếu như răng khôn của bạn may mắn mọc bình thường, thẳng hàng như những răng khác thì hiếm khi gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp răng khôn (đặc biệt là răng khôn hàm dưới) thường thiếu chỗ nên không mọc thẳng được, thường mọc lệch, thậm chí mọc đâm ngược vào răng số 7 bên cạnh, đâm vào mạch máu hoặc nướu gây đau nhức.
Việc chăm sóc răng khôn cũng gặp phải nhiều khó khăn nên dễ dẫn đến viêm nhiễm, sâu răng… khiến người bệnh bị đau do lợi sưng tấy, viêm đỏ quanh vị trí răng khôn mọc.
Đau răng khôn nên làm gì?
Nên làm gì khi bị đau răng khôn là mối quan tâm của những người không gặp phải tình trạng này. Nhiều người có suy nghĩ rằng cần phải nhổ bỏ răng khôn ngay, xong tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến đau răng khôn thì cách chữa trị sẽ khác nhau. Với trường hợp răng mọc thẳng hoặc đang mọc với hướng thẳng và không chen vào các răng xung quanh thì nên bảo tồn răng và thực hiện một số cách giảm đau tạm thời.
Một số cách giảm đau răng khôn đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà như:
Vệ sinh răng kỹ càng
Đau răng khôn thường kèm theo tình trạng viêm nướu và các mô mềm xung quanh. Chính vì thế, việc vệ sinh răng miệng kỹ càng, đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, hãy sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn nhằm loại bỏ vụn thức ăn thừa cùng các mảng bám ở kẽ răng.
Đánh răng hằng ngày giúp bảo vệ răng khỏe mạnh, giảm đau răng khôn
Nên chọn loại bàn chải có lông mềm và đánh răng nhẹ nhàng để tránh tổn thương vị trí nướu mọc răng khôn. Ngoài ra, có thể tham khảo các loại bàn chải điện hoặc máy tăm nước để vệ sinh răng miệng được sạch sẽ hơn. Sử dụng nước muối để súc miệng cũng là một cách giảm đau răng khôn hiệu quả. Nếu vị trí mọc răng khôn bị viêm thì có thể làm sạch bằng bông gòn thấm thuốc sát trùng.
Chườm đá giảm đau
Chườm đá lạnh là cách giảm đau, giảm sưng răng khôn mọc khá đơn giản và nhanh chóng với các bước sau:
- Cho 2 -3 viên đá nhỏ vào trong khăn mềm và bọc lại.
- Chườm khăn chứa đá lạnh lên khu vực má gần vị trí răng khôn mọc trong khoảng 2 - 5 phút.
- Thực hiện 2 - 3 lần/ngày, bạn sẽ cảm thấy sự thuyên giảm rõ rệt của cơn đau nhức và sưng do răng khôn gây ra.
Dùng chanh tươi
Chanh tươi có tính axit cao giúp giảm đau răng khôn hiệu rất tốt. Cách giảm đau răng khôn mọc bằng chanh tuy đơn giản nhưng được nhiều người áp dụng và được những hiệu quả nhất định. Bạn có thể tham khảo:
- Chanh tươi rửa sạch, vắt lấy phần nước cốt.
- Thấm bông y tế vào phần nước cốt chanh đó và bôi lên vị răng gây đau.
- Thực hiện mỗi ngày, ít nhất 2 lần/ngày.
Mẹo giảm đau răng khôn bằng chanh được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao
Sử dụng tỏi
Trong tỏi chứa nhiều hợp chất ajoene có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và làm giảm mức độ của cơn đau do mọc răng khôn. Cách dùng tỏi để giảm các cơn đau do răng khôn được thực hiện như sau:
- Tỏi bóc sạch vỏ rồi đập nát (khoảng 2 tép).
- Chà phần tỏi đã đập nát lên vị trí răng bị đau.
- Thực hiện mỗi ngày 2 - 3 lần.
Dùng túi lọc trà
Túi lọc trà có tác dụng giảm đau khá tốt vì trong túi trà chứa axit tannic có tác dụng chống viêm. Bạn có thể sử dụng túi lọc trà để giảm đau răng khôn mỗi ngày:
- Ngâm túi trà trong nước.
- Sau đó, bỏ túi lọc trà vào trong tủ lạnh khoảng 2 -3 giờ.
- Lấy túi lọc trà áp lên vùng nướu bị sưng vì răng khôn mọc.
Sử dụng thuốc giảm đau
Đau răng số 8 uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Câu trả lời là có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm dịu đi các cơn đau và cảm thấy thoải mái hơn như Paracetamol (Acetaminophen). Tuy nhiên, tuyệt đối không quá lạm dụng thuốc mà cần giải quyết nguyên nhân để giúp dứt triệt để cơn đau.
Uống thuốc giảm đau răng khôn
Biến chứng có thể gặp của đau răng khôn
Câu hỏi được nhiều người quan tâm là đau răng khôn có nguy hiểm không, thì nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng khôn lường.
- Viêm nhiễm tại chỗ, viêm nướu lợi: Tình trạng đau răng khôn kéo dài có thể dẫn đến viêm nhiễm, sưng đỏ lợi, áp xe… Nếu không chữa trị kịp thời có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm xương hàm, nhiễm trùng sang tai, má, viêm màng trong tai…
- Sâu răng số 7: Đau do răng khôn mọc lệch, chen lấn răng bên cạnh nên khiến thức ăn dễ tích tụ trong kẽ răng và khó làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng gây sâu răng hàm kế tiếp. Nếu răng số 7 bị sâu thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai, nghiền nát thức ăn.
- Gây u, nang thân răng: Nhiễm trùng mạn tính quanh thân răng cùng với túi răng sót khi răng khôn mọc không hoàn chỉnh dễ hình thành u xương hàm như ung thư xương hàm, nang thân răng… Nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới tiêu dương hàm, tăng nguy cơ xương hàm bị gãy.
- Gây rối loạn phản xạ và cảm giác: Răng khôn mọc lệch và ngầm không những gây đau đớn mà còn có thể chèn ép các dây thần. Từ đó dẫn tới giảm hoặc không còn cảm giác tới các dây thần kinh ở răng, môi, niêm mạc, da và đặc biệt có gây hội chứng giao cảm như phù hoặc đỏ quanh vùng ổ mắt, đau một bên mặt.
Các biến chứng đau răng khôn
Khi nào cần gặp bác sĩ để nhổ răng khôn?
Khi bị đau răng khôn, bạn nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám, xem xét có cần nhổ răng không hay nên bảo tồn răng và thực hiện một số cách giảm đau. Trong đó, một số trường hợp răng khôn được khuyên nên nhổ nếu:
- Răng số 8 mọc lệch và chen vào răng số 7.
- Răng khôn gây đau, gây nhiễm trùng lợi, ảnh hưởng đến răng lân cận.
- Răng khôn gây biến chứng viêm, thậm chí lở loét lợi.
- Răng khôn biến dạng, có kích thước quá nhỏ khiến dễ tích tụ thức ăn.
- Răng khôn bị sâu.
Địa chỉ nhổ răng khôn an toàn
Dù là một thủ thuật đơn giản nhưng nhổ răng khôn dễ gây ra nhiều biến chứng vì đây là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh. Chính vậy, để đảm bảo thì bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ vững chuyên môn, giàu kinh nghiêm cùng như trang bị đẩy đủ các thiết bị hiện đại để hạn chế gặp phải các biến chứng không đáng có.
Nên nhổ răng khôn tại các cơ sở y tế uy tín để hạn chế các biến chứng nguy hiểm
Nhổ răng khôn ở đâu an toàn thì Bệnh viện Đa khoa Phương Đông chắc chắn là địa chỉ bạn nên tham khảo ngay:
- Trực tiếp thăm khám, tư vấn và thực hiện nhổ răng không bởi bác sĩ chuyên khoa giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm với bệnh nhân.
- Hệ thống trang thiết bị tiên tiến bậc nhất, dụng cụ vô trùng tuyệt đối, đảm bảo an toàn tránh lây nhiễm chéo.
- Chi phí nhổ răng cạnh tranh so với các đơn vị khác.
- Trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao tại bệnh viện tư lớn nhất nhì thủ đô.
Qua những chia sẻ trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã giúp bạn đọc nắm được các nguyên nhân gây đau răng khôn, cách giảm đau hiệu quả và các trường hợp cần phải nhổ răng.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, khách hàng có thể liên hệ với Bệnh viện Phương Đông để được hỗ trợ nhé. Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng điền thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.